- Tên thương hiệu: du lịch Trâu, dịch sang tiếng Anh “Buffalo Tours” Tên thương hiệu Trâu đã đảm bảo tương đối các tiêu chí đối với tên thương
3.2. Mục tiêu và phương hướng hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty TNHH một thành viên du lịch Trâu Việt Nam
hành của công ty TNHH một thành viên du lịch Trâu Việt Nam trong thời gian tới
3.2.1.Mục tiêu
Triết lý kinh doanh của công ty là “Hãy thiết kế,xây dựng, thực hiện những dịch vụ thỏa mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng.Triết lý này được xây dựng dựa trên những nguyên tắc nhất quán của hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ (TQM).
Chiến lược kinh doanh của công ty là đến năm 2025 xây dựng Trâu Việt Nam trở thành một tập đoàn du lịch hàng đầu có thương hiệu trong và ngoài nước. Chiến lược này đã được công ty cụ thể hóa theo các kế hoạch 5 năm từ 2010-2025
3.2.2.Phương hướng
Trong giai đoạn 2010- 2015: nhiệm vụ chiến lược là duy trì thị phần outbound và nội địa, tích cực liên minh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để mở rộng thị trường inbound, trở thành một trong những công ty thực hiện landtour hàng đầu tại miền Bắc.
Trong giai đoạn 2015-2020: công ty phải giữ được thị phần đã có để tiếp tục tối đa hóa lợi nhuận, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng của du lịch inbound, trở thành các nhà tổ chức tour độc lập và gây dựng uy tín thương hiệu đi đôi với nâng cao chất lượng của các dịch vụ bổ trợ như lưu trú và ăn uống.
Giai đoạn 2020-2025: Liên kết mở rộng với các đối tác trong và ngoài nước hình thành chuỗi dịch vụ khép kín từ lữ hành đến lưu trú, ăn uống với chất lượng cao, trở thành một tập đoàn du lịch mạnh trong nước và vươn ra tầm khu vực và quốc
3.3.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị thương hiệu tại công ty TNHH một thành viên du lịch Trâu Việt Nam
3.3.1.Tăng cường công tác đào tạo và nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ quản lý và nhân viên.
Như những phân tích ở trên ta có thể thấy công ty cần xây dựng một chính sách tuyển dụng và đào tạo lại đội ngũ nhân viên chi tiết và hiệu quả. Công ty nên lập kế hoạch cho các cán bộ chủ chốt tham gia các khóa học ngắn hạn hoặc dài hạn về quản trị thương hiệu nếu cần thiết để năng cao lực chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó công ty cần thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn nâng cao năng lực cho toàn thể đội ngũ nhân viên để họ hiểu được vai trò của họ trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của công ty. Từ đó, họ có ý thức nâng cao khả năng làm việc và tinh thần trách nhiệm, đồng thời doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng cơ chế đãi ngộ hợp lý đối với nhân viên.
3.3.2.Tăng cường quản lý thương hiệu Trâu Việt Nam thông qua các chức năng giám sát, đo lường và điều chỉnh.
Việc tăng cường quản lý thương hiệu sẽ giúp cho công ty có cơ hội nắm bắt mọi vấn đề có thể xảy ra, đánh giá sự thành công của chiến lược thương hiệu và sự thực thi, đồng thời phân tích sự tác động của các sự kiện bên ngoài lên thương hiệu. Cụ thể là sự yêu thích của khách hàng về thương hiệu Trâu Việt Nam so với các đối thủ khác, biết được giá trị thương hiệu có bị sụt giảm hay không và ảnh hưởng như thế nào đến việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ; để từ đó có biện pháp điều chỉnh khắc phục thích hợp. Muốn giám sát, đo lường và điều chỉnh một cách có hiệu quả, công ty cần xây dựng một hệ thống các tiêu chí đo lường hiệu quả việc quản lý thương hiệu.
3.3.3.Nâng cao hiệu quả quảng bá thương hiệu Trâu Việt Nam thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động tài trợ, các hoạt động xã hội, đưa thương hiệu gần gũi hơn với người tiêu dùng.
Một thương hiệu mạnh không chỉ cần có chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt mà phải biết kết hợp quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Việc quảng bá thương hiệu của công ty du lịch Trâu Việt Nam hiện nay còn mang tính rời rạc, chưa mang lại hiệu quả cao. Hoạt động quảng cáo ngoài trời, quảng cáo qua TV thực sự chưa được chú ý. Cần phải quảng lựa chọn chiến lược quảng cáo thật hiệu quả để có thể phù hợp ngân sách nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.
Tham gia các hoạt động xã hội sẽ gây được thiện cảm đối với khách hàng do đó góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu du lịch Trâu Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khách hàng ngày càng đề cao hình ảnh doanh nghiệp xanh, doanh nghiệp vì xã hội; việc công ty tham gia các hoạt động xã hội hay tham gia hội các công ty du lịch xanh sẽ tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí khách hàng cũng như nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà Nước.
3.3.4.Một số giải pháp khác:
Ngoài các giải pháp nêu trên, để phát triển bền vững thương hiệu, công ty du lịch Trâu Việt Nam cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Không ngừng cải thiện trang Web của Trâu Việt nam để khách hàng có thể tra cứu thông tin một cách thuận tiện, nhanh chóng và chính xác.
- Thực hiện tốt các tiêu chuẩn phục vụ khách hàng để thực sự mang đến những chuyến du lịch chất lượng cao, mang đến những trải nghiệm đặc sắc cho khách hàng. Đồng thời, xây dựng hình ảnh công ty luôn độc đáo, mới mẻ.
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ liên quan như khách sạn, vận chuyển,…Bởi đặc trưng của sản phẩm du lịch là tổ hợp tất cả các sản phẩm dịch vụ khác, do đó nếu khách hàng không hài lòng về một
trong số các sản phẩm bổ sung cũng sẽ có ấn tượng xấu với hình ảnh thương hiệu du lịch Trâu Việt Nam.
KẾT LUẬN
Thương hiệu là tài sản vô hình nhưng lại chứa đựng sức mạnh hữu hình, khi nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ, thậm chí là sự thành bại trong kinh doanh. Vì lí do đó, một hướng đi cho thương hiệu luôn là thách thức đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.
Hoạt động kinh doanh lữ hành Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ. Với số lượng khách lớn hơn từ quốc tế cùng với số du khách trong nước đang không ngừng tăng lên đang mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp lữ hành tại Việt Nam.Tuy nhiên sức ép cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt khi những đối thủ cạnh tranh có nguồn lực dồi dào và tham vọng tiến sâu vào thị trường du lịch đầy tiềm năng của Việt Nam. Công ty TNHH một thành viên Trâu Việt Nam đang có những lợi thế: bề dày và uy tín thương hiệu, kinh nghiệm tổ chức các chương trình du lịch trong và ngoài nước, chất lượng đội ngũ nhân viên ngày càng cải thiện, mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và các đối tác. Trong xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt của hoạt động kinh doanh lữ hành, hoạt động quản trị thương hiệu đóng vai trò then chốt quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và thành công chung của doanh nghiệp. Sức mạnh của một thương hiệu được tổng hợp từ rất nhiều yếu tố, thương hiệu đó không chỉ đơn thuần là một thương hiệu đem đến sự thoả mãn cho người tiêu dùng về mặt lợi ích sử dụng của sản phẩm, dịch vụ mà nó còn phải thực sự đi sâu vào cuộc sống của khách hàng, hiểu những gì khách hàng nghĩ, và góp phần xây dựng một môi trường sống tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn cho họ. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả xây dựng và quản trị thương hiệu thực sự là một vấn đề khó khăn cần được quan tâm đúng mức. Trước tiên,
công ty cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của quản trị thương hiệu, xây dựng được một ngân sách hợp lý vừa đủ cho các hoạt động vừa đảm bảo tỷ suất lợi nhuận. Sau đó, công ty cần xây dựng chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu với những biện pháp cụ thể. Đó là những cơ sở để có thể quản trị thương hiệu thành công và tạo bước tiến cho hoạt động kinh doanh của công ty.