Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã yên đổ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 30)

- Đánh giá chung thực trạng nghèo đa chiều và thực trạng nghèo theo chuẩn nghèo hiện nay tại một số xã của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

- Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều theo các phương án 1 và 2 được nêu trong đề án giảm nghèo của Bộ lao động- Thương binh- Xã hội tại xã Yên Đổ, Huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên.

- Xác định những nguyên nhân nghèo về nghèo đa chiều.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo bền vững tại xã Yên Đổ.

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu trên 4 xóm: xóm Gốc Vải, xóm Làng, xóm Đồng Chừa, xóm Khe Thương.

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn, đó chính là các số liệu đã qua xử lý, tổng hợp. Thu thập các số liệu thứ cấp từ nguồn thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nước, của UBND xã Yên Đổ. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về tình hình SXNN, kinh tế hộ nông dân và các tổ chức KT - XH, tình hình nghèo đói của xã Yên Đổ trong những năm 2012-2014, mạng internet, v.v…

3.3.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

Số liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Cụ thể, số liệu sơ cấp được thu thập từ các hộ điều tra trên địa bàn xã Yên Đổ. Để thu thập được số liệu phải tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ bằng bảng phiếu điều tra được lập sẵn.

Đến địa bàn nghiên cứu để quan sát thực tế, phỏng vấn chính thức các hộ gia đình để biết được tình hình nghèo đói của địa phương. Vai trò giảm nghèo bền vững đối với phát triển kinh tế của hộ. Từ đó nắm được một cách tương đối thông tin về tình hình cơ bản như thu nhập, nhân khẩu, lao động, tài sản, nguồn vốn của hộ, những thuận lợi và khó khăn để giúp hộ gia đình thoát nghèo bền vững.

* Phương pháp điều tra hộ.

Chọn mẫu điều tra: Toàn xã có 17 xóm, để phản ánh một cách trung thực, chính xác nhất thực trạng nghèo của các hộ tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Tôi đã tiến hành điều tra 80 hộ trên 4 xóm đại diện cho xã từ đó có thể suy rộng ra toàn xã, trong đó:

- Chọn 1 xóm có tình hình kinh tế phát triển nhất xã (xóm Làng).

- Chọn 1 xóm có tình hình phát tiển kinh tế thuộc loại khá (xóm Gốc Vải). - Chọn 1 xóm có tình hình phát triển kinh tế trung bình (xóm Đồng Chừa). - Chọn 1 xóm có tình hình phát triển kinh tế khó khăn (xóm Khe Khương) - Điều tra 80 hộ tương ứng 100% số mẫu trên 4 xóm, mỗi xóm 20 hộ (25% tổng số phiếu điều tra).

+ Hộ giàu và khá: 20 hộ (25%). + Hộ trung bình: 20 hộ (25%). + Hộ cận nghèo: 20 hộ (25%). + Hộ nghèo: 20 hộ (25%).

Trong đó, mỗi xóm chọn 5 hộ khá, 5 hộ trung bình, 5 hộ cận nghèo và 5 hộ nghèo. Lý do chọn mẫu: Trong 80 hộ điều tra, chọn 20 hộ nghèo đơn chiều, sau khi nghiên cứu kết quả nghèo đa chiều, so sánh tỷ lệ hộ nghèo đa chiều so với hộ nghèo đơn chiều để thấy được sự khác biệt giữa hai loại hình nghiên cứu và suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu.

- Nội dung phiếu điều tra:

Phiếu điều tra có các thông tin như: Tên chủ hộ, dân tộc, trình độ học vấn, nhân khẩu, tuổi, lao động, v.v…

Điều tra qua 5 tiêu chí: Giáo dục, Y tế, Nhà ở, Điều kiện sống, Tiếp cận thông tin.

Cơ cấu nghề nghiệp của hộ: NN và phi NN.

Tính chỉ số đa chiều cho từng hộ gia đình về Giáo dục, Y tế, Nhà ở, Điều kiện sống, Tiếp cận thông tin.

Điều tra về nguyên nhân nghèo đói của hộ.

- Phương pháp điều tra:

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, phỏng vấn số hộ điều tra đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn thông tin qua quan sát trực tiếp trên địa bàn nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp kiểm tra thông tin chéo giữa các hộ để có chính xác thông tin điều tra.

3.3.3. Các chỉ số đánh giá nghèo đa chiều

Bảng 3.1: Bảng chỉ số nghèo đa chiều dự kiến. Chiều

nghèo

Chỉ số đo

lƣờng Ngƣỡng thiếu hụt Cơ sở pháp lý Điểm

1) Giáo dục 1.1. Trình độ giáo dục của người lớn Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên đủ 15 tuổi sinh từ năm 1986 trở lại không tốt nghiệp Trung học cơ sở và hiện không đi học

Hiến pháp năm 2013 NQ 15/NQ-TW

Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020. Nghị quyết số 41/2000/QH (bổ sung bởi Nghị định số 88/2001/NĐ-CP) 10 1.2. Tình trạng đi học của trẻ em Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi đi học (5-dưới 15 tuổi) hiện không đi học

Hiến pháp năm 2013 Luật Giáo dục 2005 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 10 2)Y tế 2.1. Tiếp cận các dịch vụ y tế Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh(ốm đau được xác định là bị bệnh/chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học không tham gia được các hoạt động bình thường) Hiến pháp năm 2013 Luật Khám chữa bệnh 10 2.2. Bảo hiểm y tế Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên hiện tại không có bảo hiểm y tế

Hiến pháp năm 2013 Luật bảo hiểm y tế 2014 NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

Chiều nghèo

Chỉ số đo

lƣờng Ngƣỡng thiếu hụt Cơ sở pháp lý Điểm

3) Nhà ở

3.1. Chất lượng nhà ở

Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ

(Nhà ở chia thành 4 cấp độ: nhà kiên cố, bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ)

Luật Nhà ở; NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 10 3.2. Diện tích nhà ở bình quân đầu người Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ

gia đình nhỏ hơn 8m2

Luật Nhà ở;

Quyết định 2127/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 10 4) Điều kiện sống 4.1 Nguồn nước sinh hoạt Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020. 10 4.2. Hố xí/nhà tiêu Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 10 5)Tiếp cận thông tin 5.1 Sử dụng dịch vụ viễn thông Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet

Luật Viễn thông

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 10 5.2 Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin Hộ gia đình không có tài sản nào trong số các tài sản: Ti vi, radio, máy tính; và không nghe được hệ thống loa

đài truyền thanh

xã/thôn

Luật Thông tin truyền thông

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

10

(Nguồn: Bộ lao động & Thương binh xã hội – Đề án tổng thể)[1]

Chuẩn nghèo đa chiều đƣợc xác định nhƣ sau:

Những hộ có tổng điểm từ 50 điểm trở lên là hộ nghèo đa chiều nghiêm trọng Những hộ có tổng điểm từ 30 đến dưới 50 điểm là hộ nghèo đa chiều.

Những hộ có tổng điểm từ 20 đến dưới 30 điểm là hộ cận nghèo đa chiều.

Sau đây là cụ thể các phƣơng pháp đánh giá:

Phƣơng án 1: sử dụng chuẩn mức sống tối thiểu để xác định đối tượng chính sách, trên cơ sở đó, phân loại đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình bằng mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản, theo phương án này, việc đo lường được thực hiện như sau:

Hộ nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ mức sống tối thiểu trở xuống (1,3 triệu/người/tháng KVTT và 01 triệu/người/tháng KVNT) và thiếu hụt từ 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản trở lên.

Hộ cận nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ mức sống tối thiểu trở xuống (1,3 triệu/người/tháng KVTT và 01 triệu/người/tháng KVNT) và thiếu hụt dưới 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản.

Hộ có mức sống trung bình: là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới mức sống trung bình (cao gấp 1,5 lần mức sống tối thiểu), cao hơn mức sống tối thiểu và thiếu hụt dưới 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản.[1]

Phƣơng án 2: căn cứ vào mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản và mức sống tối thiểu để phân loại đối tượng.

Theo phương án này, các tiêu chí được xác đinh như sau:

Hộ nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ mức sống tối thiểu trở xuống (1,3 triệu/người/tháng KVTT và 01 triệu/người/tháng KVNT) hoặc thiếu hụt từ 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản trở lên.

Hộ cận nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ mức sống tối thiểu trở xuống (1,3 triệu/người/tháng KVTT và 01 triệu/người/tháng KVNT) hoặc thiếu hụt dưới 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản.[1]

3.3.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.3.3.1. Phương pháp so sánh

Sau khi các số liệu được tổng hợp và phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để so sánh tỷ lệ hộ nghèo đa chiều so với hộ nghèo đơn chiều theo thu nhập để thấy được sự khác biệt giữa hai loại hình nghiên cứu và suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu.

3.3.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tiến hành thu thập thông tin trong một khoảng thời gian đề tài nghiên cứu. Từ các số liệu và các thông tin thu thập được tiến hành phân tích những yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo để thấy được xu hướng và đưa ra những giải pháp giảm nghèo bền vững.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng nghèo của xã Yên Đổ theo chuẩn nghèo hiên nay.

4.1.1 Tình hình nghèo đói của xã Yên Đổ thông qua tiếp cận đơn chiều.

Để có thể hiểu rõ về các hộ nghèo, cận nghèo, trung bình, giàu và khá tôi sẽ mô tả một vài đặc trưng của từng hộ để mọi người có thể hiểu rõ từng hộ.

Hộ nghèo

- Hộ nghèo tại xã yên đổ là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống.

Yếu tố đặc trưng hộ nghèo:

+ Nhà ở kém chất lượng, nhà cấp 4, có nhà sàn, nhà tranh vách đất, nhà chát xi. Nhiều hộ gia đình đã được nhà nước xây nhà tình nghĩa và được hỗ trợ xây nhà. + Hộ có 2/3 số thành viên hộ trở lên ăn theo.

+ Hộ không có nhà vệ sinh, nhà vệ sinh không tự hoại không đảm bảo vệ sinh được lợp bằng lá cọ hoặc xây tạm.

+ Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, có giá trị thấp. Sử dụng điện thoại đen trắng. + Nhà chủ yếu làm ruộng thu nhập thấp.

+ Thiếu đất sản xuất, chủ yếu đi làm thuê.

Hộ cận nghèo

-Hộ cận nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.

Yếu tố đặc trưng hộ cận nghèo:

+ Nhà ở cấp 4 thiếu kiên cố, được nhà nước hỗ trợ xây nhà.

+ Hộ vẫn có thành viên ăn theo chưa thể tạo thu nhập cho bản thân.

+ Hộ có nhà vệ sinh nhưng chưa đảm bảo vẫn còn sử dụng nhà vệ sinh không tự hoại, vẫn dùng tro bếp rắc để lấy phân bắc.

+ Trong nhà ít đồ dùng có giá trị thấp.

Hộ trung bình:

- Có thu nhập trung bình trên 520.000đ/người/tháng. Yếu tố đặc trưng hộ trung bình:

+ Nhà bán kiên cố hoặc kiên cố.

+ Đồ dùng trong gia đình có giá trị không cao. + Có sử dụng điện thoại màu hoặc đen trắng.

+ Có lao động, có thu nhập do buôn bán, đi làm thuê nhưng thu nhập không cao.

Hộ giàu và khá:

- Hộ có thu nhập cao, hoặc có thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công, hưu trí. Yếu tố đặc trưng hộ giàu và khá:

+ Nhà kiên cố khép kín hoặc nhà kiên cố không khép kín. + Có sử dụng máy tính, sử dụng điện thoại màu.

+ Có đất đai, cơ sở sản xuất, hoạt động kinh doanh. + Cơ sở vật chất đầy đủ có giá trị cao, đầy đủ tiện nghi + Đầy đủ công cụ lao động phục vụ cho sản xuất.

4.1.1.1 Tỷ lệ nghèo của xã Yên đổ trong 3 năm 2012 - 2014

Tình hình nghèo của địa phương qua các năm (2012 - 2014) nghiên cứu như sau:

Bảng 4.1: Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong xã các năm 2012 - 2014

Năm Hộ nghèo (số hộ) Tỷ lệ hộ nghèo (%) Hộ cận nghèo (số hộ) Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) 2012 284 17,19 231 13,98 2013 230 13,68 243 14,46 2014 173 10,23 306 18,20

17.19 13.98 13.68 14.46 10.23 18.2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Tỷ lệ hộ nghèo Tỷ lệ cân nghèo

%

2012 2013 2014

Hình 4.1: Biều đồ tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong xã các năm 2012 - 2014

Trong 3 năm gần đây, số hộ nghèo nhìn chung là giảm xuống. Năm 2012 có 284 hộ chiếm 17.19%. Do địa phương áp dụng các chính sách giảm nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 giảm xuống còn 230 hộ chiếm 13.61%. Đến năm 2014 số hộ nghèo giảm xuống còn 173 hộ chiếm 10.23%. Bên cạnh đó hộ nghèo có xu hướng giảm thì số hộ cận nghèo lại có xu hướng tăng giảm qua các năm. Năm 2012 toàn xã có 231hộ cận nghèo (13.98). Đến năm 2013 tăng thêm 12 hộ. Năm 2014 số hộ cận nghèo tăng 306 hộ (18.20). So với các năm thì mỗi năm hộ cận nghèo đều tăng lên.Lý do là giảm nghèo chưa vững, một số hộ nghèo tái nghèo trở lại, có thu nhập sát với thu nhập tối thiểu hộ thoát nghèo nhưng chưa bứt phá được, thoát nghèo nhưng cũng chỉ nằm mức cận nghèo. Do vậy địa phương cần có những giải pháp thích hợp hơn để người dân có thể thoát nghèo.

4.1.1.2. Tình hình nghèo của các hộ điều tra * Giáo dục.

Hầu hết, các hộ được phỏng vấn có mức học vấn trung bình, tương đối thấp ở các hộ nghèo và cận nghèo.Nhìn trên mức độ của bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong gia đình cho thấy phân bố bằng cấp như sau (bảng 4.2).

Bảng 4.2: Đặc điểm bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong gia đình của các hộ điều tra năm 2014

Bằng cấp

Giàu và

khá Trung bình Cận nghèo Nghèo Tổng

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (% Số hộ Tỷ lệ (% Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Tiểu học 3 3.75 4 5.00 10 12.50 10 12.5 27 33.75 THCS 2 2.5 7 8.75 4 5.00 8 10 21 26.25 THPT 5 6.25 5 6.25 5 6.25 2 2.5 17 21.25 Cao đẳng 4 5.00 1 1.25 0 0 0 0 5 6.25 Đại học 6 7.50 3 3.75 1 1.25 0 0 10 12.5

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Tỷ lệ bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong gia đình ở cấp độ Tiểu học chiếm 33.75% (27 hộ). Trong đó, có 3 hộ giàu và khá,4 hộ trung bình, 10 hộ cận nghèo và 10 hộ nghèo.

Cấp độ THCS (26.25%). Trong đó cấp độ THCS có 21 hộ trong đó, giàu và khá có 2 hộ (2.5%), trung bình có 7 hộ (8.75%) , cận nghèo 4 hộ (5%), nghèo 8 hộ (10%).

Cấp độ THPT có 17 hộ (21.25%),giàu và khá có 5 hộ (6.25%) trung bình có 5 hộ (6.25%), cận nghèo 5 hộ (6.25%), nghèo thấp nhất là 2 hộ (2.5%).

Cấp độ Cao Đẳng có 5 hộ chiếm 6.25%. Trong đó, hộ giàu và khá có 4 hộ (5%), trung bình có 1 hộ (1.25%),nghèo và cận nghèo không có hộ nào.

Cấp độ Đại học có 10 hộ (12.5%). Trong đó, khá và giàu có 6 hộ, trung bình 3 hộ, cận nghèo 1 hộ và nghèo 0 hộ. Cấp độ Thạc sĩ, Tiến sĩ không có hộ nào.

Nhận xét chung: Tỷ lệ bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong gia đình ở cấp độ TH là cao nhất 33.75%, sau đó là cấp độ THCS (26,25%). Có thể nói, các hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã yên đổ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)