Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Trần Nhân Tông

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của trường phái Trúc Lâm Yên Tử và vận dụng một số tư tưởng đó vào việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay.PDF (Trang 42)

Tông (1258-1308)

Tên Trần Khâm, là con trưởng của vua Trần Thánh Tông. Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì ngay từ khi mới sinh ra “đạo mạo thuần tuý nhân sắc như vàng, thể chất hoàn toàn, thần khí tươi sáng”. Nhân Tông Trần Khâm lên ngôi vua năm 21 tuổi (1279). Là ông vua nhân từ, biết cố kết lòng dân, với khí thế hào hùng, ông đã lãnh đạo nhân dân đánh lại quân xâm lược Nguyên Mông, giành thắng lợi to lớn trong hai cuộc kháng chiến vào những năm 1285 và 1288.

Vua Trần Nhân Tông với bản tính thông minh, bản tính ham học, đọc hết các sách, thông hiểu cả đời và đạo. Ông thường mời các nhà thiền học để giảng xét về cái học tâm tông trong những lúc nhàn hạ, trong lúc nghỉ ngơi. Vì thế, Nhân Tông đã thâm nhập cốt tuỷ của thiền học. Được Tuệ Trung Thượng Sĩ truyền cho giáo chỉ, bởi vậy bất kỳ ở cương vị nào ông cũng tôn thờ Thượng Sĩ làm thầy và hết lòng trọng vọng.

Sự việc tìm đến Yên Tử của vua Trần Nhân Tông hoàn toàn không như hành động xuất gia yếu thế thông thường mà phải cắt nghĩa theo khía cạnh nhập thế tích cực - vì nước, vì dân. Đất nước lúc bấy giờ thanh bình - vô sự, nhưng ở phía bắc vẫn còn có nước láng giềng mạnh mẽ, chưa thực sự an tâm, ý ấy không tiện nói ra, sợ người ta giao động, bởi thế nhằm ngọn núi cao nhất,

41

phía Đông nhìn về Yên Quảng, phía Bắc liếc sang hai tỉnh Lạng, dựng lên ngôi chùa, thường dạo chơi để xem động tĩnh, ngăn ngừa nước ngoài xâm phạm. Trong thời gian ở Yên Tử, ông nghiên cứu giáo lý nhà Phật một cách say sưa, nghiêm túc Kế thừa tư tưởng bậc trứ danh đi trước rồi sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm do ông chủ trì. Ông mặc áo cà sa đi khắp nơi thuyết pháp, tín đồ Phật giáo lúc bấy giờ suy tôn ông là một vị giáo chủ.

Trần Nhân Tông soạn: Thạch thất mỵ ngữ, Thiền lâm thiết chuỷ ngữ lục, Tăng già toái sựĐại lượng hải ấn thi tập.

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của trường phái Trúc Lâm Yên Tử và vận dụng một số tư tưởng đó vào việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay.PDF (Trang 42)