IV/ DẶN DÒ HỌC SINH:( TG)
1/ Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?
+ Ngô Quyền là người có chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất. Ngô Quyền đã từng chiến đấu anh dũng. Ông là một tướng giỏi, được Dương Đình Nghệ gả con gái cho. Sau khi đánh đuổi quân Nam Hán về nước, Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ phong chức Thứ sử, trấn giữ Ái Châu ( Thanh Hoá).
+ Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn làm phản, giết chết để đoạt chức Tiết độ sứ. Được tin đó Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.
GV: Theo em, Ngô Quyền kéo quân ra Bắc làm gì?
HS: Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để diệt Kiều Công Tiển, trừ hậu họa.
+ Bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng ( bởi vì việc xây dựng nền tự chủ đang được tiến hành thì tháng 4/937 Kiếu Công Tiễn làm phản, giết chết Dương Đình Nghệ).
GV: Được tin Ngô Quyền kéo quân ra Bắc, Kiều Công Tiễn đã làm gì?
HS trả lời: Kiều Công Tiễn vội vàng cho người sang cầu cứu quân Nam Hán. Nhà Nam Hán nhân cơ hội đó đem quân xâm lược nước ta
GV: Theo em, vì sao Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán, hành động của Kiều Công Tiễn cho thấy điều gì?
HS: Kiều Công Tiễn muốn dùng thế lực của nhà Nam Hán để chống Ngô Quyền, đoạt bằng được chức Tiết độ sứ.
+ Đây là một hành động phản phúc “ cõng rắn cắn gà nhà”.
GV: Kế hoạch của quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2 như thế nào?
HS:Năm 938, vua Nam Hán sai con trai là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thủy sang xâm lược nước ta. Để sẵn sàng tiếp ứng cho con trai của mình những lúc cần thiết, bản thân vua Nam Hán đã đóng quân ở Hải Môn ( huyện Bách Bạch – Quảng Tây).
GV: Nghe tin quân Nam Hán sắp vào nước ta, Ngô Quyền đã chuẩn bị kháng chiến như thế nào?
HS trả lời
- Năm 938, nghe tin quân Nam Hán vào nước ta, Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào Đại La ( Tống Bình – Hà Nội) khan trương bắt giết
……… ….
GV: Vì sao Ngô Quyền quyết định tiêu diệt quân Nam Hán ở cửa sông Bạch Đằng?
HS: Sông Bạch Đằng có vị trí chiến lược rất quan trọng, địa hình, địa vật đặc biệt, có thể chiến thắng quân thù.
+ Sông Bạch Đằng còn có tên là sông Rừng, vì hai bên bờ sông, nhất là phía tả ngạn, toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng thủy triều lên xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên, xuống lệch nhau tới 3m. Khi triều lên, lòng sông rộng hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét.
GV dùng bản đồ ( loại treo tường) chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã phóng to hình 55 SGK để minh họa và giải thích thêm: Tại sao Ngô Quyền chọn cửa sông Bạch Đằng là điểm quyết chiến chiến lược?
GV dùng bản đồ để phân tích cho HS thấy rõ kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền ở cửa sông Bạch Đằng là rất độc đáo.
+ Trận Bạch Đằng chỉ cho phép diễn ra trong vòng một ngày ( dựa vào nhật triều). Cho nên phải tính toán rất khoa, bãi cọc ngầm ở chỗ nào để khi nhử địch vào trong bãi cọc thì nước triều lên ( bãi cọc bị dấu kín, khi nước thủy triều bắt đầu xuống nghĩa quân phải đánh bật trở lại và phục kích hai bên bờ, dồn địch vào bãi cọc ( lúc đó cọc đã nhô ra) nước sông chảy xiết, thuyền địch lớn ( thuyền bồm) không thể lái tránh bãi cọc được, cho tới lúc đó địch sẽ không tránh khỏi nguy cơ bị tiêu diệt.
+ Nghệ thuật là ở chỗ: bãi cọc ngầm ở chỗ nào là hợp lý nhất ( các cọc gỗ nhọn được bịt sắt ở đầu đóng xuống lòng sông kiểu hình chữ chi).
GV dùng bản đồ để trình bày diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng.
GV yêu cầu học sinh chú ý quan sát bản đồ ( treo trên bảng), giải thích rõ các ký hiệu, giải thích rõ hơn: ở 2 bên bờ cửa sông Bạch Đằng có những con sông nhỏ để giấu quân thủy của ta: sông Chanh ở tả ngạn; sông Giá, sông Nam Triệu ( sông Cấm) ở hữu ngạn.
GV tường thuật trận đánh của Ngô Quyền trên
Kiều Công Tiễn, chuẩn bị đánh giặc. Dự đoán quân Nam Hán vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền dự định kế hoạch tiêu diệt giặc ở Bạch Đằng.