f) Chủ đầu tư:
1.2.6.3. Phương pháp thẩm định dư án:
Dư án “ Xây dưng trụ sở làm việc Phòng công chứng số 9 Thành phố Hà Nội” được thẩm định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nôi theo phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp dư báo và phương pháp so sánh đối chiếu. Cụ thể là can bộ thẩm định sẽ so sánh đối chiếu các căn cứ pháp lý, mục đích và nội dung đầu tư, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế -xã hội của dư án với các Tiêu chẩn quy phạm và chủ trương, đường lối phát triển của thành phố Hà Nội năm 2009.
1.2.6.4. Nội dung thẩm định dư án:
Các can bộ thẩm định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nôi đã tiến hành thẩm định dư án này theo các nội dung sau:
Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dư án:
Để thẩm định sự cần thiết của dư án, can bộ thẩm định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nôi đã căn cứ vào những nội dung sau:
- Quan điểm và định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội trong lĩnh vực tư pháp giai đoạn 2010-2015
- Quyết định số 465/QĐ-UBND của Thành phố Hà Nội ngày 29/8/2008 quyết định đổi tên phòng công chứng số 3 tỉnh Vĩnh Phúc thành phòng công chứng số 9 của Thành phố Hà Nội
- Hiện trạng sử dụng của phòng công chứng số 9 Thành phố Hà Nội: cơ sở vật chất lụp xụp không đủ để phục vụ cho nhu cầu tiến hành các hoạt động pháp lý của người dân trong khu vực.
- Nhu cầu công chứng các văn bản và thực hiện các chức năng pháp lý của các tổ chức, công ty và người dân đang làm việc và sinh hoạt trên địa bàn huyện Mê Linh và khu vực lận cận.
- Mục tiêu đầu tư của dư án: Xây dưng (mới) trụ sở làm việc Phòng Công chứng số 9 thành phố Hà Nội để cải thiện điều kiện làm việc của can bộ công chức, góp phần thực hiện cải cách Tư pháp trên địa bàn thành phố. Qua thẩm định, can bộ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nôi kết luận việc đầu tư xây dưng trụ sở làm việc – văn phòng công chứng số 9 là cần thiết với các lí do cơ bản sau:
- Đáp ứng được nhu cầu của người dân và các cơ quan, ngành nghề đóng trên địa bàn
- Là một địa điểm thuận lợi cho cơ quan quản lý thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình.
- Góp phần hoàn thiện Quy hoạch mạng lưới và định hướng chiến lược của Thủ đô.
- Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Thủ đô, việc đầu tư xây dưng phòng công chứng số 9 góp phần nâng cao chất lợng chứng thực của huyện Mê Linh nói riêng và của Thủ đô nói chung, góp phần phát triển sự nghiệp của ngành nhằm quản lý tốt, đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
- Mặt khác, về vị trí địa lý, Mê Linh tiếp giáp với huyện Yên Lạc và Bình Xuyên ở phía Tây, giáp với huyện Đông Anh, Sóc Sơn ở phía Đông, huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) ở phía Bắc với ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Mê Linh có nhiều đường giao thông huyết mạch chảy qua như: Quốc lộ 2, Quốc lộ 23, Xa lộ Bắc Thăng Long- Nội Bài, tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai, đường thủy có Sông Hồng, Sông Cà Lồ chảy qua là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Tổ quốc.
Vì vậy, để phát triển kinh tế- xã hội và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào huyện Mê Linh nên việc xây dưng trụ sở làm việc Phòng công chứng số 9 Thành phố Hà Nội là rất cần thiết và cấp bách, phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của một vùng kinh tế quan trọng.
Căn cứ pháp lý để thực hiện dư án:
Can bộ thẩm định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nôi đã vận dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thẩm định căn cứ pháp lý của dư án “ Xây dưng Trụ sở làm việc Phòng công chứng số 9 Thành phố Hà Nội” dưa vào các văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Căn cứ Quyết định số 37/2008/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của UBND Thành phố Hà Nội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nôi;
- Căn cứ Luật Xây dưng năm 2003; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về Quản lý dư án đầu tư xây dưng công trình;
- Căn cứ Luật Đấu thầu, Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dưng
theo Luật Xây dưng;Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dưng công trình; Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ;
- Căn cứ Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 09/4/2009 của UBND Thành phố ban hành quy định về quản lý dư án đầu tư xây dưng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của Thành phố Hà Nội.
Sau khi thẩm định khía cạnh pháp lý của dư án, can bộ thẩm định tại Sở Kế hoahcj và Đầu tư đề nghị bổ sung Quyết định số 465/QĐ-UBND ngày 29/8/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc đổi tên Phòng Công chứng số 3 tỉnh Vĩnh Phúc thành Phòng Công chứng số 9 thành phố Hà Nội.
Nguồn vốn và tổng mức đầu tư:
Để thẩm định nguồn vốn đầu tư của dư án, can bộ thẩm định đã dưa vào Kế hoahcj phân bổ vốn cho Sở Tư pháp thành phố Hà Nội năm 2009 để kiểm tra sự phù hợp của dư án đối với kế hoahcj, chiến lược phát triển của thành phố
Nguồn vốn đầu tư cho dư án: “ Xây dưng phòng công chứng số 9, thành phố Hà Nội” là nguồn từ ngân sách thành phố:
Trong đó:
- Chi phí đầu tư xây dưng công trình chính: 4.577.980.000đ
- Chi phí thiết bị: 150.000.000đ
- Chi phí nhà tạm: 45.779.800đ
- Chi phí san lấp mặt bằng: 50.000.000đ
- Chi phí quản lý dư án: 111.139.426đ
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dưng: 503.494.256đ
- Dư phòng phí: 548.952.534đ
( Bảng khái toán chi phí đầu tư xây dưng dư án -Phụ lục )
Để tiến hành thẩm định tổng mức đầu tư của dư án " Xây dưng trụ sở làm việc Phòng công chứng số 9 Thành phố Hà Nội", các can bộ thẩm định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nôi đã vận dụng phương pháp so sánh đối chiếu với các văn bản quy định và các dư án tương tự. Các văn bản quy định được sử dụng để thẩm định tổng mức đầu tư của dư án là:
- Về khối lượng tính toán: dưa trên thiết kế cơ sở dư án do Phòng công chứng số 9 Thành phố Hà Nội cung cấp.
- Căn cứ Thông tư số 07/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ Xây dưng về hướng dẫn điều chỉnh dư toán xây dưng công trình;
- Căn cứ Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dưng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dưng công trình;
- Căn cứ Công văn số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dưng công bố định mức chi phí quản lý dư án và tư vấn đầu tư xây dưng công trình; - Về đơn giá và định mức áp dụng: can bộ Thẩm định căn cứ vào "Đơn giá
xây dưng cơ bản- Phần xây dưng cơ bản" ban hành theo quyết định số 17/2008/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội.
Qua đó đưa ra kết luận: Dư án Xây dưng trụ sở làm việc phòng công chứng số 9 Thành phố Hà Nội có các chi phí được tính toán theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra can bộ thẩm định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nôi cũng tiến hành kiểm tra kế hoahcj huy động và sử dụng vốn, cùng với tiến độ và thời gian thực hiện dư àn thì nhận thấy cần điều chỉnh lại thời gian thực hiện dư án cho phù hợp với thời gian thực tế.
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội:
Căn cứ vào đề cương báo cáo của chủ đầu tư về dư án “ Xây dưng trụ sở phòng công chứng số 9- Thành phố Hà Nội” can bộ thẩm định nhận thấy việc xây dưng trụ
sở phòng công chứng số 9- Thành phố Hà Nội sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội tại huyện Mê Linh, đặc biệt là sẽ giúp cho việc thu hút đầu tư của huyện thông qua việc giải quyết các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng và thuận tiện. Mặt khác, dư án được tiến hành xây dưng ngay trên diện tích đất của phòng công chứng số 3, huyện Mê Linh trước đây nên sẽ không gây ảnh hưởng hay tác động tới môi trường và cảnh quan xung quanh mà ngược lại việc xây dưng mới trụ sở phòng công chứng số 9 sẽ góp phần tạo cảnh quan hiện đại cho huyện.
Trong nội dung này, can bộ thẩm định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nôi đã phát hiện ra chủ đầu tư còn thiếu Báo cáo về tác động của dư án tới môi trường xung quanh. Vì vậy Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nôi đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư phải bổ sung ngay nội dung này cho dư án trước khi tiến hành phê duyệt dư án.
Ý kiến của sinh viên:
Dư án “Xây dưng trụ sở làm việc phòng công chứng số 9- Thành phố Hà Nội” đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nôi thẩm định theo đúng quy trình đã quy định. Các nội dung thẩm định đầy đủ và can bộ thẩm định đã áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu trong hầu hết các nội dung cẩn thẩm định của dư án. Tuy nhiên, khía cạnh về hiệu quả kinh tế xã hội của dư án được đề cập khá sơ sài trong quá trình thẩm định. Khi thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội của dư án, can bộ thẩm định chưa xem xét đánh giá kỹ càng các tác động của dư án đối với môi trường mặc dù đây là một nội dung khá quan trọng.