Thuốc chống viêm glucocorticoid

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại khoa nội 3 bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (Trang 28)

Cơ chế: ở nồng độ sinh lý chất này cần cho nội môi, tăng sức chống đỡ của cơ thể với stress và duy trì các chức năng khác của cơ thể. Tác dụng ứng dụng trong điều trị nhiều nhất là tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch [3].

20

Thuốc có tác dụng làm giảm đáp ứng viêm của đường dẫn khí và tăng đáp ứng với các cathecholamin gây giãn phế quản.

Glucocorticoid được chỉ định cho bệnh nhân COPD ở giai đoạn trung bình hoặc nặng (FEV1 < 50%), có đợt cấp lặp đi lặp lại [1].

Glucocorticoid có lợi trong quản lý các đợt cấp của COPD, rút ngắn thời gian hồi phục của bệnh, cải thiện chức năng của phổi, làm giảm nguy cơ tái phát và rút ngắn thời gian nằm viện [19].

Glucocorticoid đường uống và đường tiêm tĩnh mạch được khuyến cáo sử dụng trong đợt cấp của COPD, liều lượng chính xác chưa được khuyến cáo nhưng dùng liều cao sẽ gắn với nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Liều tối ưu được khuyến cáo nên dùng trong đợt cấp là 30 – 40mg prednisolon/ngày (hoặc corticoid khác với liều tương đương) trong 7-10 ngày có hiệu quả và an toàn. Điều trị kéo dài không có hiệu quả hơn và tăng nguy cơ gây tác dụng phụ [19].

Việc sử dụng glucocorticoid đường uống liều cao trong thời gian dài gây nhiều phản ứng phụ nặng nề gồm loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, tăng huyết áp, da mỏng và dễ bầm tím, mất ngủ thay đổi cảm xúc, tăng cân. Khi sử dụng glucocorticoid phải kê liều thấp nhất có thể trong thời gian ngắn nhất để tác dụng phụ ít nhất.

Glucocorticoid cũng có thể dùng đường hít, đường hít ít có tác dụng phụ hơn uống lâu dài. Một số corticoid dạng hít như beclomethason dipropionat (Beclovent), budesonid (Pulmicort)…[1][3][4]

Glucocorticoid hít có nhiều lợi ích điều trị bệnh nhân hen phế quản, nhưng ở bệnh nhân COPD tác dụng có lợi của glucocorticoid hít không rõ ràng như uống. Các tác dụng phụ của corticoid dạng hít gồm khàn giọng, mất giọng, nhiễm nấm miệng nên cho bệnh nhân súc miệng sau khi sử dụng corticoid dạng hít [2].

Trong điều trị đợt cấp COPD có thể dùng dạng uống, dạng tiêm tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của đợt cấp [1].

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại khoa nội 3 bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (Trang 28)