THƯƠNG MẠI VIỆT DŨNG
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp từ cấp trên, được Nhà nước cấp vốn, vật tư, tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp nếu lãi thì Nhà nước thu, nếu lỗ thì Nhà nước phải bù. Chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước giữ va trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua pháp luật và những công cụ, những đòn bẩy kinh tế. Doanh nghiệp chủ động sản xuất kinh doanh theo quy luật kinh tế của thị trường trong khuôn khổ pháp luật.
Sự thay đổi nội dung và phạm vi quản lý trên của các chủ thể quản lý đòi hỏi hạch toán kinh tế nói riêng cũng như hệ thống công cụ quản lý phải được đổi mới, phải được hoàn thiện. Cụ thể phần hạch hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm trong cơ chế quản lý mới chủ yếu chịu sự quan tâm của các nhà quản lý doanh nghiệp vì nó liên quan trực tiếp tới lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ thu được. Doanh nghiệp cần hạch toán tốt các chi phí nhằm kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả, xử lý các tình huống kịp thời và tính đúng, tính đủ giá thành. Điều đó cho biết phạm vi chi phí cần trang trải để xác định lợi nhuận thực tế, tránh tình trạng lãi giả, lỗ thật như vậy doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường với mức độ cạnh tranh ngày càng cao, trình độ thi công các công trình ngày càng hiện đại, hợp đồng thi công lớn, phức tạp đòi hỏi phải có quá trình dự toán, nghiên cứu thị trường vì vậy công tác hạch toán của các công trình xây dựng lớn là đòi hỏi bắt buộc và phải được phê duyệt trước khi đưa vào thi công.