4.3.3.1 Nhóm hộ nghèo về giáo dục:
- Gia đình đông con, không có đủ tiền để chi trả cho các khoản đóng góp của trường lớp, không tham gia được các hoạt động của nhà trường đề ra.
- Đường đi lại khó khăn, không có người đưa đi học.
- Do chính bản thân người nghèo lười đi học, đi học không chịu tiếp thu kiến thức, kĩ năng tay nghề, lười học hỏi.
- Thiếu sự quan tâm của gia đình về vấn đề học tập, dù được thầy cô đến động viên đi học nhưng gia đình vẫn không cho đi học vì thiếu người lao động.
4.3.3.2 Nhóm hộ nghèo về y tế.
- Sức khỏe kém, người dân chưa thực sự quan tâm tới sức khỏe của mình, làm giảm sức lao động, chưa tin tưởng vào các cán bộ y tế.
- Do người dân lo ngại việc đi khám chữa bệnh sẽ tốn nhiều tiền khám chữa bệnh và viện phí,lo ngại phải đút tiền cho bác sĩ.
- Khi đi khám chữa bệnh thủ tục khám chữa bệnh vẫn còn rườm rà, khám bệnh còn phải đợi lâu, thiếu giường bệnh nhiều lúc phải nằm hai người một giường, người đi trông thiếu chỗ ngủ.
4.3.3.3 Nhóm hộ nghèo về nhà ở.
- Do thiếu tài sản, thiếu đất sản xuất, thiếu kinh nghiệm làm cản trở sự phát triển kinh tế hộ gia đình nên không có điều kiện xây nhà.
- Do bản thân người nghèo chưa thực sự cố gắng vẫn còn lười lao động. - Do ốm đau bệnh tật, mất khả năng lao động.
- Không có nghề nghiệp ổn định, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp cho thu nhập thấp còn phải phụ thuộc vào thời tiết.
4.3.3.4 Nhóm hộ nghèo về điều kiện sống.
Nguồn nước sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh do nguồn nước còn bị ô nhiếm do đốt vỏ keo, các chất thải sinh hoạt của vật nuôi thải ra.
Do nhà thiếu điều kiện, vốn đầu tư nên việc xây nhà vệ sinh cũng khó được thực hiện vì vậy nhà vệ sinh không được đảm bảo vệ sinh.
4.3.3.5 Nhóm hộ nghèo về điều kiện sống
- Dù gần nơi mua mạng internet nhưng do người dân chưa quan tâm tới việc tiếp cận thông tin thông qua các hình thức.
- Không có tiền để mua các phương tiện tiếp cận thông tin và sợ tốn kém.
4.4. Giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên
4.4.1. Định hướng giảm nghèo bền vững tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên
* Mục tiêu chung:
Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển KT - XH của xã Yên Đổ nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của hộ nghèo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các thôn, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa nhóm người giàu và nghèo. Giúp người nghèo thoát nghèo bền vững khi gặp rủi do, thiên tai không dễ ràng rơi vào nghèo đói và không có nguy cơ làm ảnh hưởng đến nghèo trong tương lai.
* Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu đến năm 2020, thu nhập BQ đầu người của các hộ nghèo tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm xuống, các hộ thoát nghèo, không có nguy cơ hoàn nghèo và tái nghèo trở lại.
- Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, nhu cầu sống như: nhà ở, sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà vệ sinh tiêu chuẩn, sử dụng điện, tiếp cận tài sản tiêu dùng, v.v... người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Cơ sở hạ tầng KT - XH ở các thôn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt thủy lợi, v.v…
- Cộng đồng lớn mạnh, giúp người nghèo thoát nghèo vươn lên hộ khá, do vậy khi gặp bất kì khó khăn nào, hộ không dễ dàng rơi vào nghèo đói.
4.4.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững nâng cao chất lượng giảm nghèo cho xã Yên Đổ Yên Đổ
Giải pháp giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều không phải phủ định tác động của việc đo nghèo đơn chiều bằng thu nhập, phương pháp tiếp cận đa chiều chỉ là phương pháp bổ sung cùng với phương pháp tiếp cận nghèo đơn chiều giúp cho việc xác định nghèo và đề ra các chính sách giảm nghèo mang lại hiệu quả hơn. Do vậy, việc xây dựng các chính sách giảm nghèo bền vững và toàn diện sẽ được bám chặt chẽ vào các nhóm đối tượng nghèo đa chiều và từ đó, tất yếu sẽ giải quyết được nhóm nghèo theo thu nhập hiện tại.
Ngoài ra, cần thực hiện một số chính sách giúp địa phương giảm nghèo như sau: - Cần phải thực hiện các chính sách tuyên truyền cho người dân, hộ nghèo có ý thức tự vươn lên thoát nghèo. Thực tế, có rất nhiều hộ có tâm lý không muốn thoát nghèo vì hộ nghèo được nhận rất nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước. Hỗ trợ người nghèo cần phải có tính ràng buộc, để người nghèo tự có ý thức vươn lên thoát nghèo.
- Hỗ trợ đúng mức cho con em hộ nghèo sau khi có công việc ổn định.
- Có chính sách hỗ trợ những hộ có người ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo nguồn vốn trong gia đình.
- Cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào NN ở địa phương như các cơ sở chế biến thực phẩm. Thu mua sản phẩm cho người nghèo. Liên kết giữa 4 nhà: Nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước, nhà nông chặt chẽ hơn.
- Đầu tư vào Y tế, Trang thiết bị phải đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Y tế, tăng chỉ tiêu đào tạo bác sĩ và đào tạo bác sĩ giỏi. Miễn tri trả 100% viện phí cho người nghèo.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, giao thông, thủy lợi, chợ,… ngày càng hoàn thiện hơn.
- Chính sách vay vốn ưu đãi hơn, quan tâm tới những người mới thoát nghèo.
- Tạo các chính sách nghề nghiệp mới giúp cho người dân ít phụ thuộc vào nông nghiệp.
4.4.3 Giải pháp đối với từng nhóm hộ.
* Nhóm hộ thiếu hụt về tiếp cận thông tin.
Hiện nay việc tiếp cận thông tin rất quan trọng đối với người dân để họ có thể nắm bắt được tình hình kinh tế- xã hội, các vấn đề về công nghiệp hoa hiện đại hóa, về nông nghiệp nông thôn vì vậy người dân cần được hướng dẫn kiến thức và kĩ năng tiếp cận thông tin.
Không phải lúc nào người dân cũng có thể nắm bắt được tin tức do họ còn phải đi làm vì vậy các địa phương có thể mở đài phát thanh cho người dân cùng nghe để khi đi làm họ cũng có thể nắm bắt được thông tin.
Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ để người dân có thể tham gia vui chơi giải trí để mọi người cùng được tham gia, giao lưu.
Có thể cung cấp hoặc mở một lớp tập huấn cho người dân về cách sử dụng và phải tạo lập mạng lưới cho người dân cùng giúp đỡ nhau.
Chủ động cập nhật thông tin và mạnh dạn áp dụng KH – CN vào SX như: trồng các giống lúa mới có năng suất cao, quy mô và tối đa hóa việc sử dụng đất NN, áp dụng máy móc vào trong SX, giải phóng sức LĐ nâng cao thu nhập.
* Nhóm hộ thiếu hụt về điều kiện sống.
Thực hiện chính sách hỗ trợ những người dân nghèo vẫn còn 11 hộ đang phải sử dụng nguồn nước chưa hợp vệ sinh, có 44 hộ đang sử dụng nhà tiêu chưa hợp vệ sinh để có thể đảm bảo cuộc sống của họ có sức khỏe tốt không mắc bệnh tật vì vậy nhà nước cần quan tâm tới vấn đề này cùng với đó người dan cũng nên khắc phúc dần những vấn đề đó.
Tạo điều kiện cho người nghèo vay vốn với lãi suất thấp để họ có vốn làm ăn và đầu tư vào xản xuất tạo ra thu nhập và nâng cao mức thu nhập của các hộ gia đình.
* Nhóm hộ thiếu hụt về nhà ở.
Đối với nhóm hộ nghèo về điều kiện sống vẫn còn 25 hộ sống trong ngôi nhà thiếu kiên cố vì vậy nhà nước nên tạo công ăn việc làm cho các hộ dân để họ có thu nhâp ổn định, nâng cao đời sống của gia đình có thể xây được ngôi nhà vững chắc để tạo cho họ một cuộc sống ổn định hơn. Thực hiện chính sách xóa nhà đơn sơ cho các hộ nghèo.
Cần chủ động tìm tòi, học hỏi nâng cao kiến thức, kĩ năng và chất lượng tay nghề. Không ngừng học hỏi tìm ra các giải pháp giảm nghèo thiết thực cho hộ gia đình. Cần phải nhận thức rõ, học vấn là cơ sở tạo nên nhận thức cho con người. Trình độ học vấn thấp là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói và ít có cơ hội tìm kiếm được việc làm tốt với mức thu nhập cao và ổn định.
*Nhóm hộ thiếu hụt về giáo dục.
Trình độ học vấn là một vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi người, giúp cho chúng ta nhận thức được moi vấn đề tạo nên nhận thức của con người trong xã hội. Trình độ học vấn cũng là nguyên nhân nghèo đói, từ bảng 4.3 ta thấy rằng có 12 hộ thiếu bằng cấp lớp 9 như vậy ta có thể thấy rằng trình độ học vấn thấp thì khó có thể có được một công việc tốt và thu nhập cao. Ngày nay đi làm bất cứ việc gì người ta cũng cần bằng cấp thấp nhất là trung học cơ sở nếu không có bằng cấp thì họ có xin được việc nhưng công việc đó sẽ không cho họ được thu nhập cao như vạy sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều vấn đề như sức khỏe, giáo dục của con cái…vì vậy đối với người nghèo cần quan tâm chú trong cho con cái đi học để có trình độ tiếp thu những cái mới, tiếp thu khoa học kĩ thuật để ứng dụng vào trong sản xuất để nâng cao thu nhập và mức sống đối với gia đình và bản thân.
Những chính sách mà nhà nước ban hành về việc miễn giảm học phí đối với học sinh nghèo, trao học bổng cho những học sinh có thành tích cao trong học tập, trợ cấp hàng tháng cho học sinh nghèo để các em có thể đến trường. Còn đối với sinh viên đang đi học tại các trường đại học, cao đẳng vẫn tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi giáo dục cho sinh viên vay tiền nộp học phí và trợ cấp hàng tháng cho những sinh viên thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo hoặc sống ở khu vực khó khăn. Muốn có thu nhập cao và có thu nhập ổn định thì chúng ta cần có một công việc ổn định vì vậy mọi người nếu không có điều kiện đi học đại học hay cao đẳng thì nên đi học hoặc tham gia các lớp học nghề để có thể tự tìm cho mình một công việc và tạo thu nhập cho bản thân mình.
* Nhóm hộ thiếu hụt về y tế.
Con người là nhân tố hàng đầu, là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước. Trong đó, sức khỏe là tài sản quý báu của mỗi người,
mỗi gia đình và mỗi quốc gia. Có sức khoerlaf có tất cả mất đi sức khỏe coi như là mất tất cả vì sức khỏe là nhân tố quyết định lớn nhất đối với tất cả mọi người, có sức khỏe thì mới tạo ra thu nhập để phục vụ nhu cầu cuộc sống mất đi sức khỏe là mất đi thu nhập đôi khi còn làm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Do vậy người nghèo hãy tự giữ gìn sức khỏe cho chính bản thân mình để có một sức khỏe tốt, muốn có sức khỏe tốt luôn được vui tươi chúng ta nên tập thể dục thường xuyên vào mỗi buổi sang, tham gia các hoạt động của cộng đồng xóm xã, các phong trào để tạo cho chúng ta cảm thấy thoải mái tinh thần sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh hơn.
Cần có ý thức chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.
Hiện nay 100% người nghèo có bảo hiểm y tế, việc thực hiện chính sách của nhà nước đang được địa phương thực hiện một cách nghiêm chỉnh, vì vậy người dân đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh. Đã giúp cho người dân giảm được rất nhiều chi phí trong việc chữa bệnh.
4.4.4 Giải pháp đối với nhóm hộ nghèo
Con người là yếu tố quyết định cho sự thành công và phát triển của công cuộc giảm nghèo. Để thoát khỏi nghèo đói các hộ nghèo phải cần cố gắng nỗ lực vươn lên có thể thoát nghèo.
Học vấn là cơ sở tạo nên nhận thức của con người. Trình độ học vấn là nguyên nhân dẫn đến nghèo, trình độ học vấn thấp thì it có cơ hội kiếm được việc làm tốt với thu nhập cao vì vậy các hộ nghèo nên quan tâm tới việc học tập của trẻ em, cho trẻ em đi học, nâng cao trình độ học vấn tiếp thu kiến thức mới để có thể áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo.
Thực hiện chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo; xây dựng chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo.
Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, để cải thiện nhà ở, nhà vệ sinh, nước sạch cho hộ nghèo.
Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, để cải thiện và hỗ trợ thêm tài sản tiêu dùng và tài sản sản xuất cho hộ nghèo.
Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo.
Vì đây là nhóm hộ có mức thu nhập dưới mức tối thiểu nên sẽ thực hiện những chính sách giúp tăng thu nhập cho hộ.Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn với lãi xuất ưu đãi thấp để hỗ trợ sản xuất. Đồng thời gắn với việc dạy nghề, tạo việc làm, giới thiệu việc làm, nâng cao tay nghề hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao KT - CN vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả nguồn vốn giúp tăng thu nhập.
Ngoài ra, thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo. Tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo.
4.4.5 Giải pháp đối với nhóm hộ cận nghèo
Đây là hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo đơn chiều theo thu nhập và có cả hộ trung bình, giàu và khá, nhưng không thuộc hộ nghèo đa chiều, vì vậy sẽ sử dụng các chính sách hỗ trợ tiếp cận thị trường để trợ giúp như tạo điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế, tiếp cận thông tin, bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo nghề giúp nâng cao tay nghề, giới thiệu việc làm tạo thu nhập cho người lao động giúp hộ tăng thu nhập và giúp thoát nghèo.
Cần phải thực hiện các chính sách tuyên truyền cho người dân, hộ nghèo có ý thức tự vươn lên thoát nghèo. Thực tế, có rất nhiều hộ có tâm lý không muốn thoát