* Xác định khối lượng riêng biểu kiến và chỉ số nén của khối bột.
Thể tích biểu kiến của khối bột được đo trên máy ERWEKA SVM. Một lượng bột có khối lượng xác định (m) được cho vào ống đong thể tích hình trụ. Thể tích khối bột ban đầu là V0. Sau đó ống đong được gõ cho đến khi thể tích không thay đổi thì
đọc thể tích cuối cùng là V.
Khối lượng riêng của khối bột ban đầu: d0 = 𝑚
𝑉0(g/cm3). Khối lượng riêng biểu kiến của khối bột sau khi gõ: d = 𝑚
𝑉 (g/cm3). Chỉ số nén của khối bột: Carr’s (%) = 𝑉0−𝑉
𝑉0 ×100
Mối liên quan giữa chỉ số nén Carr’s và đặc tính trơn chảy của khối bột kép được trình bày trong bảng 2.5.
Chuẩn bị dược chất, tá dược Rây # 250, cân
Trộn bột kép Chuẩn bị tá dược trơn
Trộn đều Nghiền, rây # 180, cân
Dập viên
Khối lượng viên: 700mg
Lực gây vỡ viên: 11-14 kP Kích thước18 x 9 x 3 (mm)
21
Bảng 2.5. Mối liên quan giữa chỉ số nén Carr’s và đặc tính trơn chảy của khối bột kép [18].
Chỉ số nén Carr’s (%) Đặc tính trơn chảy
≤ 10 Trơn chảy rất tốt
11 – 15 Trơn chảy tốt
16 – 20 Trơn chảy tương đối tốt
26 – 31 Trơn chảy kém
≥ 32 Trơn chảy rất kém
* Xác định độ trơn chảy.
Tốc độ chảy của khối bột được đo trên máy ERWEKA GWF, với đường kính lỗ phễu 12 mm. Tốc độ chảy được tính theo công thức:
V = tgφ Trong đó:
V: tốc độ chảy (g/giây)
φ: góc giữa đường thẳng biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng bột chảy theo thời gian và trục hoành (trục thời gian).
* Xác định hàm ẩm theo phương pháp mất khối lượng do sấy khô.
Tiến hành trên cân xác định độ ẩm nhanh SARTORIUS. Cân chính xác khoảng 1g bột, rải đều vào đĩa cân, đặt nhiệt độ 105°C, theo dõi và đọc kết quả.