* Phương pháp Kinh tế:
- Là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế để tác động lên lợi ích của con người.
- Nội dung của phương pháp này chính là sự quản lý bằng lợi ích thông qua lợi ích của con người. Lợi ích là điểm trung tâm của phương pháp kinh tế, nó quyết định hiệu quả tác động.
Các cá nhân, tập thể là đối tượng bị tác động vì lợi ích thiết thân của mình sẽ phải tự xác định và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề.
Phương pháp này sử dụng các công cụ đòn bẩy kinh tế như: quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, chế độ hạch toán kinh tế, chế độ khen thưởng, % doanh số… nhằm tạo ra điều kiện vật chất thuận lợi và những sự kích thích lợi ích để động viên các đối tượng quản lý phát huy năng lực, sở trường, sự sáng tạo của mình, lựa chọn cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ, sử dụng có hiệu quả nhất tài sản được giao, phát huy tối đa khả năg sẵn có của họ.
- Ưu điểm:
+ Tác động lên đối tượng quản lý một cách nhẹ nhàng, không gây ra sức ép tâm lý, tạo ra bầu không khí thoaỉ mái, dễ được chấp nhận.
+ Tính dân chủ rất cao, các đối tượng quản lý có quyền lựa chọn hành động theo ý mình.
+ Nó kích thích khả năng sáng tạo, phát huy tính sáng tạo trong công việc, mang lại hiệu quả rất cao.
+ Được áp dụng linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng trong nhiều điều kiện hoàn cảnh và trong nhiều lĩnh vực.
- Nhược điểm:
+ Không có sự dảm bảo thực hiện cao vì nó không bắt buộc.
+ Dễ bị đối tượng quản lý xem thường nếu không kèm theo các phương pháp tác động khác.
+ Đòi hỏi phải có điều kiện về quyền lực, về vật chất đi kèm theo. * Phương pháp Hành chính
- Là phương pháp quản lý bằng các tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý thông qua các quyết định dứt khoát mang tính mệnh lệnh, đòi hỏi và bắt buộc mọi người trong hệ thống phải chấp hành, nếu không sẽ bị xử lý bằng chế tài. Đây thực chất là phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ, kỉ luật, tổ chức của hệ thống quản lý.
- Đặc trưng của phương pháp này là: sử dụng quyền uy của tổ chức để ra các mệnh lệnh đơn phương áp đặt cho đối tượng buộc họ phải thực hiện, nếu không sẽ phải chịu các chế tài của tổ chức.
- Phương pháp này tác động theo 2 hướng: hướng tổ chức và hướng điều chỉnh hành vi con người.
+ Hướng tổ chức: thành lập – cơ cấu – sáp nhập – giải thể các bộ phận, các đơn vị của tổ chức.
+ Hướng điều chỉnh hành vi: ban hành các quy tắc, quy định, điều lệ để điều chỉnh hành vi như : quyết định kỉ luật, điều động luân chuyển…
- Ưu điểm:
+ Có uy lực, có tính đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của tổ chức.
+ Tạo ra được sự tập trung thống nhất của tổ chức trong quản lý làm cho hoạt động của tổ chức diễn ra theo ý muốn của chủ thể.
+ Khi sử dụng không cần phải đi kèm những phương pháp khác mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
- Nhược điểm:
+ Tạo ra áp lực, sức ép tâm lý, làm giảm khả năng sáng tạo.
+ Nhà quản lý phải là những người rất có bản lĩnh để quan sát nắm bắt được đối tượng để có sự tác động chuẩn xác, phù hợp thì mới có hiệu quả trong quản lý.
* Phương pháp giáo dục thuyết phục động viên
- Là phương pháp vận dụng các quy luật các nguyên tắc hoạt động của tâm lý, giáo dục và xã hội để tác động lên tâm lý, tình cảm của con người làm cho những mặt tích cực trong con người họ thức dậy và làm lãng quên hay kìm nén những mặt tiêu cực để đạt đến kết quả làm việc cao.
- Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục. Nhà quản lý làm cho đối tượng có thể hiểu và phân biệt được phải trái, đúng sai, tốt xấu, đẹp xấu, lợi hại, thiện ác… từ đó nâng cao tính tự giác và sự sự gắn bó với hệ thống. Phương pháp này được sử dụng dưới nhiều hình thức rất phong phú và đa dạng.
Chia sẻ tâm tư nguỵện vọng với cấp dưới, quan tâm kịp thời để nắm bắt những khó khăn, vướng măc, gần gũi động viên khuyến khích kịp thời, đánh giá công bằng, khách quan. Khơi dậy tính tự nguyện, tự giác của người lao động, kích thích họ làm việc hăng hái với tất cả trí tuệ và khả năng cao nhất.
Muốn áp dụng có hiệu quả phương pháp này, các nhà quản lý cần phải có uy tín trước tập thể và phải đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của mọi thành viên trong tổ chức để có cách ứng xử hợp lý. đồng thời cũng cần kết hợp với các phương pháp quản lý khác cho thích hợp.
- Ưu điểm: Không gây sức ép tâm lý cho đối tượng, trái lại đối tượng cảm thấy được quan tâm nên sẽ tạo ra được sự phấn khởi, hăng hái, không khílàm việc sôi nổi, đôi khi mang lại những kết quả vượt xa sự mong đợi.
- Hạn chế:
+ Dễ làm cho người lao động ỷ lại trông chờ vào tập thể hoặc đưa ra yêu sách quá sức đối với tổ chức. Tính hiệu lực không cao, không đảm bảo thực hiện chắc chắn, nên khi sử dụng vẫn cần phải có kết hợp đi kèm các phương pháp khác.
+ Nó đặt ra yêu cầu cho nhà quản lý phải là người có đủ uy tín, có điều kiện và có thời gian quan tâm chăm sóc, động viên cấp dưới.
* Phương pháp quản lý theo mục tiêu (MBO)
- Là quá trình xác định các mục tiêu thực hiện thông qua sự tham gia giữa cấp trên và cấp dưới, luôn có sự xem xét định kỳ, sự tiến triển hướng tới mục tiêu và có sự khen thưởng theo tiến triển hướng tới mục tiêu đó.
Đây là một trong những phương pháp đã giúp các nhà quản lý doanh nghiệp khai thác triệt để các lý thuyết khoa học quản lý đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng.
- Yêu cầu: Phải xác định, xây dựng mục tiêu có sự tham gia phối hợp của cá cấp quản lý và tất cả những người thừa hành để hoàn thành nên mục tiêu tổng thể. Mỗi cá nhân, bộ phận tự xác định mục tiêu cho mình trên cơ sở mục tiêu tổng thể.
Xây dựng mục tiêu là một công việc khó, yêu cầu phải xuất phát từ cấp thấp nhất là cấp cơ sở lên đến cấp cao.
+ Tạo ra tính cu thể, mục tiêu được xác định cụ thể rõ ràng gắn với từng cá nhân, bộ phận của tổ chức.
+ Những quyết định trong tổ chức thì có sự tham gia của các thành viên trong tổ chức nhất là những quyết định chung của tổ chức.
+ Nó có tính thời hạn cụ thể.
+ Luôn luôn có thông tin phản hồi về sự tiến triển của mục tiêu. + Nó có sự khen thưởng động viên kịp thời.
* Phương pháp quản lý chất lượng toàn bộ theo ISO
- Đây là phương pháp mới, được thành lập 1947 tại Thuỵ Sĩ. Là một trong những PP hiện đại lúc đầu chỉ được áp dụnh trong các doanh nghiệp hiện nay vẫn đang được vận dụng trong hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp kể cả các tổ chức Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Thuật ngữ ISO đang đồng hành với chất lượng của hàng hóa, dịch vụ.
- Định nghĩa: Quản lý chất lượng toàn bộ (TQM) là phương pháp quản lý của một tổ chức trong đó định hướng vào chất lượng dựa trên sự tham gia của mọi thành viên nhừm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng. Mục tiêu của phương pháp này chính là việc cải tiến chất lượng sản phẩm và làm thoả mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép.
- Yêu cầu: Phải xây dựng được một hệ thống quản lý chất lượng gồm rất nhiều yếu tố: xây dựng cơ cấu tổ chức, xây dựng các quy trình, các nguồn lực, các thủ tục nhằm bảo đảm cho hàng hóa và dịch vụ thoả mãn nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất. Yêu cầu của phương pháp này là phải vận dụng được các tiêu chuẩn đã xây dựng đưa vào áp dụng trong công tác quản lý.
+ Nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh liên quan đến chất lượng đồng thời nó huy động được sự tham gia của mọi cá nhân, bộ phận trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
+ Giúp nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, góp phần nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó nó tạo ra được một cơ chế hàng hóa dịch vụ liên tục được cải tiến chất lượng làm tăng sự công nhận của khách hàng về chất lượng và làm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
+ Giúp nâng cao đạo đức của người lao động.
Câu 12:Chức năng quản lý là gì? Cho biết chức năng cơ bản của quản lý? Hãy phân tích nội dung chức năng hoạch định và cho ví dụ?
a. Khái niệm:
Quản lý là một hoạt động hết sức đa dạng và phức tạp. Để thuận lợi cho việc thực hiện có thể phân chia hoạt động quản lý thành những nhóm hoạt động chuyên biệt có cùng tính chất chuyên môn, từ đó giao cho các bộ phận có đủ khả năng đảm nhiệm. Đó là quá trình phân công chuyên môn hoá lao động quản lý. Kết quả là hình thành các chức năng quản lý.
Có thể nói các chức năng quản lý là những hành động chuyên biệt của hoạt động quản lý. Là sản phẩm của quá trình phân công, chuyên môn hoá lao động quản lý.
b. Phân loại:
* Cách phân loại của Henry Fayol: Ông phân chia thành 5 loại chức năng: Lập kế hoạch, Tổ chức, Phối hợp, Điều khiển và Kiểm tra.
* Phân loại theo 2 học giả: Luther Gulick và Luydal Urwich, các ông đưa ra chức năng quản lý theo mô hình POSDCoB. Mô hình này có 7 chức năng:
- Lập KH: P - Tổ chức: O - Nhân sự: S
- Điều khiển: D - Phối hợp: Co - Lãnh đạo: L - Kiểm soát: C