BẦU LỌC DẦU BÔI TRƠN.

Một phần của tài liệu Khảo sát và tính toán hệ thống bôi trơn của động cơ Detroit Diesel (Trang 44)

5. KHẢO SÁT HỆ THỐNG BÔI TRƠN ĐỘNG CƠ DETROIT DIESEL:

5.3.BẦU LỌC DẦU BÔI TRƠN.

Để đảm bảo chất lượng dầu bôi trơn trước khi đi bôi trơn , làm mát ổ trục , bề mặt ma sát thì dầu tư bơm sẽ đi qua bầu lọc. Bầu lọc có nhiệm vụ lọc sạch các tạp chất để dầu đi bôi trơn đạt chất lượng tốt nhất, giúp cho các chi tiết trong động cơ làm việc êm dịu, tuổi thọ cao

Hiện nay , trên động cơ Detroit s60 sử dụng hai bầu lọc dầu được lắp trên thân động cơ, giữa hai bầu lọc có bộ chuyển đổi, trên đó có lắp một van an toàn để đảm bảo áp suất dầu bôi trơn trong hệ thống

Khi áp lực dầu trong hệ thống vượt quá 124-145 Kpa (18-21lb/in.2) thì lò xo bị nén lại, van an toàn mở ra, lúc này dầu sẽ đi thẳng vào đường dầu chính để đi bôi trơn mà không thông qua bầu lọc. Van an toàn của bầu lọc là loại van một chiều, có kết cấu đơn

giản gồm: một viên bi và một lò xo nằm trong thân van và được gắn với đường dầu chính trên thân xilanh động cơ

Hình 5.3. Bầu lọc dầu bôi trơn Detroit s60.

1- Đường dầu vào; 2- Đường dầu ra; 3- Van an toàn; 4- Phần tử lọc; 5- Võ bầu lọc; 6- Viên bi; 7- Thân van an toàn; 8- Lò xo

Nguyên lý làm việc:

Bầu lọc thấm ngày nay được sử dung rất rộng rải. Bầu lọc được làm việc như sau: Dầu nhờn được bơm dầu cung cấp tới cửa vào (1) của bầu lọc có áp suất cao đi xuống phần chứa dầu của vỏ bầu lọc (5) và thấm qua phần tử lọc (4), dầu thấm qua các khe hở nhỏ của phần tử lọc do đó các tạp chất có đường kính hạt lớn hơn kích thước khe hở đều

lại thì dầu tiếp tục được đẩy lên các đường dầu chính để đi bôi trơn cho các bộ phận khác trong hệ thống.

Bầu lọc thấm có ưu điểm là lọc rất sạch nhưng bên cạnh đó nó có phần nhược điểm là.

Kết cấu rất phức tạp và thời gian sử dụng ngắn chỉ sử dụng được một lần. Hết định kỳ là phải tháo gở để thay thế cái mới để đảm bảo cho dầu lên bôi trơn sạch sẽ.

Một phần của tài liệu Khảo sát và tính toán hệ thống bôi trơn của động cơ Detroit Diesel (Trang 44)