Phương pháp nghiên cứu độ ổn định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén amoxicilin kết dính sinh học tại dạ dày (Trang 35)

2.2.4.1. Phương pháp đánh giá độ ổn định của dược chất trong môi trường dung dịch acid clohydric pH 1,2

a. Đánh giá độ ổn định của hạt compact amoxicilin nguyên liệu trong môi trường dung dịch acid clohydric pH 1,2:

Tiến hành: Hòa tan 250,25 mg hạt compact AMOX (hàm lượng AMOX 99,9%)

trong 900 mL dung dịch HCl pH 1,2 và duy trì nhiệt độ 370C. Tại các thời điểm 0, 1, 3, 5 giờ hút chính xác 5 mL dung dịch trên thêm vừa đủ 50 mL bằng dung dịch đệm phosphat pH 5,0. Lọc qua màng lọc 0,45 µm. Tiêm mẫu vào cột và chạy HPLC. Thí nghiệm được tiến hành 3 lần lấy kết quả trung bình [31], [38].

Mẫu chuẩn: Cân chính xác 120 mg bột AMOX, hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch

đệm phosphat pH 5,0 trong bình định mức 100 mL, bổ sung vừa đủ thể tích, thu được dung dịch gốc nồng độ 1,2 mg/mL. Tiếp tục pha loãng dung dịch gốc 20 lần với dung dịch đệm phosphat pH 5,0 để thu được mẫu chuẩn có nồng độ khoảng 60 µg/mL. Lọc qua màng lọc 0,45 µm. Tiêm mẫu vào cột và chạy HPLC.

Cách tính kết quả (tương tự như trình bày ở mục 2.2.3)

b. Đánh giá độ ổn định viên nén bào chế trong môi trường dung dịch acid clohydric pH 1,2:

- Thiết bị: cánh khuấy.

- Tốc độ khuấy: 75 ± 1 vòng/phút.

- Môi trường: 900 mL dung dịch HCl pH 1,2.

- Thời gian thử nghiệm: 5 giờ và lấy mẫu vào các thời điểm: 1 giờ, 3 giờ, 5 giờ - Nhiệt độ 37 ± 0,50C.

27

- Cho 3 viên thử nghiệm vào 3 cốc thử hòa tan. Tiến hành xác định hàm lượng DC giải phóng trong môi trường dung dịch HCl pH 1,2 và hàm lượng DC còn lại trong viên như sau:

 Xác định hàm lượng dược chất giải phóng trong môi trường dung dịch HCl pH 1,2: Hút chính xác 5 mL dung dịch trong cốc thử hòa tan vào bình định mức 50 mL, thêm dung dịch đệm phosphat pH 5,0 vừa đủ tới vạch. Lọc qua màng 0,45 µm. Tiêm mẫu vào cột và chạy HPLC. Xác định hàm lượng dược chất bằng phương pháp HPLC (tương tự như trình bày ở mục 2.2.3)

 Xác định hàm lượng dược chất còn lại trong viên: Vớt viên trong cốc thử hòa tan, cho viên vào cốc có mỏ 200 mL chứa khoảng 100 mL dung dịch đệm phosphat pH 5,0 siêu âm hòa tan viên. Cho hỗn hợp thu được vào bình định mức 200 mL, thêm dung dịch đệm phosphat pH 5,0 vừa đủ tới vạch. Hút chính xác 5 mL dung dịch trên vào bình định mức 50 mL thêm dung dịch đệm phosphat pH 5,0 vừa đủ tới vạch. Lọc qua màng 0,45 µm. Tiêm mẫu vào cột và chạy HPLC. Tiến hành xác định hàm lượng DC trong viên bằng phương pháp HPLC (tương tự như trình bày ở mục 2.2.3).

 Hàm lượng dược chất còn lại trong từng thời điểm được tính dựa trên tổng hàm lượng dược chất giải phóng trong môi trường dung dịch HCl pH 1,2 và hàm lượng dược chất còn lại trong viên nén.

2.2.4.2. Phương pháp đánh giá độ ổn định của chế phẩm

- Đối tượng nghiên cứu: 3 lô × 500 viên nén AMOX bào chế theo công thức tối ưu lựa chọn được đóng lọ HDPE có đậy nắp kín.

- Điều kiện bảo quản:

+ Điều kiện thực: 1 tháng.

+ Lão hóa cấp tốc: nhiệt độ 40 ± 20C, độ ẩm 75 ± 5% trong 1 tháng.

- Các chỉ tiêu chất lượng khảo sát: hàm lượng AMOX, lực KDSH in vitro, độ hòa

tan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén amoxicilin kết dính sinh học tại dạ dày (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)