THƯƠNG MẠI VIỆT DŨNG
3.2.1. Về phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành:
- Hạch toán chi phí nguyên vật liệu:
Khác với các ngành khác, trong thi công xây lắp vât tư được mua về đa số được đưa đến chân công trình, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức bảo quản ở chân công trình cho tốt, kiểm soát tốt tránh tình trạng bị thất thoát. Để đảm bảo sử dụng đúng mức,tiết kiệm vật tư thì các đội thi công phải lập kế hoạch thu mua và xây dựng định mức tiêu hao, định mức tồn kho để làm cơ sở đánh giá tình hình sử dụng vật tư thực tế. Cuối tháng kiểm kê lượng vật tư tồn kho và tổng hợp lượng vật tư tiêu hao trong kỳ cho từng công trình, hạng mục công trình, tiến hành phân tích, so sánh với định mức để đưa ra các biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả sử dụng và xử lý kịp thơig đối với những trường hợp phát sinh ngoài định mức.
- Hạch toán chi phí nhân công
Hiện nay trong Công ty, việc nghỉ phép của công nhân trực tiếp tham gia xây dựng là không đều đặn, chi phí tiền lương nghỉ phép tháng nào hạch toán thẳng vào chi phí nhân công trực tiếp tháng đó đã không phản ánh đúng giá thành và chi phí
bỏ ra, đồng thời dẫn đến chi phí NCTT giữa các tháng sẽ bị biến động đáng kể phụ thuộc vào tình hình nghỉ phép của nhân viên. Vì vậy hàng tháng kế toán nên tiến hành trích trước khoản chi phí này
- Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sữa chữa máy thi công để đảm bảo chi phí sản xuất giữa các kì không biến động quá lớn từ đó ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung:
Khoản mục chi phí chung là khoản mục chi phí phức tạp nhất trong các khoản mục chi phí phát sinh khi thi công công trình,
Ta thấy chi phí NVL trực tiếp chiếm phần lớn trong tổng chi phí tạo lên giá thành của sản phẩm do đó đội nên tiến hành phân bổ chi phí chung theo chi phí NVL trực tiếp của từng công trình, hạng mục công trình. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành thực tế của từng công trình từ đó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu thực tế của công trình.