PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.6 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU
Phương pháp tình huống (Case study) được sử dụng làm cách tiếp cận chính của đề tài. Trong đó, tình huống được chọn để thu thập dữ liệu là Dự án Molten thuộc Công ty Ruthimex - một công ty sản xuất sản phẩm từ cao su của Việt Nam. Đề tài
này tuân thủ quy trình xây dựng lý thuyết bằng phương pháp tình huống được nêu bởi Nguyễn Đình Thọ (2012). Đầu tiên, thang đo được đề xuất dựa trên lý thuyết như Bảng 3.2. Sau đó, việc thu thập dữ liệu tại công ty Ruthimex sử dụng các công cụ: phỏng vấn tay đôi, thảo luận nhóm, kỹ thuật dự báo Delphi và các kỹ thuật phân tích dữ liệu thứ cấp về tình hình Tài chính, thỏa mãn khách hàng, nhân sự, ... Các bảng câu hỏi bán cấu trúc sẽ được thiết kế riêng để phù hợp với các cuộc phỏng vấn tay đôi và thảo luận theo kỹ thuật Delphi.
Khi phỏng vấn các nhà điều hành, bảng câu hỏi mở được sử dụng để khám phá thông tin cần thiết. Máy ghi âm được sử dụng để hỗ trợ quá trình phân tích dữ liệu. Kỹ thuật dự báo Delphi được tiến hành theo nhiều giai đoạn, trong mỗi vòng chuyên gia phải nêu ý kiến của mình dưới dạng số lượng theo các bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn. Các chuyên gia có thể bổ sung hoặc gạch bớt các phát biểu trong bảng câu hỏi được chuẩn bị. Sau mỗi vòng khảo sát, tác giả đóng vai trò là người điều phối sẽ phân tích, xử lý kết quả bằng cách phỏng vấn từng chuyên gia có các trả lời khác biệt lớn so với nhóm để tìm hiểu nguyên nhân tại sao có sự khác biệt lớn. Nếu nguyên nhân xuất phát cách nêu câu hỏi chưa được rõ ràng làm ảnh hưởng tới sự Ruthimex ý kiến đánh giá thì phiếu câu hỏi sẽ được sửa lại. Các phát biểu có điểm thấp rõ rệt sẽ được loại bỏ. Trong phiếu câu hỏi mới để gửi tới các chuyên gia trong vòng tiếp theo, người điều phối thông báo cho họ các kết quả đã đạt được và các thay đổi so với vòng khảo sát trước. Người điều phối có thể đưa ý kiến khác với ý kiến của đa số tập thể (không nêu của ai) để cho các chuyên gia đánh giá chú ý và điều chỉnh lần cuối các câu hỏi trả lời của mình. Quá trình được lặp lại ở các vòng tiếp theo: các chuyên gia dự báo, người điều phối phân tích, xử lý, tính toán đưa ra một thông tin mới hơn cho các chuyên gia dự báo. Các chuyên gia được thông báo các thông tin từ giai đoạn trước và tiếp tục đánh giá dự báo trên cơ sở các thông tin cập nhật đó. Những ý kiến khác xa với đa số được thuyết minh quan điểm, luận chứng và các ý kiến này lại được tiến hành sửa đổi bổ sung. Kết quả trung bình tính toán được ở giai đoạn cuối này được coi là ý kiến của tập thể chuyên gia. Trong trường hợp đạt được sự Ruthimex ý kiến sớm thì khảo sát được dừng lại sớm.
Bảng câu hỏi phỏng vấn Ban điều hành, khảo sát nhóm quản lý cấp trung và khảo sát thang điểm được trình bày trong các phụ lục sau:
- Phỏng vấn ban điều hành để xác định nhu cầu sử dụng Thẻ điểm: Phụ lục 1 - Phỏng vấn ban điều hành để tìm hiểu các thông tin nền tảng: Phụ lục 6 - Phỏng vấn ban điều hành để xác định mục tiêu vòng 1: Phụ lục 7 - Phỏng vấn ban điều hành để xác định mục tiêu vòng 2: Phụ lục 9 - Phỏng vấn ban điều hành để xác định mục tiêu vòng 3: Phụ lục 11
- Phỏng vấn ban điều hành để xác định các mối quan hệ nhân – quả: Phụ lục 13
- Khảo sát ban quản lý cấp trung để xác định thước đo vòng 1: Phụ lục 14 - Khảo sát ban quản lý cấp trung để xác định thước đo vòng 2: Phụ lục 16 - Xác nhận các chỉ tiêu hiệu suất với Ban điều hành: Phụ lục 18
- Bảng câu hỏi đánh giá hiệu suất dựa trên chỉ tiêu đã xác định: Phụ lục 20
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày chi tiết quy trình nghiên cứu của đề tài, bao gồm 04 bước sau: nghiên cứu lý thuyết và thông tin nền tảng, vẽ bản đồ chiến lược, xác định các thước đo và chỉ tiêu, đánh giá hiệu suất theo các chỉ tiêu đã đề ra. Phương pháp nghiên cứu định tính, cách tiếp cận tình huống và các công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm chuyên gia, quan sát thực tế được mô tả cách sử dụng để thu thập các thông tin cần thiết. Đối tượng thu thập thông tin cũng được xác định rõ tương ứng
với phạm vi thực hiện đề tài. Các bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn để sử dụng trong các cuộc phỏng vấn và khảo sát chuyên gia.
Chương 4