Lựa chọn qui trình chiết xuất cao hạt cần tây có tiềm năng tốt nhất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút trên thực nghiệm của hạt cần tây (Trang 48)

trong 3 qui trình thông qua đánh giá tác dụng ức chế XO in vitro

Để lựa chọn được qui trình chiết xuất cao hạt cần tây có tiềm năng tốt nhất

trên khả năng ức chế XO in vitro, đề tài tiến hành thử tác dụng ức chế XO in vitro

trên 3 qui trình đã chiết xuất theo phương pháp mô tả ở mục 2.3.1.2.

Ba mẫu cao hạt cần tây được thử tác dụng ức chế XO in vitro tại nồng độ 100 µg/ml, mỗi phản ứng được thử 3 lần, mỗi lần thử tiến hành trong 3 giếng.

Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của 3 qui trình chiết xuất cao hạt cần tây lên hoạt độ XO in vitro tại nồng độ 100 µg/ml

Qui trình Độ hấp thụ quang học ( OD) % ức chế I (%)

Chứng 0,260 0,006 -

QT1 0,220 0,003* # 15,5

QT2 0,209 0,010* # 19,7

QT3 0,157 0,003** 39,8

*, p < 0,05; **, p < 0,01 khi so sánh với mẫu chứng

#

, p < 0,01 khi so sánh với QT3

Nhận xét:

‒ Tại nồng độ 100 µg/ml, cả 3 qui trình QT1, QT2, QT3 đều thể hiện khả năng ức

chế hoạt tính XO in vitro có ý nghĩa thống kê so với lô chứng, tỉ lệ ức chế lần

39

‒ Khi so sánh 3 qui trình QT1, QT2 và QT3 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê (p < 0,01), qui trình 3 (QT3) ức chế hoạt độ XO in vitro mạnh hơn 2

qui trình còn lại. Vì vậy, đề tài quyết định lựa chọn qui trình 3 là qui trình chiết xuất cao hạt cần tây dùng cho các nghiên cứu in vivo tiếp theo.

3.1.2. Đánh giá tác dụng hạ acid uric huyết thanh trên mô hình gây tăng acid uric cấp thực nghiệm bằng kali oxonat

Định lượng nồng độ acid uric huyết thanh của chuột nhắt trắng ở các lô chứng, lô đối chiếu và 3 lô thử uống cao hạt cần tây với các liều 250 mg/kg, 500 mg/kg và 1000 mg/kg theo phương pháp đã mô tả ở mục 2.3.1.1.

Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của cao hạt cần tây đến nồng độ acid uric huyết thanh chuột nhắt trắng

N Nồng độ acid uric

(μmol/l) Tỷ lệ giảm so với chứng (%) Chứng 15 259,01 ± 22,87 - Allopurinol 10 mg/kg 17 52,56 ± 4,75** 79,7 Cần tây 250 mg/kg 17 105,41 ± 10,41** 59,3 Cần tây 500 mg/kg 15 122,81 ± 12,87** 52,6 Cần tây 1000 mg/kg 8 145,66 ± 21,44* 43,8

*, p < 0,05; **, p < 0,01 khi so sánh với lô chứng

Nhận xét:

‒ Cả 3 mức liều 250 mg/kg, 500 mg/kg và 1000 mg/kg đều có tác dụng giảm nồng

độ acid uric huyết thanh chuột nhắt trắng trên mô hình gây tăng acid uric cấp bằng kali oxonat, tỷ lệ giảm so với lô chứng lần lượt là 59,3% (p < 0,01); 52,6% (p < 0,01) và 43,8% (p < 0,05).

‒ Thuốc đối chiếu allopurinol liều 10 mg/kg có tác dụng hạ acid uric huyết thanh

40

‒ Khi so sánh nồng độ acid uric huyết thanh giữa 3 mức liều 250 mg/kg,

500 mg/kg và 1000 mg/kg không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này chứng tỏ cả 3 mức liều trên tương đương nhau về tác dụng hạ acid uric trên mô hình gây tăng acid uric cấp bằng kali oxonat.

Do đó, đề tài lựa chọn 2 mức liều thấp hơn là 250 mg/kg và 500 mg/kg cho các thử nghiệm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút trên thực nghiệm của hạt cần tây (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)