Xây dựng cước phí dịch vụ viễn thông

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG CHƯƠNG 5-6 (Trang 35 - 37)

a) Phương pháp hình thành giá, cước dựa vào chi phí : Với quan điểm của doanh nghiệp viễn thông thì giá, cước phải trang trải được tất cả các chi phí để tạo ra dịch vụ và đảm bảo cho doanh nghiệp viễn thông có lãi cần thiết để nộp thuế, mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên.

Giá, cước ban đầu của doanh nghiệp sản xuất được xác định theo công thức sau: P i = Zi + Lni

Trong đó: Pi - Giá, cước ban đầu của 01 đơn vị sản phẩm dịch vụ loại i

Zi - Giá thành của 01 đơn vị sản phẩm dịch vụ loại i.

Lni - Mức lợi nhuận quy định cho 01 đơn vị sản phẩm dịch vụ.

Giá, cước ban đầu này chỉ có thể đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp ở thời điểm hình thành giá hoặc ở trong khoảng thời gian ngắn kể từ khi sử dụng giá. Sở dĩ như vậy vì thị trường là một hệ thống động, nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố trong đó có yếu tố hình thành giá cả. Các yếu tố hình thành giá, cước bao gồm các yếu tố bên ngoài không phụ thuộc vào sự hoạt động của chính doanh nghiệp viễn thông và các yếu tố bên trong mà doanh nghiệp viễn thông có thể và cần phải có những tác động phù hợp lên chúng.

Do vậy mức giá, cước ban đầu cần phải được điều chỉnh phụ thuộc vào những yếu tố hình thành giá ảnh hưởng đến đại lượng chi phí sản xuất. Giá, cước điều chỉnh là hàm số của các yếu tố

kể trên:

Pđc= F (Z, Ic, Iinf, Iqual, Ln)

Trong đó: Ic - Chỉ số tăng giá thành trung bình do tăng các khoản mục chi phí. Iinf - Chỉ số tăng giá thành do lạm phát.

Iqual- Chỉ số tăng giá thành để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Đặc điểm của phương pháp hình thành giá, cước viễn thông trên cơ sở chi phí:

- Đây là phương pháp thông dụng, doanh nghiệp sản xuất cung cấp dịch vụ viễn thông biết

được chi phí sản xuất của mình và do đó định giá, cước một cách đơn giản đồng thời không phải thường xuyên điều chỉnh giá khi nhu cầu thay đổi.

- Nếu tất cả các doanh nghiệp trong ngành viễn thông cùng sử dụng phương pháp này thì giá, cước sản phẩm dịch vụ viễn thông sẽ khá gần nhau, Vì vậy sự cạnh tranh về giá, cước sẽ ít gay gắt.

- Đây là phương pháp được coi là khá công bằng giữa doanh nghiệp sản xuất cung cấp sản phẩm dịch vụ viễn thông và khách hàng sử dụng các dịch vụđó.

Nhược điểm của phương pháp này trước hết là việc tính toán chi phí, phân bổ chi phí chưa hoàn toàn chính xác, hợp lý do nhiều yếu tố khách quan đem lại. Vì tổng chi phí khó đánh giá, xây dựng một cách chính xác, hơn nữa theo phương pháp này thì giá, cước phụ thuộc vào giá thành sản phẩm dịch vụ trong khi chính mức giá thành lại phụ thuộc vào sản lượng sản phẩm dịch vụ viễn thông sản xuất cung cấp và tiêu thụ (sử dụng). Trong thực tế giá thành sản phẩm dịch vụ

viễn thông được xác định trên cơ sở mức sản lượng nhất định, trong điều kiện nhất định của thị

trường, nhưng giá, cước được thực hiện trong một điều kiện thị trường có nhiều thay đổi, đó là yếu tố về cầu, về cạnh tranh,... Vì vậy việc hình thành giá, cước bằng phương pháp dựa vào chi phí phải kết hợp với các phương pháp khác, đặc biệt là phương pháp liên quan đến cầu trên thị

trường, để trả lời câu hỏi với mức giá thành nhất định tương ứng với một mức sản lượng, một tỷ

lệ lãi thì khi so sánh với cầu có sự biến động nhiều không?

b) Phương pháp hình thành giá, cước căn cứ vào nhu cầu của khách hàng sử dụng: Theo

phương pháp này mức giá cước phụ thuộc vào nhiều nhân tố: Loại thị trường (thị trường cạnh tranh thuần tuý, thị trường độc quyền thuần tuý, thị trường cạnh tranh có độc quyền, thị trường

Chương 6: Quản trị tài chính doanh nghiệp viễn thông

độc quyền nhóm); mức độ và đặc điểm nhu cầu thị trường...Mỗi mức giá, cước đặt ra sẽ dẫn đến một mức cầu khác nhau và trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và thị phần thị trường của doanh nghiệp viễn thông. Mối liên hệ giữa giá, cước và cầu được mô tả bằng đường cầu, vì vậy các doanh nghiệp viễn thông đều cố gắng xác định được cầu của mình ở thị trường mục tiêu. Trên cơ sở phân tích đặc điểm cầu về các dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông áp dụng chính sách giá phân biệt cho các sản phẩm dịch vụ viễn thông. Hệ thống giá phân biệt gồm có một số dạng sau:

- Định cước theo thời gian: Cước được thay đổi theo mùa, theo ngày, thậm chí theo giờ. Vào những giờ ban ngày, tải trọng lớn, quy định mức cước cao. Vào giờ ban đêm, ngày lễ quy

định mức cước thấp. Phương pháp này có thể áp dụng để hình thành cước điện thoại đường dài.

- Định giá, cước nhiều thành phần: Hình thành giá, cước khác nhau cho số lượng đơn vị

dịch vụ khác nhau. Trong trường hợp này giá, cước thay đổi phụ thuộc vào lượng sử dụng. Ưu

điểm của cách phân biệt giá này là làm tăng sản lượng sản phẩm dịch vụ, tăng doanh thu. Tuy nhiên để xác định nó cần phải nghiên cứu nhu cầu sử dụng cá biệt.

6.4. LỢI NHUẬN KINH DOANH DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG

6.4.1 Nội dung lợi nhuận và cách xác định : Lợi nhuận kinh doanh viễn thông là kết quả tài chính cuối cùng của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh viễn thông, là chỉ tiêu chất lượng để chính cuối cùng của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh viễn thông, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông. Lợi nhuận kinh doanh viễn thông giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông vì trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không, điều quyết

định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không? Vì thế lợi nhuận kinh doanh viễn thông

được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời còn là một chỉ tiêu cơ bản đểđánh giá hiệu quả

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông. Lợi nhuận tác động đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp viễn thông, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp viễn thông được vững chắc. Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp viễn thông phấn đấu cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh làm giá thành sản phẩm hạ thì lợi nhuận sẽ tăng lên một cách trực tiếp. Ngược lại nếu chi phí cao, giá thành sản phẩm tăng thì lợi nhuận sẽ trực tiếp giảm bớt. Vì vậy, lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh viễn thông. Lợi nhuận còn là nguồn tích luỹ cơ bản để mở rộng tái sản xuất xã hội, sự tham gia

đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông vào ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG CHƯƠNG 5-6 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)