Tiểu sử của Henrry Fayol:

Một phần của tài liệu tài liệu hướng dẫn học tập môn quản lý học đại cương (Trang 25)

Sinh năm 1841 trong một gia đình tiểu tư sản người Pháp, mất năm 1925. Năm 1860 tốt nghiệp Trương Đại học Mỏ, về làm việc tại khu mỏ Xanhdica ở Pháp. Sau đó trở thành Tổng Giám đốc khu mỏ này.

Ông là người có công đưa khu mỏ từ một hãng kinh doanh đang hấp hối trở nên thịnh vượng.

Năm 77 tuổi ông nghỉ hưu về nghiên cứu hành chính tại Trung tâm nghiên cứu Hành chính do ông lập ra.

Cùng với F.W Taylor, ông được đánh gía là cha đẻ của một trong những học thuyết QL hiện đại nhất.

b. Cơ sở triết học:

Quan niệm: hiệu quả một hãng kinh doanh là phụ thuộc vào hiệu quả của hoạt động quản lý.

Ông đi sâu nghiên cứu cái “hệ thần kinh” (bộ máy quản lý) của các hãng kinh doanh lớn và đi đến kết luận: Hiệu quả của quản lý thì phụ thuộc vào năng lực của nhà quản lý, nhưng năng lực của nhà quản lý có được không chỉ do bẩm sinh m,à phần lớn phụ thuộc vào việc học tập, nghiên cứu các nguyên tắc, phương pháp khoa học trong quản lý.

Hoạt động quản lý từ chỗ chỉ là những hoạt động đã trở thành một nghề.

c. Nội dung:

- Đưa ra được định nghĩa về quản lý: Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu lập kế hoạch, tổ chức phối hợp hướng dẫn điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của các thành viên trong xã hội, đồng thời sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt mục tiêu đã đề ra.

- Ông phân chia hoạt động của một hãng kinh doanh thành 6 nhóm lớn: + Nhóm hoạt động Kĩ thuật

+ Nhóm Thương mại + Nhóm Tài chính

+ Nhóm Hạch toán thống kê + Nhóm An ninh

+ Nhóm Quản lý Hành chính

Nhóm quản lý hành chính là tập hợp của các nhóm còn lại, nhóm này tạo ra sức mạnh cho tổ chức.

Cấp quản lý hành chính càng cao thì kiến thức về quản lý hành chính càng nhiều, cấp quản lý hành chính càng thấp thì kiến thức chuyên môn là quan trọng nhất. Cấp cao nhất mà không có kiến thức về quản lý thì hoạt động của tổ chức sẽ giảm dần và sẽ đi tới 0.

- Ông chỉ ra 5 chức năng cho hoạt động quản lý:

+ Chức năng lập kế hoạch: Là chức năng cơ bản đầu tiên của quản lý, nó lường trước được rủi ro, tránh do dự khi đã được lập kế hoạch, tạo ra cơ sở để thực hiện công việc. Kế hoạch chỉ mang tính tương đối.

Để thực hiện chức năng này, nhà quản lý cần phải có phẩm chất đặc biệt, phải là người có kiến thức, có kinh nghiệm, dám làm và dám chịu trách nhiệm, biết dùng người, biết phân công lao động.

+ Chức năng tổ chức:

 Chức năng này gồm 2 khía cạnh: Tổ chức vật chất và Tổ chức con người. Tổ chức vật chất là cung cấp những thứ cần thiết cho sản xuất như: nguyên vật liệu, vốn, lao động… Tổ chức con người là việc phân công lao động, phân cấp quản lý.

 Ông phân quản lý ra làm 3 cấp: Cấp cao, cấp Trung gian và cấp Cơ sở.

+ Chức năng phối hợp: Là sự kết nối các cá nhân, bộ phận trong tổ chức, đảm bảo sự cân bằng về vật chất, môi trường, nhu cầu lợi ích của tổ chức cũng như làm cho các chức năng trong tổ chức quan hệ với nhau, liên hệ với nhau.

+ Chức năng điều khiển: Điều khiển là việc khởi động tổ chức đưa tổ chức đạt đến cái đích đã đặt ra, đạt mục tiêu dự kiến trong kế hoạch.

+ Chức năng kiểm soát (kiểm tra): Đây là chức năng cuối cùng của quản lý, là việc nghiên cứu những nhược điểm, sai lầm và có biện pháp không để nó tiếp tục xảy ra.

Phải thu thập thông tin phản hồi để mới có thể tiến hành kiểm tra, kiểm soát được. Kiểm tra phải được tiến hành thực hiện một cách thường xuyên nhưng cũng phải nhanh chóng và hiệu quả để tránh vì quá ham kiểm tra mà có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

- Chỉ ra nguyên tắc của quản lý: Nguyên tắc chung nhất có thể được áp dụng cho mọi tổ chức nhưng không được áp dụng một cách máy móc mà phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể: Ông đưa ra 14 nguyên tắc:

+ Nguyên tắc chuyên môn hoá phù hợp với khả năng lao động. + Nguyên tắc quyền hạn đi đôi với trách nhiệm.

+ Nguyên tắc kỷ luật trong tổ chức.

+ Nguyên tắc thống nhất trong điều khiển. + Nguyên tắc thống nhất trong lãnh đạo. + Nguyên tắc khen thưởng.

+ Nguyên tắc sự hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung. + Nguyên tắc tập trung quyền lực trong quản lý.

+ Nguyên tắc trật tự hoá thứ bậc trong quản lý.

+ Nguyên tắc trật tự, không xáo trộn nhiệm vụ của các cấp quản lý. + Nguyên tắc ổn định trong tuyển dụng.

+ Nguyên tắc hợp tình hợp lý lợi ích, mục tiêu của tổ chức. + Nguyên tắc tính sáng tạo, khuyến khích phát huy sáng kiến. + Nguyên tắc tinh thần đồng đội, chống quan liêu giấy tờ. - Vấn đề con người và đào tạo con người:

+ Phải lựa chọn được con người cần thiết, bố trí họ vào những vị trí phù hợp để phát huy được hết năng lực của họ.

+ Phải lựa chọn được những người có đủ tư cách, đủ đức, tài. Tài là những kiến thức, hiểu biết rộng về lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận và phải có kinh nghiệm. Đức là phải có sức khoẻ, phải có tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm. Phải biêt sử dụng cấp dưới, sử dụng nhân tài.

+ Người lao động: phải kí kết được hợp đồng lao động, phải biết phát huy tính sáng tạo và khuyến khích tinh thần người lao động.

+ Đào tạo: Nhà quản lý chính là tinh hoa tri thức của đất nước, họ phải được đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống. Các nhà quản lý phải thường xuyên có sự trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà quản lý hiện tại với những nhà quản lý tương lai (chuyển giao thế hệ). Đối với nhân viên: Cần phải có đào tạo phù hợp với từng mức độ khác nhau.

- Chỉ ra chức trách, nhiệm vụ đối với các nhà quản lý:

+ Phải chuẩn bị kế hoạch 1 cách khoa học, đầy đủ và phải nghiêm chỉnh thực hiện khoa học đó.

+ Phải thiết lập được 1 cơ quan chỉ đạo duy nhất có năng lực hoạt động mạnh. Phải xác định rõ nhiệm vụ trong tổ chức đối với từng cá nhân và các bộ phận trong tổ chức.

+ Phải là người có khả năng ra quyết định nhanh và chính xác.

+ Phải là người biết khen thưởng đối với những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cũng như phải biết trừng phạt đối với những lỗi lầm khuyết điểm của cấp dưới.

+ Phải biết tuyển dụng có hiệu quả. + Phải biết đặt lợi ích chung lên trên hết. + Phải biết duy trì kỉ luật.

+ Phải kiểm tra tất cả mọi công việc. + Phải thống nhất mệnh lệnh.

+ Phải đấu tranh chống lại những hiện tượng tham ô tham nhũng, hách dịch cửa quyền.

d. Nhận xét đánh giá:

* Tích cực:

- Ông đã xây dựng được một hệ thống các nguyên tắc quản lý có giá trị rất thiết thực cho quản lý sản xuất kinh doanh và có thể mở rộng áp dụng cho cả hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước.

- Học thuyết của ông còn có tác dụng cho cả lĩnh vực tâm lý con người và công tác đào tạo cán bộ quản lý.

* Hạn chế: Chưa tạo lập được môi trường xã hội cho lao động về các mối quan hệ cung - cầu, về cạnh tranh bình đẳng.

Câu 10: Cho biết nguyên tăc quản lý là gì? Hãy phân tích các nguyên tắc đó?

Một phần của tài liệu tài liệu hướng dẫn học tập môn quản lý học đại cương (Trang 25)