Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công tác tư tưởng

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác tư tưởng trong bối cảnh bùng nổ thông tin (qua khảo sát tỉnh Hưng Yên từ năm 2006 đến năm 2010) (Trang 82)

2. Giải pháp chủ yếu tăng cường công tác tư tưởng của Đảng bộ trong bố

2.2. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công tác tư tưởng

Trước hết, cần đổi mới nội dung và hình thức tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tri thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để có đủ khả năng nhận diện và đề kháng với những thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cần phải đặt trung tâm vào việc quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách chung để xem xét, đánh giá cụ thể tình hình của địa phương, xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành, vai trò của từng tập thể, cá nhân trong tổ chức thực hiện. Xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện tốt nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Sau khi học tập, mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng phải thực hiện nghị quyết bằng việc làm cụ thể, khắc phục tình trạng học nghị quyết mang tính hình thức, học chưa đi đôi với hành, nghị quyết chậm đi vào cuộc sống, chương trình hành động của cấp uỷ, của các tổ chức đoàn thể còn chung chung.

Đổi mới nội dung tuyên truyền, giáo dục thông tin thời sự, chính sách phải đa dạng hoá thông tin, cập nhật thông tin thường xuyên, thông tin có tính định hướng.

Đẩy mạnh tuyên truyền những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của tỉnh, những thuận lợi và khó khăn những kinh nghiệm và bài học trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Xây dựng niềm tin và lòng tự hào của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước. Vạch trần các luận điệu phản tuyên truyền của các thế lực thù địch và các phẩn tử tiêu cực chống quan liêu, tham nhũng và thói hư, tật xấu, chống tệ nạn xã hội làm cho tình hình tư tưởng ở của cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn lành mạnh, trong sạch, vững mạnh.

Tăng cường giáo dục học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gương sáng của cán bộ, đảng viên nhân dân trong lao động, học tập, công tác. Xây dựng các điển hình và tuyên truyền điển hình thật tích cực, mạnh mẽ. làm cho cái tích cực, tiến bộ được nhân rộng, trở thành phổ biến.

Đa dạng hoá các hình thức tiến hành công tác tư tưởng, làm cho công tác tư tưởng luôn phong phú, sôi động, đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng trong mọi hoàn cảnh. Tuỳ theo đặc điểm về địa lý, phân bố dân cư, tổ chức biên chế lực lượng cán bộ, đảng viên ở từng cơ sở mà xác định, lựa chọn các hình thức học tập, tuyên truyền cổ động, thông tin thời sự, chính trị..

Sử dụng mọi phương tiện, mọi lực lượng sẵn có, tận dụng mọi thời gian, không gian và cơ hội để tuyên truyền giáo dục. Khắc phục khuynh hướng " hành chính hoá" công tác tư tưởng. Đây là khuynh hướng đã và đang làm cho công tác tư tưởng ở nhiều nơi trở nên xơ cứng, gò ép, thiếu sức sống.

Trên cơ sở lực lượng nòng cốt vững mạnh, cấp uỷ và Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉ đạo cho cấp uỷ và Ban Tuyên giáo cơ sở động viên, tập hợp đông đảo cán bộ, đảng viên có khả năng làm công tác tư tưởng thuộc mọi lứa tuổi, mọi địa bàn thôn, xóm, tổ dân phố, kể cả các chức sắc tôn giáo và những người có uy tín cao trong nhân dân tham gia làm công tác tư tưởng. Trong đó, tập trung bồi dưỡng, phát huy vai trò nòng cốt của cán bộ, đảng viên và quần chúng tích cực. Mạnh dạn chọn người, giao việc, xây dựng cán bộ nòng cốt ở mọi cơ sở, mọi ngành nghề trong địa phương, đơn vị. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên đông đảo, rộng khắp trên địa bàn, làm cho hoạt động công tác tư tưởng luôn sôi động, rộng khắp, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời, có tính nhân dân sâu rộng.

Định kỳ tổ chức khảo sát, điều tra, đánh giá kết quả và tổ chức rút kinh nghiệm về công tác tư tưởng. Hàng tháng, hàng quý tiến hành hội nghị giao ban công tác tư tưởng ở cơ sở với phạm vi và quy mô phù hợp.

Để đổi mới phương pháp công tác tư tưởng của tỉnh cần căn cứ vào mục đích, nội dung, nhiệm vụ công tác tư tưởng trong từng trường hợp cụ thể. Mục đích của công tác tư tưởng là cơ sở quan trọng để lựa chọn phương pháp tuỳ theo mục đích cần đạt tới của công tác tư tưởng mà sử dụng các phương pháp khác nhau. Chẳng hạn, với mục đích cung cấp tri thức thì có thể dùng phương pháp thuyết trình là chính; với mục đích hình thành và củng cố niềm tin thì cần sử dụng phương pháp nêu gương, phương pháp trực quan...

Nội dung công tác tư tưởng là yếu tố quan trọng trực tiếp quy định việc lựa chọn phương pháp. Mỗi nội dung cụ thể yêu cầu những phương pháp cụ thể, phù hợp để chuyển tải, chẳng hạn, với những nội dung rộng lớn và cần trang bị một cách có hệ thống thì nên chú ý lựa chọn sử dụng những phương

pháp dùng lời nói có thể lý giải cặn kẽ vấn đề; với nội dung tuyên truyền của một đợt giáo dục trong một thời điểm nhất định thì nên dùng nhiều phương pháp nêu gương, phương pháp trực quan để hình thành ý thức và tính tích cực hành động kịp thời.. Giữa nội dung và phương pháp có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ. Nội dung quy định phương pháp vì nội dung là cơ sở, là tiền đề để lựa chọn phương pháp, song phương pháp phù hợp sẽ chuyển tải nội dung trọn vẹn, thậm chí góp phần làm phong phú, sâu sắc hơn nội dung

Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp tuỳ thuộc vào từng nhiệm vụ cụ thể của công tác tư tưởng trong từng thời điểm, ở từng địa phương, cơ sở nhất định.

Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay, việc lựa chọn phương pháp công tác tư tưởng còn tuỳ thuộc nhiều vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể cùng những phương tiện vật chất, kỹ thuật hiện đại. Ở thành Phố và một số huyện kinh tế- xã hội phát triển, đời sống nhân dân ổn định, mặt bằng dân trí khá, công tác tư tưởng đã được trang bị những phương tiện thông tin hiện đại như điện thoại, truyền hình, internet thì cần phải tăng cường sử dụng những phương pháp phát huy trí sáng tạo, tính tích cực chủ động của cán bộ, đảng viên, nhân dân như phương pháp đàm thoại tranh luận, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trực quan. Ngược lại, ở một số huyện đời sống còn khó khăn, mặt bằng dân trí thấp và điều kiện, phương tiện trang bị cho công tác tư tưởng còn nhiều hạn chế nên vẫn sử dụng phương pháp dùng lời; phương pháp nêu gương là chủ yếu.

Hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với cán bộ, đảng viên; 100% cán bộ đảng viên và nhân dân được hỏi đều trả lời: đang chịu sự tác động nhất định của hệ thống thông tin đến đời sống, tư tưởng, văn hóa tinh thần đặc biệt là qua các kênh của đài truyền hình Trung ương 100%; đài truyền hình kỹ thuật số VTC 41,7%; đài phát thanh và truyền hình tỉnh 69,2%; báo chí trên 63% và internet 66,7%....

Ngày nay, xã hội hiện đại, cuộc sống con người rất đa dạng, phong phú, do đó phương pháp tác động tư tưởng cũng phải đa dạng, phong phú thì mới không gây cảm giác nhàm chán, đơn điệu. Hơn nữa trong công tác tư tưởng

không có phương pháp nào là hoàn hảo tuyệt đối; mỗi phương pháp đều có ưu thế và hạn chế nhất định, nhưng khi kết hợp với nhau chúng sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp. Bởi vậy, để công tác tư tưởng Đảng bộ đạt được hiệu quả cao phải biết cách sử dụng tổng hợp phương pháp trong công tác tư tưởng.

Để đổi mới phương pháp công tác tư tưởng, ngoài việc nắm vững ưu thế và hạn chế của từng phương pháp, cần xác định đúng mục đích nội dung công tác tư tưởng cho phù hợp, nhiệm vụ cách mạng từng thời điểm. Căn cứ điều kiện chủ quan, khách quan, đặc biệt là căn cứ đặc điểm từng loại đối tượng cụ thể mà xác định sử dụng phương pháp nào là chủ yếu và cần phối hợp với những phương pháp nào là phù hợp .

Đổi mới công tác tư tưởng phải gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác tư tưởng đối với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế đòi hỏi phải biết thông qua hệ thống các công cụ của mình để đưa nhanh các chủ trương, chính sách và luật pháp kinh tế vào cuộc sống; đồng thời biết tổng kết thực tiễn kinh tế - xã hội để tiếp tục bổ sung hoàn thiện các chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước. Công tác tư tưởng trong lĩnh vực này còn đòi hỏi phải quán triệt sâu sắc các quan điểm kinh tế - xã hội của Đảng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm cho họ vừa nghiêm túc chấp hành, vừa thực hiện một cách sáng tạo.

Công tác tư tưởng phải hướng dẫn, định hướng, khơi dậy mọi tiềm năng của đội ngũ cán bộ khi thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, phải đảm bảo cho từng đơn vị sản xuất kinh doanh, từng cấp, từng ngành không đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa và phải biết tìm ra những nhân tố tạo nên động lực tổng hợp thúc đẩy sự phát triển kinh tế, từng bước thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội.

Qua điều tra, khảo sát về hiệu quả công tác tư tưởng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương tại 3 huyện và thành phố Hưng Yên 94,2% đảng viên đánh giákịp thời quán triệt nghị quyết đại hội Đảng các cấp đến cán

bộ, đảng viên và nhân dân; 87,5% đánh giá kịp thời thông tin về chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và của địa phương đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; 81,7% đánh giá kịp thời thông tin tình hình thời sự, định hướng dư luận xã hội về các vấn đề nhân dân quan tâm, bức xúc; 81,7% đánh giá kịp thời thu thập thông tin phản hồi của nhân dân để phản ánh với cấp ủy, chính quyền các cấp; 72,5% đánh giá hiệu quả công tác tư tưởng góp phần tạo sự ổn định, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển

Nền kinh tế nước ta nói chung và kinh tế tỉnh Hưng Yên nói riêng là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, công tác tư tưởng phải tạo ra và hướng xã hội đi vào kinh tế thị trường một cách chủ động, tích cực. Giáo dục tuyên truyền làm cho mọi công dân vừa tích cực tham gia cùng Nhà nước xây dựng hệ thống thị trường đồng bộ, trong đó chú ý các loại thị trường mới, quan trọng như: thị trường lao động, thị trường bất động sản, vật tư, thị trường tiền tệ, chứng khoán...vừa từng bước hiện thực hoá mục tiêu nhân đạo xã hội: xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa những người có công với đất nước, thương yêu đùm bọc người bất hạnh. Khắc phục cả hai thái cực chỉ tập trung chăm lo phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao tốc độ tăng trưởng mà thiếu chú ý đến giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong nền kinh tế thị trường và ngược lại chỉ quan tâm đến công bằng xã hội, thiếu chú ý tới duy trì và phát huy động lực lợi ích kinh tế.

3. Kiến nghị và đề xuất đối với Trung ương, Tỉnh

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác tư tưởng trong bối cảnh bùng nổ thông tin (qua khảo sát tỉnh Hưng Yên từ năm 2006 đến năm 2010) (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)