Phân loại vốn lưu động

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG CHƯƠNG 5-6 (Trang 25 - 27)

- Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán (Vốn bằng tiền: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và vốn trong thanh toán gồm: Các khoản nợ phải thu của khách hàng, các khoản tạm ứng, các khoản phải thu khác…)

- Vốn vật tư hàng hoá: Vốn vật tư hàng hoá trong ngành viễn thông bao gồm nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ lao động.

- Vốn về chi phí trả trước: Là những khoản chi phí lớn thực tếđã phát sinh có liên quan đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên được phân bổ vào giá thành sản phẩm của nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh như chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí thuê TSCĐ, cải tiến kỹ thuật, chi phí quảng cáo…

b- Phân loại theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình kinh doanh: Theo tiêu thức này vốn lu động được chia thành :

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ lao động nhỏ.

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm vốn phí trả trước

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn.

Các phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động sao cho hợp lý và có hiệu quả sử dụng cao nhất.

c- Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn: Theo cách này người ta chia vốn lưu động thành 3 loại:

- Vốn ngân sách nhà nước cấp: Là số vốn lưu động thuộc quyền sỏ hữu nhà nước, giao cho ngành có quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt.

- Vốn bổ xung từ quỹđầu tư phát triển

- Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động hình thành từ vốn vay

Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động được hình thành bằng vốn của bản thân ngành được nhà nước cấp hoặc tự bổ xung hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn.

6.2. DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG 6.2.1 Doanh thu doanh nghiệp viễn thông 6.2.1 Doanh thu doanh nghiệp viễn thông

Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp viễn thông. Doanh thu của doanh nghiệp viễn thông gồm các loại:

a) Doanh thu từ hoạt động kinh doanh và phục vụ: doanh thu về cung cấp dịch vụ viễn thông, tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng, của các đơn vị sự nghiệp có thu và cung cấp các dịch vụ khác sau khi trừ (-) các khoản hoàn cước, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại; thu từ trợ

cấp, trợ giá của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước và phụ thu do Nhà nước quy định.

b) Doanh thu từ các hoạt động khác bao gồm: các khoản thu từ hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động bất thường.

Chương 6: Quản trị tài chính doanh nghiệp viễn thông

+ Từ các hoạt động liên doanh liên kết; góp vốn cổ phần; lãi tiền gửi, tiền cho vay (trừ

tiền lãi phát sinh từ nguồn vốn vay đầu tư xây dựng cơ bản); tiền lãi trả chậm của việc bán hàng trả góp; tiền hỗ trợ lãi suất tiền vay của Nhà nước trong kinh doanh (nếu có); thu từ hoạt động mua bán chứng khoán (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu)...

+ Từ hoạt động nhượng bán ngoại tệ hoặc thu nhập về chênh lệch tỷ giá nghiệp vụ ngoại tệ

theo quy định của Bộ Tài chính;

+ Hoàn nhập số dư dự phòng giảm giá chứng khoán;

+ Tiền cho thuê tài sản đối với đơn vị cho thuê tài sản không phải là hoạt động kinh doanh thường xuyên.

- Doanh thu từ các hoạt động bất thường là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên như: thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa; bán công cụ, dụng cụđã phân bổ

hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng; các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ; thu chuyển nhượng, thanh lý tài sản, nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi

được; hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi

đã trích vào chi phí của năm trước nhưng không sử dụng hết; hoàn nhập số dư chi phí trích trước về bảo hành hàng hoá, sản phẩm, công trình và hạng mục công trình khi hết thời hạn bảo hành; các chi phí trích trước (nếu có) lớn hớn số thực chi (trừ chi phí trích trước về sửa chữa tài sản của 4 loại tài sản cốđịnh đặc thù); thu từ cho thuê hoặc chuyển quyền sở hữu trí tuệ; thu từ tiền phạt vi phạm Hợp đồng kinh tế; thu về chiết khấu thanh toán; các khoản thuế phải nộp (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) được Nhà nước giảm và các khoản thu bất thường khác.

6.2.2 Doanh thu các đơn vị thành viên

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG CHƯƠNG 5-6 (Trang 25 - 27)