Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã yên đổ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

3.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn, đó chính là các số liệu đã qua xử lý, tổng hợp. Thu thập các số liệu thứ cấp từ nguồn thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nước, của UBND xã Yên Đổ. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về tình hình SXNN, kinh tế hộ nông dân và các tổ chức KT - XH, tình hình nghèo đói của xã Yên Đổ trong những năm 2012-2014, mạng internet, v.v…

3.3.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

Số liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Cụ thể, số liệu sơ cấp được thu thập từ các hộ điều tra trên địa bàn xã Yên Đổ. Để thu thập được số liệu phải tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ bằng bảng phiếu điều tra được lập sẵn.

Đến địa bàn nghiên cứu để quan sát thực tế, phỏng vấn chính thức các hộ gia đình để biết được tình hình nghèo đói của địa phương. Vai trò giảm nghèo bền vững đối với phát triển kinh tế của hộ. Từ đó nắm được một cách tương đối thông tin về tình hình cơ bản như thu nhập, nhân khẩu, lao động, tài sản, nguồn vốn của hộ, những thuận lợi và khó khăn để giúp hộ gia đình thoát nghèo bền vững.

* Phương pháp điều tra hộ.

Chọn mẫu điều tra: Toàn xã có 17 xóm, để phản ánh một cách trung thực, chính xác nhất thực trạng nghèo của các hộ tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Tôi đã tiến hành điều tra 80 hộ trên 4 xóm đại diện cho xã từ đó có thể suy rộng ra toàn xã, trong đó:

- Chọn 1 xóm có tình hình kinh tế phát triển nhất xã (xóm Làng).

- Chọn 1 xóm có tình hình phát tiển kinh tế thuộc loại khá (xóm Gốc Vải). - Chọn 1 xóm có tình hình phát triển kinh tế trung bình (xóm Đồng Chừa). - Chọn 1 xóm có tình hình phát triển kinh tế khó khăn (xóm Khe Khương) - Điều tra 80 hộ tương ứng 100% số mẫu trên 4 xóm, mỗi xóm 20 hộ (25% tổng số phiếu điều tra).

+ Hộ giàu và khá: 20 hộ (25%). + Hộ trung bình: 20 hộ (25%). + Hộ cận nghèo: 20 hộ (25%). + Hộ nghèo: 20 hộ (25%).

Trong đó, mỗi xóm chọn 5 hộ khá, 5 hộ trung bình, 5 hộ cận nghèo và 5 hộ nghèo. Lý do chọn mẫu: Trong 80 hộ điều tra, chọn 20 hộ nghèo đơn chiều, sau khi nghiên cứu kết quả nghèo đa chiều, so sánh tỷ lệ hộ nghèo đa chiều so với hộ nghèo đơn chiều để thấy được sự khác biệt giữa hai loại hình nghiên cứu và suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu.

- Nội dung phiếu điều tra:

Phiếu điều tra có các thông tin như: Tên chủ hộ, dân tộc, trình độ học vấn, nhân khẩu, tuổi, lao động, v.v…

Điều tra qua 5 tiêu chí: Giáo dục, Y tế, Nhà ở, Điều kiện sống, Tiếp cận thông tin.

Cơ cấu nghề nghiệp của hộ: NN và phi NN.

Tính chỉ số đa chiều cho từng hộ gia đình về Giáo dục, Y tế, Nhà ở, Điều kiện sống, Tiếp cận thông tin.

Điều tra về nguyên nhân nghèo đói của hộ.

- Phương pháp điều tra:

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, phỏng vấn số hộ điều tra đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn thông tin qua quan sát trực tiếp trên địa bàn nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp kiểm tra thông tin chéo giữa các hộ để có chính xác thông tin điều tra.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã yên đổ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)