0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

nghĩa tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đố

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA TRƯỜNG PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ VÀ VẬN DỤNG MỘT SỐ TƯ TƯỞNG ĐÓ VÀO VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY.PDF (Trang 61 -61 )

đối với xã hội Việt Nam hiện nay

Nhân cách là một vấn đề khá phức tạp. Hiện nay còn nhiều quan niệm khác nhau về nhân cách. Có lẽ, tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà có sự đa dạng, phức tạp đó…

Theo cách tiếp cận tâm lý học, cố Phó giáo sư Phạm Hồng Gia và Phó giáo sư Nguyễn Đức Minh cho rằng: nhân cách là chỉ số người trong mỗi người, là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của họ. Nhân cách không phải là cái cố định, bất biến mà thay đổi ở từng người khác nhau cũng như ở một người, một cộng đồng người trong một giai đoạn lịch sử khác nhau.

Cũng cách tiếp cận tâm lý học. Giáo sư Phạm Minh Hạc cũng chỉ ra rằng: con người là thành viên của cộng đồng, một xã hội cụ thể, tồn tại trong không gian và thời gian nhất định. Tùy thuộc vào các mối quan hệ mà một con người cụ thể được nhìn nhận có khi như một cá nhân, có khi như một chủ thể và có khi là một nhân cách. Nếu nhìn nhận con người như một đại diện, một trường hợp cụ thể của loài thì đó là cá nhân, khi cá nhân thực hiện một cách có ý thức, có mục đích một hoạt động nhất định nhằm nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh thì cá nhân đó được coi như một chủ thể. Khi xem xét, nhìn nhận con người với tư cách là một thành viên của xã hội, là chủ thể của mối quan hệ và hoạt động thì ta nói đến nhân cách của họ. Như vậy, theo Giáo sư Phạm Minh Hạc “nhân cách là tổng hòa các đặc điểm, những thuộc tính tâm lý quy định con người như một thành viên của xã hội” [6, tr.63].

Theo một cách tiếp cận khác Giáo sư Nguyễn Tài Thư cho rằng “nhân cách là một hệ thống tư duy và hành động, quan niệm và cách ứng xử của cá

60

nhân con người trước tự nhiên, xã hội và con người; trước thế giới bên ngoài cũng như bản thân mình” [20, tr.226].

Phù hợp với những điều luận văn đang bàn đến, tác giả sẽ dựa vào khái niệm mà Giáo sư Nguyễn Tài Thư đưa ra để bàn luận nhân cách con người Việt Nam.

Nói đến con người Việt Nam, từ lâu trong lịch sử đã hình thành một nhân cách ổn định. Đó là những phẩm chất, năng lực, truyền thống rất đáng tự hào: cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh chinh phục tự nhiên, đấu tranh cách mạng; với ý chí tự lực, tự cường cao độ, với tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc và lòng nhân ái, thủy chung, bao dung, độ lượng trong quan hệ bạn bè, anh em, đồng chí, lạc quan, yêu đời, chân tình, giản dị trong lối sống…

Do sự tác động khá mạnh mẽ, sâu sắc của đạo Phật; cho nên người Việt Nam có những nhân cách riêng mang nhân cách của tư tưởng Phật giáo sau đây:

Thứ nhất: Con người Việt Nam trầm tư, kín đáo, thận trọng… tư duy hướng nội là chủ yếu.

Một trong những đặc điểm nổi bật trong tư duy của người Việt Nam là hướng nội, nơi mà tư duy con người chịu ảnh hưởng sâu sắc của lối tư duy nhà Phật.

Phật giáo quan niệm: nếu như thế giới vật chất bên ngoài là vô cùng phức tạp, thì thế giới tinh thần bên trong cũng phong phú và đầy bí ẩn. nó không thể sờ mó, cân đo đong đếm được; do vậy cách tiếp cận, nhận thức duy nhất và tốt nhất chỉ có thể bằng tâm. Không phải ngẫu nhiên mà Phật giáo cho rằng “nhất thiết duy tâm tạo” và đề xuất chủ trương “dĩ tâm truyền tâm”.

Nghiên cứu thế giới, vũ trụ bên ngoài là nhằm để phát hiện ra bản thể tối hậu cuối cùng. Nhưng do quan niệm: vạn vật đồng nhất thể, nên bản thể vũ trụ cũng tiềm ẩn trong mỗi con người. cho nên khi làm cho bản thể trong mỗi cá nhân hòa đồng trong bản thể vũ trụ thì ta và thế giới lúc đó sẽ hoà là một. Mọi cái xảy ra trong vũ trụ cũng là xảy ra trong ta và ta có thể nhận biết, nắm bắt được.

61

Muốn đạt được điều đó, theo quan niệm của nhà Phật, phải tu tập để thân tâm trong sạch, thuần khiết và đặc biệt phải có “bát nhã” (trí tuệ). Đạo Phật đề cao vai trò của trí tuệ, xem đó là điều kiện không thể thiếu được để đạt đến chân lý mà theo Phật giáo đó là tiến tới giác ngộ, giải thoát. Tu thân mới chỉ là bước đầu tiến tới chân lý…

Thế nhưng, đối với đại đa số người dân Việt Nam, vì điều kiện còn phải mưu sinh, kiếm sống; họ hầu như chỉ dừng lại ở bước đầu tu thân đó. Bởi vậy, họ chỉ chú trọng ở trau dồi tâm tính, đạo đức là tiến cao trên con đường chân lý đích thực cuối cùng.

Họ sống hoà thuận với thiên nhiên hơn là chinh phục, cải tạo thiên nhiên. Họ đề cao lối sống tình cảm, coi trọng cõi tâm và sống nặng về nội tâm. Điều đó góp phần tạo nên nếp tư duy hướng nội mang nặng mầu sắc tình cảm, cảm tính. Do vậy, phần lớn người Việt Nam sống trầm tư, kín đáo, thận trọng… Họ rất giữ gìn trong lời ăn tiếng nói (ít nhận xét, phán quyết về người khác cũng như ít bộc bạch, cởi mở về bản thân mình); rất đắn đo, thận trọng trong mọi hành động, việc làm.

Lối tư duy hướng nội nói trên một mặt nó tạo nên một nét đẹp trong tính cách người Việt Nam là từ tốn, điềm đạm, chín chắn… nhưng mặt khác, nó đã hạn chế rất lớn tính năng động, linh hoạt, khả năng giao lưu, hội nhập; sự tiếp thu khoa học, kỹ thuật đặc biệt là khoa học kỹ thuật công nghệ…

Người Việt Nam thời kinh tế thị trường sôi động hiện nay vẫn rất thận trọng khi giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, hợp tác - mở cửa.

Tóm lại, nhìn nhận một cách khách quan vấn đề trên, chúng ta nhận thức được rằng: để xây dựng con người mới, nền văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể kế thừa một cách có chọn lọc những yếu tố hợp lý cũng như cần phải tích cực đấu tranh để tháo gỡ, loại bỏ những hạn chế trong lối tư duy Phật giáo. Con người Việt Nam hôm nay là những con người chín chắn trong tư duy và hành động nhưng cũng phải là những con người xốc vác, năng động, sáng tạo, biết giao lưu, hội nhập rộng lớn… đặc biệt trong thời kỳ đất nước mở cửa và thực thi kinh tế thị trường hiện nay.

62

Thứ hai: con người Việt Nam cần cù, chịu thương, chịu khó… sống theo kiểu “an bần lạc đạo”.

Giáo lý đạo Phật khẳng định rõ ràng “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”, một ngày không làm, một ngày không ăn. Phật giáo chủ trương lấy lao động, lấy việc phụng sự nhân quần xã hội làm điều kiện tu hành. Các vị Tăng Ni nhà Phật đều có cuộc sống thanh bần, đạm bạc; tự lực cánh sinh trong sinh hoạt thường nhật. Do vậy, họ rất hòa đồng với Phật tử và người dân (không như các chức sắc trong giáo hội Thiên chúa giáo hay những người đầy quyền uy và bổng lộc, lên xe, xuống ngựa, cách biệt với con chiên và dân chúng)…

Chính tư tưởng và những nếp sống đạo đó của các vị Tăng Ni đó thấm sâu vào tâm tư và tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân Việt Nam. Bởi vậy, hơn nơi nào hết, người dân Việt Nam sống cần cù, chịu thương chịu khó, siêng năng.

Trong thời kinh tế thị trường mở cửa hiện nay; Việt Nam cũng có những con người năng động, thức thời hơn; biết cách đầu tư để phát triển công - kỹ nghệ; biết cách sản xuất, kinh doanh; có ý chí làm giàu và biết làm giàu cho mình, cho quê hương, cho đất nước.

Thứ ba: Con người Việt Nam chịu sự ràng buộc, chi phối của rất nhiều lễ nghi, tập tục Phật giáo...

Việt Nam có một đời sống đạo cực kỳ phong phú. Người Việt Nam chăm chỉ lên chùa trong các ngày sóc vọng; trân trọng thành kính trong lúc thực hành các nghi lễ; siêng năng trong việc tụng kinh, thiền định, giữ giới, ăn chay, làm phước... tất cả những điều đó vừa củng cố niềm tin vào giáo lý đạo Phật, vừa quy định tư duy và hành động người Việt Nam, tạo cơ sở để hình thành theo cả hai hướng: tích cực và tiêu cực, nếp sống đạo khá riêng biệt của người dân Việt Nam.

Lễ Phật đản, lễ Vu lan, lễ phóng sinh, phóng đăng... không còn là lễ riêng của nhà Phật. Người dân Việt Nam trong những ngày đó, có một sinh hoạt cộng đồng khá sinh động, nhộn nhịp. Hình như vượt lên trên cả yếu tố tín ngưỡng tôn giáo, ý nghĩa đạo đức và nét đẹp văn hoá cả những ngày lễ đó đã

63

góp mặt với vai trò ngày càng nổi trội, hấp dẫn. Ví như ngày lễ Vu lan (rằm tháng 7 âm lịch - báo hiếu cha mẹ) vừa là lễ trọng của nhà chùa, vừa phù hợp với đạo lý của người Việt Nam nên do đó thu hút đông đảo dân chúng tham gia. Phật dạy "cùng tột các điều thiện không gì bằng hiếu. Cùng tột các điều ác không gì bằng bất hiếu" [17, tr.128]. Thấm nhuần đức hiếu sinh của Phật, hơn nơi nào hết, việc báo hiếu cha mẹ, thờ cúng ông bà tổ tiên được người Việt Nam đặc biệt chú trọng; coi đó là một tiêu chí quan trọng để nhận chân giá trị một con người.

Đạo thờ cúng ông bà tổ tiên là một truyền thống văn hoá tốt đẹp, cần được bảo tồn và có định hướng đúng để phát huy phù hợp với đạo đức, nhân cách con người mới hiện nay. Ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của tổ tông, ông bà, cha mẹ phải gắn với lòng biết ơn những vị thần hoàng đó khai lập ra làng xã; những ông tổ đó truyền nghề, dạy nghiệp; những bậc vĩ nhân anh hùng, liệt sỹ... đã hy sinh cả cuộc đời để cho ta có được cuộc sống an bình, hạnh phúc ngày hôm nay.

Đạo Phật với bản chất từ bi nhân ái đã nắm bắt được điều đó, đã hoà đồng chặt chẽ với đạo lý đó... Ở Việt Nam, một Phật tử được coi là mộ đạo, đồng nghĩa với một người con hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; chung thuỷ trong quan hệ vợ chồng; sắt son trong tình bằng hữu; mặn nồng trong tình nghĩa lân bang; nặng lòng với quê hương đất nước... Chúng ta nói: phấn đấu để xây dựng một cuộc sống tốt đời đẹp đạo là bước đầu có bằng chứng thực tiễn và tính khả thi như vậy đó!

Thế nhưng, ở Việt Nam, bên cạnh những lễ nghi tiến bộ, Phật giáo vẫn đang còn ràng buộc con người với nhiều tập tục lạc hậu. Những tập tục phiền toái đó chẳng những đã lãng phí rất nhiều thời gian, tiền của người dân mà còn là cơ hội thuận lợi cho những kẻ hành nghề mê tín dị đoan mặc sức hoành hành trục lợi; gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần và trật tự an toàn xã hội.

Tóm lại, trong tiến trình xây dựng con người mới, nền văn hoá mới ở Việt Nam hiện nay; chúng ta ghi nhận để phát huy những sinh hoạt lễ hội mang ý nghĩa nhân văn, tiến bộ của Phật giáo, đồng thời cũng cần có kế

64

hoạch tháo gỡ những tập tục không lành mạnh gây tốn kém tiền của, thời gian của người dân Việt Nam và đặc biệt cần đấu tranh kiên quyết để loại trừ hoạt động của những phần tử xấu nhằm lợi dụng địa bàn Phật giáo để hành nghề mê tín dị đoan.

Thứ tư: Con người Việt Nam từ tâm, nhân ái, hướng thiện:

Lòng nhân ái là một đặc điểm quý báu, một nét nhân cách rạng ngời của người dân Việt. Do chịu ảnh hưởng của tư tưởng, đạo đức Phật giáo cho nên đặc điểm đó, nét nhân cách đó biểu hiện một cách rõ nét hơn.

Từ bao đời nay, luật nhân quả của nhà Phật đã khiến người Việt Nam ai ai cũng đều nhập tâm chân lý: nhân nào quả ấy, thiện giả thiện báo, ác giả ác báo. Thuyết luân hồi, nghiệp chướng nhắc nhở con người Việt Nam không quên vòng sinh tử khổ đau, phiền não, ngũ giới, lục độ... khuyên răn, cấm kỵ, phân minh rạch ròi, ăn chay, bố thí, làm phước... giúp con người tu dưỡng thân tâm trong sạch; nghĩ thiện làm lành... và cuối cùng là một cõi vĩnh hằng, một chốn niết bàn hết mọi khổ đau, phiền não...

Tất cả những điều đó quy định, ràng buộc, đòi hỏi phải diệt trừ vô minh, tham dục, phải tu thân, dưỡng tính, phải ăn ở phúc đức nhân hậu... Người Việt Nam, do vậy, từ bao thế hệ nay mỗi khi nhắc đến, người ta thường hoài niệm và khắc ghi về hình ảnh của những con người từ tâm, nhân ái, hướng thiện.

Hơn nơi nào hết, dù trong khốn khó, càng trong khốn khó người Việt Nam càng sống nhân ái, thuỷ chung. Thiên tai, bão lụt, mất mùa... càng làm sáng ngời tình tương thân tương ái của họ.

Nhìn nhận từ tấm lòng từ tâm, nhân ái của người dân Việt Nam, chúng ta cũng cần chỉ ra rằng: tất cả những điều tốt đẹp, cao quý đó là bản chất, là truyền thống vốn có của con người Việt Nam. Nhưng một phần cũng phải thừa nhận là có sự hun đúc, tạo dựng của Phật giáo. Nhưng cái phần "thặng dư" đó của nhà chùa lại không hoàn toàn xuất phát của sự tự giác, mà còn mang tính tự phát, thụ động. Bởi lẽ, Phật răn dạy đòi hỏi chúng sinh làm thiện, từ bi, cứu khổ là nhằm mục đích giải thoát cho chính mỗi chúng sinh.

65

Lòng nhân ái tự phát đó của Phật giáo sẽ rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng mà làm cho méo mó, sai lệch, mờ ám... nếu không được quản lý và định hướng đúng đắn.

Mặc dầu vậy với tinh thần "gạn đục khơi trong", chúng ta ghi nhận trân trọng những giá trị đạo đức, những nét đẹp mang ý nghĩa nhân bản của đạo lý, tình cảm Phật giáo và coi đó như một trong những nguồn "nguyên liệu" quý giá để có sự kế thừa và phát huy đúng đắn nhằm xây dựng con người mới với đạo đức mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Thứ năm: Con người Việt Nam yêu thiên nhiên, gắn bó với dân tộc, đất nước:

Yêu thiên nhiên, người Việt Nam gắn bó nặng lòng với quê hương, đất nước. Có thể nói rằng: tinh thần yêu nước, chủ nghĩa yêu nước không phải là chủ nghĩa vốn có của Phật giáo nói chung. Nhưng cũng phải nhận thấy rằng: Phật giáo Việt Nam trong quá trình tồn tại đó gắn bó chặt chẽ với dân tộc, đất nước. Điều đó là do hoàn cảnh, điều kiện lịch sử quy định nên. Trải qua bao tháng năm thăng trầm cùng thế sự, trải bao phen "cọ xát" với đời, chứng kiến bao lần "bể dâu" của lịch sử, Phật giáo Việt Nam, con người Việt Nam đã nhận chân một cách sâu sắc và đã nêu cao một cách thuỷ chung chân lý: Chỉ có đi cùng dân tộc, tranh đấu vì quyền lợi dân tộc, gắn bó với nhân quần, xã hội, giang sơn đất việt mới có cơ hội tồn tại, hưng thịnh và hoằng dương Phật pháp...

Lịch sử Phật giáo Việt Nam thời các chúa Nguyễn, thời các nhà Nguyễn và đặc biệt thời Mỹ - Ngụy đã phản ánh rõ rệt điều đó. Tấm gương yêu nước và đạo hạnh của các bậc chân tu như hoà thượng Thích Đôn Hậu, Thích Tịnh Khiết, Thích Chí Quang, Thích Thanh Chí... cái chết tự thiêu lẫm liệt của các đại đức: Nguyên Hương, Thanh Tuệ, Điêu Diêu... và phong trào xuống đường rầm rộ đấu tranh đòi vãn hồi hoà bình, đòi Mỹ cút về nước.

Ngày nay, đồng bào Phật tử Việt Nam với truyền thống tốt đẹp năm xưa đang sát cánh cùng một cộng đồng hăng hái lao động sản xuất, thực hiện cuộc sống tốt đời đẹp đạo; xây dựng Việt Nam trở thành một đất nước giàu

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA TRƯỜNG PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ VÀ VẬN DỤNG MỘT SỐ TƯ TƯỞNG ĐÓ VÀO VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY.PDF (Trang 61 -61 )

×