TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG CHƯƠNG 5-6 (Trang 41 - 43)

1. Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Trong quá trình tham gia bị hao mòn và giá trị của nó chuyển dần sang giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn và được thu hồi lại dưới hình thức khấu hao. Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tưứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng.

2. Có thể phân loại TSCĐ theo hình thức biểu hiện (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình); Phân theo mục đích sử dụng; Phân theo công dụng kinh tế; Phân theo tình hình sử dụng và theo sở

đánh giá lại). Cũng có thểđánh giá theo giá trị còn lại của tài sản cốđịnh. Có 2 loại hao mòn của TSCĐ, đó là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

3. Khấu hao TSCĐ là việc chuyển dịch phần giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử

dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất ra theo các phương pháp tính toán thích hợp. Mục đích của khấu hao TSCĐ là nhằm tích luỹ vốn để tái sản xuất giản đơn hoặc tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Hiện nay trong viễn thông sử dụng 2 phương pháp khấu hao là khấu hao theo đường thẳng và khấu hao nhanh. Mỗi phương pháp khấu hao có ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng nhất định.

4. Vốn lưu động là số vốn tiền tệứng trước để đầu tư mua sắm các tài sản lưu động nhằm

đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động có thể là vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán; có thể là vốn vật tư hàng hoá và vốn về chi phí trả trước. Nếu theo vai trò của vốn lưu động

đối với quá trình kinh doanh thì bao gồm vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất; vốn lưu động trong khâu sản xuất và vốn lưu động trong khâu lưu thông. Nếu theo quan hệ sở hữu về vốn có vốn ngân sách nhà nước cấp; vốn ngành bổ xung từ quỹđầu tư phát triển và các khoản nợ.

5. Doanh thu của doanh nghiệp viễn thông gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và phục vụ; doanh thu từ các hoạt động khác. Nếu phân theo các đơn vị thì bao gồm doanh thu các đơn vị

thành viên hạch toán độc lập; đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp.

6. Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống (Tiền lương, Bảo hiểm xã hội,...) và lao động vật hoá (Nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ

lao động, khấu hao tài sản cốđịnh,...) mà doanh nghiệp viễn thông đã chi ra để tiến hành các hoạt

động sản xuất trong kỳ kinh doanh nhất định. Trong hoạt động kinh doanh có nhiều loại chi phí khác nhau, tuỳ theo mục đích và yêu cầu để phân loại.

7. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp viễn thông đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ (tính cho một khối lượng sản phẩm, công việc, lao động nhất định đã hoàn thành). Có nhiều phương pháp tính giá thành như tính trực tiếp; tính tổng cộng chi phí; tính theo hệ số. Để giảm giá thành cần tập trung vào các biện pháp như tăng năng suất lao động, sử dụng có hiệu quả chi phí tiền lương, giảm chi phí cốđịnh trong giá thành sản phẩm, giảm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng trong giá thành sản phẩm.

8. Chính sách giá, cước quyết định tình hình tài chính của doanh nghiệp viễn thông, mức doanh thu, lợi nhuận, và các khả năng đầu tư phát triển nhờ nguồn vốn tự có của mình. Hệ thống giá, cước đúng đắn có căn cứ khoa học là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự

thành công và phát triển của các ngành kết cấu hạ tầng. Để có giá cước đúng đắn phải có phương pháp hình thành thích hợp và tuân theo những nguyên tắc nhất định.

9. Lợi nhuận kinh doanh viễn thông là kết quả tài chính cuối cùng của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh viễn thông, là chỉ tiêu chất lượng đểđánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông. Lợi nhuận của doanh nghiệp viễn thông bao gồm lợi nhuận đơn vị

thành viên hạch toán độc lập và lợi nhuận hạch toán tập trung. Do có vị trí và tầm quan trọng nên phải phân phối lợi nhuận sao cho giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và công nhân viên, trước hết cần làm nghĩa vụ và hoàn thành trách nhiệm đối với Nhà nước theo pháp luật quy định như nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Dành phần lợi nhuận thích

đáng để giải quyết các nhu cầu kinh doanh của mình, đồng thời chú trọng đảm bảo lợi ích của các thành viên trong đơn vị mình.

Chương 6: Quản trị tài chính doanh nghiệp viễn thông

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG CHƯƠNG 5-6 (Trang 41 - 43)