Phương pháp định tính

Một phần của tài liệu Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Phòng giao dịch Vương Thừa Vũ, Thanh Xuân, Hà Nội (Trang 30)

Ngân hàng sẽ sử dụng các tài liệu mà chủ đầu tư cung cấp và các thông tin mà cán bộ thẩm định thu thập được để xác định các loại rủi ro có thể xảy ra đối với dự án xin vay vốn, đồng thời xem xét mức độ rồi sắp xếp chúng vào nhóm mức độ rủi ro rất nghiêm trọng, nghiêm trọng, trung bình, bình thường; và khả năng hạn chế rủi ro của dự án khi quyết định cho vay vốn. Phương pháp này thường được sử dụng khi cán bộ quản lý rủi ro đánh giá những rủi ro khó lượng hóa như: rủi ro về cơ chế chính sách, rủi ro thị trường, rủi ro môi trường xã hội, rủi ro kinh tế vĩ mô…

Ví dụ thực tế minh họa :

Theo đánh giá của cán bộ quản lý rủi ro phương án vay vốn của khách

hàng là công ty TNHH vận tải Sông Hồng có một số rủi ro cơ bản sau:

- Lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường . Mặt khác, đối với lĩnh vực khai thác cát chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố

Phương án tĩnh Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Khả năng bán được

các căn hộ

100% 97% 95% 90%

Thay đổi giá bán 0% 1% -2% -1%

Thay đổi chi phí đầu vào 0% 3% 2% 1% Kết quả NPV 50.123.421.002 98.231.276.055 72.655.216.663 85.002.311.214 IRR 16.5% 22% 20% 22% Khả năng trả nợ 3,7 1.64 1.57 1.51 Thời hạn trả nợ (năm) 2 5 5 5

thời tiết, thiên tai. Do vậy mà khi có thiên tai xảy ra hoặc thị phần trên thị trường bị ảnh hưởng cũng sẽ làm giảm doanh thu, ảnh hưởng đến nguồn trả nợ gốc, lãi cho Ngân hàng.

- Do ảnh hưởng của nền kinh tế và cụ thể là lĩnh vực xây dựng, trong giai đoạn này sự khó khăn tác động đến hoạt động của doanh nghiệp, qua đó cũng làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

- Ngoài ra còn rủi ro khách hàng không có thiện chí trả nợ gây ra tổn thất cho Ngân hàng.

- Tính khả mại và giá trị của tài sản đảm bảo bị suy giảm, làm tài sản đảm bảo không đủ khả năng đảm bảo cho các khoản vay của Công ty.

Đánh giá các rủi ro trong giai đoạn xây dựng của dự án xin vay vốn

xây dựng chung cư Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng,Hà Nội :

Bảng 1.13. Các rủi ro trong giai đoạn xây dựng

TT Các rủi ro thường gặp Mức độ xuất hiện

Mức độ tác

động Nguyên nhân của các rủi ro 1 Chất lượng xây dựng

kém, không đáp ứng yêu cầu, dịch vụ kỹ thuật công nghệ không đạt tiêu chuẩn

Phổ biến Nghiêm trọng

- Thiết kế sai, không phù hợp với tình hình xây dựng.

- Nhà thầu, bao gồm cả thầu phụ, có năng lực hạn chế và không đáp ứng được yêu cầu. - Giá bỏ thầu quá thấp, không đủ chi trả các chi phí xây dựng. 2 Sử dụng vật liệu kém

chất lượng và bớt khối lượng

Phổ biến Nghiêm trọng

3 Chi phí quyết toán chậm, nợ đọng lâu ngày Rất phổ biến Bình thường 4 Xây dựng ảnh hưởng tới môi trường (bụi, tiếng ồn…)

5 Chậm tiến độ xây dựng

Rất phổ biến

Bình thường

6 Tăng chi phí xây dựng Phổ biến Nghiêm trọng 7 Hồ sơ xây dựng không

đầu đủ

Phổ biến Bình thường

8 Các lỗi kỹ thuật (rỗ bê tông, rỉ thép, cấp phối không đạt…)

Phổ biến Nghiêm trọng

9 Không quyết toán được các hạng mục đã hoàn thành

Phổ biến Bình thường

10 Mua sắm các trang thiết bị máy móc lạc hậu, không đảm bảo chất lượng

Phổ biến Nghiêm trọng

11 Nhiều tai nạn lao động Bình thường Rất nghiêm trọng

12 Vượt tổng mức đầu tư Trung bình Rất nghiêm trọng

1.2.4. Ví dụ thực tế minh họa về công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại ngân hàng MHB – Phòng Giao dịch Vương Thừa

1.2.4.1. Giới thiệu chung về dự án

- Tên dự án : Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp - Chủ đầu tư : Công ty cổ phần xây dựng số 3 Hà Nội

- Địa điểm xây dựng : Khu đô thị mới Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội

- Quy mô dự án : Xây dựng 2 tòa nhà cao 16 tầng ; 1 hầm để xe và các khu kỹ thuật phục vụ tòa nhà ; tầng 1 thiết kế không gian sinh hoạt chung, phần còn lại sử dụng làm dịch vụ công cộng khu dân cư, từ tầng 2 trở lên là các căn hộ với

tổng số 420 căn hộ, trung bình mỗi căn hộ có diện tích từ 60m2 đến 70m2, hoàn thiện công trình đáp ứng tối thiểu cho một căn hộ ở.

- Nguồn vốn thực hiện dự án :

 Vốn kinh doanh của Công ty

 Vốn huy động từ khách hàng

 Vốn vay từ ngân hàng

- Hình thức đầu tư : Công ty cổ phần xây dựng số 3 Hà Nội tự thực hiện dự án. - Phương án quản lý, vận hành, khai thác dự án :

 Nhà ở cho người có thu nhập thấp khu đô thị mới Sài Đồng được khai thác với hình thức : Bán các căn hộ

 Công ty CP Xây dựng số 3 Hà Nội trực tiếp quản lý dự án sau đầu tư

- Tiến độ thực hiện dự án :

 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư : Từ quý 4/2009 đến hết quý 2/2010

 Giai đoạn thực hiện đầu tư : Từ quý 3/2010 đến quý 2/2012

 Giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào sử dụng : Quý 3/2012

1.2.4.2. Đánh giá rủi ro 1.2.4.2.1. Rủi ro về chủ đầu tư

a. Rủi ro về năng lực pháp lý

- Tên khách hàng : Công ty cổ phần xây dựng số 3 Hà Nội, trực thuộc Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội

- Tên giao dịch: HANOI CONSTRUCTION CO.NO.3 (HANCO3) - Trụ sở giao dịch : Số 4, Láng Hạ, quận Ba Đình,TP. Hà Nội - Điện thoại : 04 3772 0964

- Fax : 04 3772 0968

- Email : info@DiaOcVietOnline.vn - Website : www.handicovn.com.vn

- Người đại diện : Giám đốc Phạm Quang Huy - Ngành nghề kinh doanh chính :

• Lập, quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cácông trình dân dụng,văn hóa, bưu điện, giao thông, thủy lợi, khu dân cư, khu đô thị mới, khu vui chơi giải trí, khu công nghiệp…

• Xây dựng, lắp đặthiết bị các công trình

• Tư vấn thiếtkế; tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá lựa chọn nhà thầu; tư vấn giám sát xây dựng những công trình có quy mô dự án nhóm B,C

• Xuất - nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị chyên ngành xây dựng

• Cung cấp các dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị chuyêngành xây dựng

• Kinh doanh sàn giaodịch bất động sản

• Khoan khảo sát địa chất công trìh

• Hoàn thiện trangtrí nội, ngoại thất - Loại hình khách hàng : công ty cổ phần

- Sơ lược hình thành và phát triển của khách hàng :

Công ty Xây dựng số 3 Hà Nội thành lập vào ngày 15/6/1976 theo Quyết định số 736/QĐ-UB, sau đó được chyển đổithành Công ty CP Xây dựng số 3 Hà Nội theo Quyết định số 1165/QĐ-UBND ngày 30/3/2007 của UBND TP.Hà Nội. Sau gần 40 năm, HANCO3 trở thành một trong những đơn vị xâydựng hàng đầu của Thành phố và của Tổng c.ty Đầu tư và Phát triểnhà Hà Nội, với nhiều thành tích xuất sắc trong ngàh xây dựng.

Công ty đã khẳng định thành công của mình qua các trình với uy tín đảm bảo cam kết lượng tốt, giá cả hợp lý, thời gian thi công nhanh. Bên cạnh việc nhận thầu xây lắp, C.ty còn mở rộng các hành thức kinh doanh nhà, liên doanh, liên kết, thu hút vốn đầu tư cả trong và ngoài nước.

Với mục tiêu ngày nâng cao trìn độ quản lý và chất lượng các công , Công ty đã áp dụng Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000. Tháng 7/2003 tổ chức TUV đã cấp giấy chứg nhận cho công ty; đến nay, hệ thống quản lý đó vẫn được duy trì và phát huy tác dụng tốt.

Công ty đã xây dựng nhiều công trình chất lượg trên địa bàn Hà Nội cũng như các tỉnh phía Bắc như :

• Trụ sở viện kiểm soát nhân dân TP.Hà Nội

• Trụ sở công Hoa Lư – Ninh Bình

• Chợ Đồng Xuân – Hà Nội

• Khu biệt thự số 3 Thành Công – Hà Nội

• Sun Red River Build – 23 Phan Chu Trinh

• Trụ sở UBMTTQ TP.Hà Nội

- Giấy phép kinh doah số 0100951802 cấp lần đầu ngày 25/5/1976, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 06/07/2010.

Như vậy, Công ty có đủ tư cách pháp nhân, đủ hồ sơ pháp lý để vay vốn tại

theo quy định của ngân hàng MHB. Rủi ro về năng lực pháp lý là thấp.

b. Rủi ro về năng lực tài chính

Rủi ro về năng lực tài chính được đánh giá chủ yếu dựa vào phương pháp định

lượng. Cán bộ rủi ro sẽ đánh giá rủi ro về năng lực tài chính lần lượt thông qua các

số liệu ở bảng cân đối kế toán (Phần Phụ lục : bảng 2) với mục đích đánh giá tình hình tài chính của Doanh nghiệp ; bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Bảng 1.14) để phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận,… từ đó xác định mức độ rủi ro từ các yếu tố đó.

Bảng 1.14 . Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: VNĐ

CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2008 NĂM 2009 31/03/2010

Doanh thu thuần đồng 165,553,189,121 325,533,184,615 127,351,497,497

Chi phí xây dựng đồng 100,809,639,605 137,943,091,925 42,421,500,135

Lợi nhuận trước thuế đồng 10,743,549,520 17,590,092,690 10,929,997,362

Lợi nhuận sau thuế đồng 8,238,103,534 13,488,000,822 8,415,433,459

Từ bảng 1.14, cán bộ ngân hàng nhận thấy :

- Về doanh thu:

Doanh thu tăng với mức độ khá cao, năm 2009 gấp năm 2008 khoảng 64,17%. Tính đến thời điểm 31/03/2010, doanh thu đạt 39,12% doanh thu năm 2009. Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế cũng như ngành xây dựng đang đối mặt với nhiều khó khăn thì công ty vẫn đứng vững và đạt được kết quả tốt, ổn định qua các năm.

Vì mô hình kinh doanh của Công ty là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và thiết bị xây dựng, nên chi phí chủ yếu là đầu tư vào xây dựng. Chi phí xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của công ty. Chi phí xây dựng năm 2008 là: 100,809,639,605 VND, năm 2009 là: 137,943,091,925 VND (tăng 36.83% so với năm 2008); 3 tháng đầu năm 2010 là: 62,421,500,135VND (bằng 45.25 % của cả năm 2009). Tốc độ tăng của chi phí xây dựng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. Tuy nhiên trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế thì hiệu số đó là khó tránh khỏi.

- Về lợi nhuận:

Lợi nhuận sau thuế của Công ty vào năm 2008 đạt: 8,238,103,534 VND; năm 2009 là: 13,488,000,822 VND, tăng khoảng 63.72 % so với năm 2008; của 3 tháng đầu năm 2010 là: 8,415,433,459 VNĐ, bằng 60 % lợi nhuận đạt được trong năm 2009. Hiện nay, công ty đang tiếp tục thực hiện nhiều hợp đồng mới về xây dựng các công trình nhà dân trên địa bàn Hà Nội. Do đó, có thể tin tưởng rằng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ được nâng cao trong thời gian tới.

Từ phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho thấy đây là công ty đáng tin

cậy, đem lại rủi ro ít, rủi ro xấu khó xảy ra

Sau đó, cán bộ rủi ro căn cứ vào báo cáo năm 2008, năm 2009 và thời điểm 31/03/2010 do khách hàng cung cấp để tính toán lại các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp như sau:

Bảng 1.15. Thống kê các chỉ tiêu tài chính

CHỈ TIÊU ĐVT

NĂM

2008 NĂM 2009 31/03/2010

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

1. Khả năng thanh toán ngắn hạn lần 0.960 1.199 1.221

2. Khả năng thanh toán nhanh lần 0.598 1.045 1.131

3. Khả năng thanh toán tức thì lần 0.054 0.141 0.083

Các chỉ tiêu hoạt động

4. Vòng quay hàng tồn kho Vòng 3.474 7.745 3.967

5. Vòng quay các khoản phải thu Vòng 2.729 4.015 0.932 6. Kỳ thu tiền bình quân Ngày 133.734 90.920 391.620

7. Vòng quay vốn lưu động Vòng 1.693 2.512 0.695

8. Hiệu quả sử dụng tài sản lần 1.500 2.115 0.590

9. Nợ phải trả/Tổng tài sản % 0.895 0.725 0.687 10. Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu % 8.486 2.631 2.198 11. Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng % 0.000 0.000 0.000

12. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ % 0.563 1.997 1.838

Các chỉ tiêu về thu nhập

13. Lợi nhuận sau thuế/Tài sản có % 0.024 0.024 0.008

14. Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu % 0.226 0.086 0.026

15. Lợi nhuận sau thuế/DTT % 0.015 0.013 0.012

- Khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2009, 3 tháng đầu năm 2010 tăng so với năm 2008 và năm 2009, nhưng khả năng thanh toán tức thời 31/03/2010 lại giảm so với năm 2009. Vì vậy khả năng chuyển đổi từ tài sản sang tiền của công ty vẫn tăng lên, lượng tiền mặt trong két không bị tồn đọng nhiều. Nhưng công ty cũng cần chú ý đến việc thu hồi công nợ để đảm bảo khả năng thanh toán tốt hơn

- Về các chỉ tiêu hoạt động: Năm 2009 vòng quay hàng tồn kho và các khoản phải thu quay nhanh hơn so với năm 2008, nhưng 3 tháng đầu năm 2010 đã giảm. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có chính sách bán hàng tốt và có biện pháp thu hồi công nợ cao.

- Về các chỉ tiêu cân nợ : Năm 2008 cứ 1 đồng tài sản đảm bảo cho 0,895 đồng nợ, năm 2009 cứ 1 đồng tài sản đảm bảo cho 0,725 đồng nợ; tháng 3 năm 2010, cứ 1 đồng tài sản đảm bảo cho 0,687 đồng nợ. Điều đó cho thấy, doanh nghiệp đã giảm sự phụ thuộc hơn vào nợ vay và sử dụng vốn vay có hiệu quả. Chỉ tiêu nợ phải trả/vốn CSH, và nợ phải trả/tổng tài sản năm 2009 và 3 tháng đầu năm 2010 đều có xu hướng giảm, là do tốc độ tăng của vốn góp chủ sở hữu tăng mạnh hơn tốc độ tăng của nợ vay. Chứng tỏ công ty đang cân đối hơn trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Từ đó đẩy mạnh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Bảng số liệu cũng cho thấy rằng các chỉ tiêu về thu nhập đều đạt ở mức tương trung bình khá, công ty kinh doanh có lãi.

Như vậy các chỉ tiêu về thu nhập, cân nợ, chỉ tiêu hoạt động, thanh toán hiện hành đều tồn tại ít rủi ro

Nhìn chung, tình hình tài chính của đơn vị lành mạnh, có xu hướng tăng

trưởng tốt, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. Độ an toàn về tài chính của Doanh nghiệp được cán bộ ngân hàng đánh giá cao, mức độ rủi ro thấp.

Ban giám đốc có kinh nghiệm lâu năm và uy tín trong lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng nên đây cũng là một lợi thế đối với doanh nghiệp.

Như vậy, rủi ro về năng lực quản lý điều hành là thấp.

d. Quan hệ tín dụng :

- Quan hệ tín dụng với ngân hàng MHB : Đây là lần đầu tiên HANCO3 có quan hệ tín dụng với Phòng giao dịch Vương Thừa Vũ - Quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác : Theo thông tin từ

CIC, từ khách hàng cung cấp và sự tìm hiểu của cán bộ quản lý rủi ro thì HANCO3 đã có quan hệ với 2 tổ chức tín dụng khác :

• Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Hà Nội

• Ngân hàng Bắc Á – Sở giao dịch

Tổng dư nợ tại 2 tổ chức tín dụng tính đến ngày 31/12/2009 là :

20.000.000.000 đồng. Khách hàng không có dư nợ không đủ tiêu chuẩn trong 3 năm gần đây.

Ngoài ra khách hàng luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, như : đóng thuế đủ và đúng hạn.

Như vậy doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tốt với các tổ chức ngân hàng

e. Chấm điểm :

Căn cứ vào các nội dung trên, Cán bộ quản lý rủi ro đồng ý với phần chấm điểm của cán bộ kinh doanh, điểm xếp loại khách hàng: 85.14 điểm, xếp loại AA, độ rủi ro thấp

Một phần của tài liệu Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Phòng giao dịch Vương Thừa Vũ, Thanh Xuân, Hà Nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w