Tình hình nghèo đói của xã Yên Đổ thông qua tiếp cận đơn chiều

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã yên đổ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 37)

Để có thể hiểu rõ về các hộ nghèo, cận nghèo, trung bình, giàu và khá tôi sẽ mô tả một vài đặc trưng của từng hộ để mọi người có thể hiểu rõ từng hộ.

Hộ nghèo

- Hộ nghèo tại xã yên đổ là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống.

Yếu tố đặc trưng hộ nghèo:

+ Nhà ở kém chất lượng, nhà cấp 4, có nhà sàn, nhà tranh vách đất, nhà chát xi. Nhiều hộ gia đình đã được nhà nước xây nhà tình nghĩa và được hỗ trợ xây nhà. + Hộ có 2/3 số thành viên hộ trở lên ăn theo.

+ Hộ không có nhà vệ sinh, nhà vệ sinh không tự hoại không đảm bảo vệ sinh được lợp bằng lá cọ hoặc xây tạm.

+ Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, có giá trị thấp. Sử dụng điện thoại đen trắng. + Nhà chủ yếu làm ruộng thu nhập thấp.

+ Thiếu đất sản xuất, chủ yếu đi làm thuê.

Hộ cận nghèo

-Hộ cận nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.

Yếu tố đặc trưng hộ cận nghèo:

+ Nhà ở cấp 4 thiếu kiên cố, được nhà nước hỗ trợ xây nhà.

+ Hộ vẫn có thành viên ăn theo chưa thể tạo thu nhập cho bản thân.

+ Hộ có nhà vệ sinh nhưng chưa đảm bảo vẫn còn sử dụng nhà vệ sinh không tự hoại, vẫn dùng tro bếp rắc để lấy phân bắc.

+ Trong nhà ít đồ dùng có giá trị thấp.

Hộ trung bình:

- Có thu nhập trung bình trên 520.000đ/người/tháng. Yếu tố đặc trưng hộ trung bình:

+ Nhà bán kiên cố hoặc kiên cố.

+ Đồ dùng trong gia đình có giá trị không cao. + Có sử dụng điện thoại màu hoặc đen trắng.

+ Có lao động, có thu nhập do buôn bán, đi làm thuê nhưng thu nhập không cao.

Hộ giàu và khá:

- Hộ có thu nhập cao, hoặc có thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công, hưu trí. Yếu tố đặc trưng hộ giàu và khá:

+ Nhà kiên cố khép kín hoặc nhà kiên cố không khép kín. + Có sử dụng máy tính, sử dụng điện thoại màu.

+ Có đất đai, cơ sở sản xuất, hoạt động kinh doanh. + Cơ sở vật chất đầy đủ có giá trị cao, đầy đủ tiện nghi + Đầy đủ công cụ lao động phục vụ cho sản xuất.

4.1.1.1 Tỷ lệ nghèo của xã Yên đổ trong 3 năm 2012 - 2014

Tình hình nghèo của địa phương qua các năm (2012 - 2014) nghiên cứu như sau:

Bảng 4.1: Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong xã các năm 2012 - 2014

Năm Hộ nghèo (số hộ) Tỷ lệ hộ nghèo (%) Hộ cận nghèo (số hộ) Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) 2012 284 17,19 231 13,98 2013 230 13,68 243 14,46 2014 173 10,23 306 18,20

17.19 13.98 13.68 14.46 10.23 18.2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Tỷ lệ hộ nghèo Tỷ lệ cân nghèo

% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2012 2013 2014

Hình 4.1: Biều đồ tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong xã các năm 2012 - 2014

Trong 3 năm gần đây, số hộ nghèo nhìn chung là giảm xuống. Năm 2012 có 284 hộ chiếm 17.19%. Do địa phương áp dụng các chính sách giảm nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 giảm xuống còn 230 hộ chiếm 13.61%. Đến năm 2014 số hộ nghèo giảm xuống còn 173 hộ chiếm 10.23%. Bên cạnh đó hộ nghèo có xu hướng giảm thì số hộ cận nghèo lại có xu hướng tăng giảm qua các năm. Năm 2012 toàn xã có 231hộ cận nghèo (13.98). Đến năm 2013 tăng thêm 12 hộ. Năm 2014 số hộ cận nghèo tăng 306 hộ (18.20). So với các năm thì mỗi năm hộ cận nghèo đều tăng lên.Lý do là giảm nghèo chưa vững, một số hộ nghèo tái nghèo trở lại, có thu nhập sát với thu nhập tối thiểu hộ thoát nghèo nhưng chưa bứt phá được, thoát nghèo nhưng cũng chỉ nằm mức cận nghèo. Do vậy địa phương cần có những giải pháp thích hợp hơn để người dân có thể thoát nghèo.

4.1.1.2. Tình hình nghèo của các hộ điều tra * Giáo dục.

Hầu hết, các hộ được phỏng vấn có mức học vấn trung bình, tương đối thấp ở các hộ nghèo và cận nghèo.Nhìn trên mức độ của bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong gia đình cho thấy phân bố bằng cấp như sau (bảng 4.2).

Bảng 4.2: Đặc điểm bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong gia đình của các hộ điều tra năm 2014

Bằng cấp

Giàu và

khá Trung bình Cận nghèo Nghèo Tổng

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (% Số hộ Tỷ lệ (% Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Tiểu học 3 3.75 4 5.00 10 12.50 10 12.5 27 33.75 THCS 2 2.5 7 8.75 4 5.00 8 10 21 26.25 THPT 5 6.25 5 6.25 5 6.25 2 2.5 17 21.25 Cao đẳng 4 5.00 1 1.25 0 0 0 0 5 6.25 Đại học 6 7.50 3 3.75 1 1.25 0 0 10 12.5

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Tỷ lệ bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong gia đình ở cấp độ Tiểu học chiếm 33.75% (27 hộ). Trong đó, có 3 hộ giàu và khá,4 hộ trung bình, 10 hộ cận nghèo và 10 hộ nghèo.

Cấp độ THCS (26.25%). Trong đó cấp độ THCS có 21 hộ trong đó, giàu và khá có 2 hộ (2.5%), trung bình có 7 hộ (8.75%) , cận nghèo 4 hộ (5%), nghèo 8 hộ (10%).

Cấp độ THPT có 17 hộ (21.25%),giàu và khá có 5 hộ (6.25%) trung bình có 5 hộ (6.25%), cận nghèo 5 hộ (6.25%), nghèo thấp nhất là 2 hộ (2.5%).

Cấp độ Cao Đẳng có 5 hộ chiếm 6.25%. Trong đó, hộ giàu và khá có 4 hộ (5%), trung bình có 1 hộ (1.25%),nghèo và cận nghèo không có hộ nào.

Cấp độ Đại học có 10 hộ (12.5%). Trong đó, khá và giàu có 6 hộ, trung bình 3 hộ, cận nghèo 1 hộ và nghèo 0 hộ. Cấp độ Thạc sĩ, Tiến sĩ không có hộ nào.

Nhận xét chung: Tỷ lệ bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong gia đình ở cấp độ TH là cao nhất 33.75%, sau đó là cấp độ THCS (26,25%). Có thể nói, các hộ gia đình đã rất chú trọng vào việc học hành của các thành viên, họ cũng nhận rõ được tầm quan trọng của việc học có ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận thức, nâng cao trình độ học vấn, tiếp thu tiến bộ KH - KT tiên tiến, vào trong SX, chăn nuôi

phát triển kinh tế, giúp thoát nghèo. Tuy nhiên, đó là nhìn trên tỷ lệ bằng cấp, còn nhìn trên các tiêu chí đánh giá nghèo thì thấy được sự chênh lệch rõ rệt về trình độ học vấn của hộ khá so với hộ nghèo.

Tỷ lệ bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong gia đình ở cấp độ không bằng cấp, tiểu học và THPT ở hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỷ lệ cao, ở cấp độ cao hơn rất ít. Những hộ giàu có kinh tế phát triển nên có nhiều điều kiện để đầu tư cho con cái đi học. Vì vậy, tỷ lệ học vấn, bằng cấp cao hơn so với những hộ nghèo khó. Mặc dù, những hộ nghèo đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc học nhưng do thu nhập quá thấp, không có điều kiện lo cho con cái đi học. Vì vậy, tất yếu không có cơ hội phát triển. Đây chính là cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã yên đổ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 37)