f) Chủ đầu tư:
1.3.2.2. Nguyên nhân
Về căn cứ để thẩm định dư án: Trong thời gian qua đã có nhiều thay đồi về các cơ chế chính sách, các văn bản liên quan đến công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dưng, công tác thẩm định dư án để ra quyết định đầu tư còn chưa đồng bộ và nhất quán dẫn đến nhiều sự thay đổi và bổ sung. Hơn nữa, trong quá trình thẩm định, nguồn thông tin mà can bộ thẩm định sử dụng chủ yếu dưa vào hồ sơ dư án do chủ đầu tư cung cấp, nên không tránh khỏi tình trạng thiếu thông tin về các lĩnh vực của dư án.
Về đội ngũ can bộ thực hiện: Trong những năm gần đây, số lượng các dư án sử dụng vốn ngân sách cần thẩm định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nôi tăng lên một cách đáng kể để phù hợp với quá trình phát triển của thành phố nói riêng và của đất nước nói chung. Tuy nhiên số lượng can bộ của Sở vẫn còn thiếu để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong công việc. Mặt khác, các can bộ thẩm định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nôi đều có tuổi đời khá lớn vì vậy bên cạnh những kinh nghiệm cá nhân, những can bộ thẩm định vẫn duy trì những phương pháp thẩm định tương đối cũ.
Về phương pháp thẩm định dư án: Hiện nay các can bộ thẩm định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nôi chỉ áp dụng phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp dư báo nên việc lựa chọn và đánh giá dư án chưa thật sự được khách quan. Đặc biệt đối với các dư án có tổng mức đầu tư khá lớn, quá trình đầu tư kéo dài, việc không tính đến những phương pháp phòng trừ rủi ro sẽ gây ra những thất thoát lãng phí rất lớn cho dư án. Mặt khác, việc thu thập thông tin trong quá trình thẩm định là rất cần thiết, tuy nhiên hiện nay
mặc dù có hệ thống máy tính nối mạng đã trợ giúp đắc lực cho công việc nhưng việc khai thác thông tin vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các thông tin về các doanh nghiệp xây dưng, các thông báo về phòng ngừa rủi ro.
Về nội dung thẩm định, có nhiều nội dung thẩm định dư án đầu tư đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cơ quan chuyên ngành như các dư án về xây dưng hoặc về văn hóa có các thiết kế cơ sở mà can bộ thẩm định của Sở Kế hoahcj đầu tư không đủ khả năng để tiến hành thẩm định. Trong nội dung thẩm định nguồn vốn và tổng mức đầu tư, có nhiều dư án vẫn chưa nêu rõ tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn đầu tư hay tính toán đến các phương án đền bù và tái định cư. Trong nội dung thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội của dư án đầu tư, các can bộ thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nôi mới chỉ chú trọng đến thẩm định tác động của dư án đến môi trường dưa trên báo cáo của chủ đầu tư và chưa lưu ý đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội khác của dư án. Tuy nội dung về hiệu quả kinh tế xã hội là rất quan trọng đối với các dư án sử dụng vốn ngân sách, nhưng trong quá trình thẩm định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nôi, nội dung này vẫn chưa được xem xét một cách thỏa đáng.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010-
2015
2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển của thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015.
Mục tiêu phát triển:
Đẩy nhanh tiến độ xây dưng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại, đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức và nâng cao chất lợng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, hài hòa với phát triển văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường, nâng cao chất lợng đời sống nhân dân. Phát triển đô thị và xây dưng nông thôn mới trên cơ sở Quy hoạch đồng bộ, văn minh, hiện đại. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Tạo nền tảng cơ bản để thực hiện hoàn thành trước từ 1-2 năm những mục tiêu, nhiệm vụ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, góp phần cùng cả nước cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Nâng cao chất lợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô; đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác Quy hoạch, xây dưng, quản lý đô thị và xây dưng nông thôn mới theo Quy hoạch, gắn với bảo vệ tài nguyên, nâng cao chất lợng môi trường; tích cực chăm lo phát triển văn hóa, xây dưng người Hà Nội thanh lịch, văn
minh; bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội; ưu tiên phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lợng nguồn nhân lực; tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; tiếp tục mở rộng, nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác, đối ngoại, hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Thủ đô.
Các khâu đột phá
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho người dân; đổi mới công tác can bộ, tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ can bộ, công chức. - Tập trung xây dưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo hướng đồng
bộ, hiện đại, trọng tâm là xây dưng hệ thống giao thông, cấp thoát nước và xử lý ô nhiễm môi trường.
Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu
• Chỉ tiêu kinh tế
(1). Tăng trưởng GDP bình quân: 12-13%/năm; trong đó: Dịch vụ: 12,2-13,5%; Công nghiệp - xây dưng: 13-13,7%; Nông nghiệp: 1,5-2,0%.
(2). Cơ cấu kinh tế cuối năm 2015: Dịch vụ: 54-55%; Công nghiệp - xây dưng: 41- 42%; Nông nghiệp: 3,0-5,0%.
(3). GDP bình quân/người cuối năm 2015: 82-86 triệu đồng;
(4). Huy động vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2011-2015: 1.400-1.500 nghìn tỷ đồng (tăng trung bình 17,5-18,5%/năm);
(5). Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân: 14-15%/năm;
• Chỉ tiêu văn hoá - xã hội
(6). Giảm tỷ lệ sinh bình quân: 0,02%/năm; tỷ lệ sinh con thứ 3 năm 2015: dưới 5%;
(7). Tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2015: 100%; (8). Số giường bệnh/vạn dân: 20
(9). Số bác sỹ/vạn dân: 12,5
(10). Tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa: 85%; Làng văn hóa: 55%; Tổ dân phố văn hóa: 65%; Cơ quan, đơn vị văn hóa: 60%;
(11). Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia năm 2015: 50-55%;
(12). Số lao động được giải quyết việc làm mới hàng năm: 140-145 ngàn người; (13). Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015: 55%;
(14). Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới bình quân giảm 1,5-1,8%/năm;
(15). Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ phổ cập bậc THPT và tương đương năm 2015: 90%;
• Chỉ tiêu đô thị, nông thôn, môi trường:
(16). Tỷ lệ xã đạt Tiêu chẩn nông thôn mới: trên 40%.
(17). Diện tích nhà ở đô thị bình quân đầu người năm 2015: 28m2; (18). Diện tích đất xanh đô thị đạt: 7 m2/người;
(19). 100% số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh; 100% số hộ dân đô thị được sử dụng nước sạch; lượng nước sạch đô thị: 150lít/người/ngày đêm.
(20). Tỷ lệ rác thải được thu gom và xử lý trong ngày tại nội thành: 100%; tại ngoại thành: 80%. 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh mới và trên 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện có đạt Tiêu chẩn môi trường; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt Tiêu chẩn; 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải rắn nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt Tiêu chẩn.