Đối với tiêu chí số 3 (Thủy lợi)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình triển khai một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2014 trên địa bàn xã Nam Tuấn - huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng. (Trang 57)

4.3.2.1. Cấp nước thủy lợi

Bên cạnh việc làm đường giao thông để thuận tiện cho việc đi lại, Để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân, ngoài tiêu chí về giao thông thì tiêu chí về thủy lợi cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy xã triển khai luôn các công trình thủy lợi. Toàn xã có 2 trạm bơm và hệ thống phai đập, kênh mương được dự án VIE - 019 đầu tư nâng cấp, xây dựng kiên cố năm 2008. Các công trình thuỷ lợi xã Nam Tuấn cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu.

Khu vực xã Nam Tuấn là khu vực địa bàn chính của dự án hệ thống thủy lợi Nam Tuấn, vì vậy hệ thống thủy lợi trong địa bàn xã tương đối phát triển, các khu vực ruộng thấp hầu nhưđã được hệ thống thủy lợi bao phủ. Cần duy tu bảo dưỡng các kênh đập hiện trạng, xây mới trạm bơm cấp nước thủy lợi khu vực xóm Tàng Cải, xây mới trạm bơm cấp nước thủy lợi khu vực xóm Đông Láng, xây dựng mới các tuyến mương thuỷ lợi nội đồng sau:

Bảng 4.16: Quy hoạch xây mới kênh mương thủy lợi nội đồng xã Nam Tuấn TT Tên kênh Ký hiệu Loại Kích thước (mm x mm) Chiều dài (m) Đơn giá (1.000đ) Thành tiền (1.000đ) Vị trí

1 Kênh nhánh HN-13 HN-13 Mương xây 600x600 598 800 478.400 Từ tuyến kênh H cho tới khu ruộng xóm Háng Hóa

2 Kênh nhánh HN-14 HN-14 Mương xây 600x600 228 800 182.400 Từ tuyến kênh H cho tới khu trồng cây hàng năm xóm Đông Láng 3 Kênh nhánh N-1 N-1 Mương xây 600x600 312 800 249.600 Từ tuyến kênh N tới cho khu ruộng

phía Bắc xóm Đông Láng 4 Kênh nhánh IN-3-1 IN-3-1 Mương xây 600x600 497 800

397.600 Từ tuyến kênh IN3 – 1 đến khu đất quốc phòng tiểu đoàn 2

5 Kênh nhánh IN-3-2 IN-3-2 Mương xây 600x600 984 800 787.200

6 Kênh nhánh NC-1-1 NC-1-1 Mương xây 600x600 620 800 496.000 Từ tuyến kênh NC – 1 tới cho khu ruộng phía Bắc xóm Nà Ngoải 7 Kênh nhánh NC-1-2 NC-1-2 Mương xây 600x600 436 800 348.800 Từ tuyến kênh NC – 1 tới cho khu

ruộng xóm Bó Báng

8 Kênh nhánh NC-1-3 NC-1-3 Mương xây 600x600 912 800 729.600 Tới cho khu ruộng xóm Bó Báng Từ tuyến kênh NC -1 – 4 cho tới khu ruộng Nà Khao

9 Kênh nhánh NC-1- 4 NC-1-4 Mương xây 600x600 242 800 193.600

10 Kênh nhánh CN-2-1 CN-2-1 Mương xây 600x600 412 800 329.600 Từ tuyến kênh CN2 – 2 tới cho khu ruộng xóm Nà Ngoải

11 Kênh nhánh CN-3-1 CN-3-1 Mương xây 600x600 182 800 145.600 Từ tuyến CN – 3 tới cho khu ruộng xóm Nà Hoài

12 Kênh nhánh CN-4-1 CN-4-1 Mương xây 600x600 216 800 172.800 Nối kênh nhánh NC – 4 và NC – 7 (Khu ruộng xóm Nà Ban)

13 Kênh nhánh NC-6-1 NC-6-1 Mương xây 600x600 521 800 416.800 Từ tuyến kênh NC – 6 tới cho khu ruộng xóm Nà Ban (dọc đường LA – A – 6)

14 Kênh nhánh AN-2-1 AN-2-1 Mương xây 600x600 170 800 136.000 Từ tuyến kênh AN – 2 tưới cho khu ruộng phía tây xóm Nà Quý

15 Kênh nhánh AN-2-2 AN-2-2 Mương xây 600x600 259 800 207.200 Tưới cho khu ruộng phía đông xóm Nà Quý

16 Kênh nhánh K K Mương xây 800x800 1.037 800 829.600 Tưới cho khu ruộng phía Nam xóm Tàng Cải

17 Kênh nhánh K-1 K-1 Mương xây 600x600 213 800 170.400 Tưới cho khu ruộng phía Bắc xóm Tàng Cải

18 Xây mới trạm bơm xóm Tàng Cải (2 tổ máy) 6.000,000 Xóm Tàng Cải 19 Xây mới trạm bơm Thâm Riểm xóm Đông Láng (2 tổ máy) 6.000,000 Xóm Đông Láng

Tổng cộng 7,839 18.271,200

(Nguồn: Đề án xây dựng NTM xã Nam Tuấn)

Tổng chiều dài kênh mương trên địa bàn xã đã cơ bản được cứng hóa từ những dự án trước hỗ trợ thực hiện. Hiện nay cần xây mới 7,839 km kênh mương nội đồng và xây mới hai trạm bơm Thâm Riểm và trạm bơm xóm Tàng Cải với tổng mức đầu tư là 18.271.200,000. Về hệ thống thủy lợi nguồn vốn chủ yếu là do Nhà nước và doanh nghiệp hỗ trợ tùy vào từng giai đoạn thực hiện công trình. Người dân chỉ hỗ trợ trong việc giải phóng mặt bằng bằng công lao

Bảng 4.17: Phân chia thời gian thực hiện kênh mương thủy lợi nội đồng xã Nam Tuấn

TT Hạng mục

Giai đoạn 20111 – 2020 Giai đoạn 2011 – 2015 Giai đoạn 2016 -2020

Khối lượng Đơn vị Tổng vốn đầu tư (1.000đ) Xây mới (km) Đơn giá (1.000đ) Thành tiền (1.000đ) Xây mới (trạm) Đơn giá (1.000đ) Thành tiền (1.000đ) 1 Xây mương thủy lợi nội đồng 7,839 Km 6.271,200 7,839 800.000 6.271,200 2 Trạm bơm xóm Tàng Cải 1,0 Trạm 6.000,000 1.0 6.000,000 3 Trạm bơm xóm Đông Láng 1,0 Trạm 6.000,000 1.0 6.000,000 4 Tổng cộng 18.271,200 6.271,200 12.000,000

(Nguồn: Đề án xây dựng NTM xã Nam Tuấn)

Cũng như tiêu chí về giao thông thủy lợi cũng được triển khai theo các giai đoạn để hoàn thiện từng hạng mục công trình. Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2011 – 2020 là 18.271.200,000. Trong giai đoạn 2011 - 2015 xã sẽ xây mới 7,839 km kênh mương thủy lợi nội đồng với tổng chi phí là 6.271.200,000. Còn trong giai đoạn 2016 – 2020 xã chủ yếu đầu tư vào xây dựng 2 trạm bơm mỗi trạm 2 tổ máy thuộc xóm Tàng Cải và xóm Đông Láng với tổng chi phí là 12.000.000,000 đểđảm phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp được thuận lợi hơn.

Bảng 4.18: Tình hình thực hiện tiêu chí số 3 của xã Nam Tuấn năm 2013 Chỉ tiêu Tổng chiều dài (Km) Chiều dài đã cứng hóa trước 2013 (Km) Chiều dài chưa cứng hóa (Km) Chiều dài đã cứng hóa năm 2013 (Km) Chiều dài còn lại (Km) Khối lượng (Km) Tỷ lệ (%) Khối lượng (Km) Tỷ lệ (%) Kênh mương do xã quản lý 88,6 82 6,6 1,5 22,7 5,1 77,3

(Nguồn: Đề án xây dựng NTM xã Nam Tuấn)

Qua bảng trên ta thấy: Tổng diện tích kênh mương trên địa bàn xã là 111,98 km. Kênh mương nội đồng do xã quản lý 80,8 km. Khi chưa triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã, xã đã có 80,8 km được kiên cố hóa chiếm 70,2%, đáp ứng được 381,5 ha/849,09 ha khoảng 45% diện tích tưới tiêu. Chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cần xây dựng thêm 31, 181 km kênh mương nội đồng và 2 trạm bơm cấp nước thủy lợi xóm Tàng Cải và xóm Đông Láng. Trong đó kênh mương do xã quản lý là 7,84 km và 18,061 km kênh mương do các xóm quản lý. Năm 2012 thực hiện tiêu chí thủy lợi trong chương trình xây dựng NTM đã cứng hóa được thêm 1,2 km, còn lại 6,6 km chưa được cứng hóa. Năm 2013 tiếp tục triển khai tiêu chí để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của người dân thì địa phương đã cứng hóa được thêm 1,5 km kênh mương chiếm 22,7%, còn 5,1 km chiếm 77,3% kênh mương nữa cần phải cứng hóa. Như vậy địa phương cần phải tiếp tục nỗ lực thực hiện trong thời gian tới. Mặc dù đã đạt so với tiêu chí nhưng cần đầu tư xây dựng thêm hệ thống thủy lợi để phục vụ và đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất.

4.3.2.2. Cấp nước sinh hoạt.

- Khu vực xóm Háng hoá, Tàng Cải, Nà Rị đã có hệ thống cấp nước sinh hoạt được dự án VIE - 019 đầu tư xây dựng năm 2008.

- Khu trung tâm xã và các khu vực còn lại chưa có hệ thống cấp nước. Dân cư sử dụng nguồn nước tự chảy, nguồn nước mặt được lấy từ các khe núi dẫn nước vềđể sinh hoạt ở quy mô hộ gia đình.

Tiêu chuẩn và nhu cầu cấp nước

* Tiêu chuẩn cấp nước:

- Trong đồ án quy hoạch chung này tiêu chuẩn cấp nước được lấy phù hợp cho điểm dân cư nông thôn theo.

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD, Bộ Xây dựng (2008).

- Tiêu chuẩn 20TCN 51 - 84: Thiết kế mạng lưới thoát nước bên ngoài công trình.

- Quy chuẩn quốc gia về môi trường, ban hành theo quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT.

- Các tiêu chuẩn ngành có liên quan.

- Nước sinh hoạt: 80l/ng.ngđ cấp cho 90% dân - Nước công cộng: 10%Qsh

- Nước công nghiệp: 10% Qsh

- Nước dự phòng rò rỉ: 15%Q1-3 - Nước bản thân nhà máy: 5%Q1-4

- Tổng nhu cầu cấp nước năm 2020

+ Khu trung tâm hành chính xã (Đông Giang): Gồm xóm Nà Khao, Pác Pan, Nà Khá, Nà Ngoải, Bó Báng là 165 m3/ngđ.

+ Khu Lạc Long: Gồm xóm Cốc Lùng, Nà Diểu, Nà Cháu, Vò Chang là 165 m3/ngđ.

Nguồn nước:

Tài nguyên nước của xã được đánh giá khá phong phú thông qua hệ thống sông, ngòi, kênh mương và được thể hiện trên cơ sở nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.

- Nguồn nước mặt: Được cung cấp chủ yếu thông qua lượng nước mưa tự nhiên, hệ thống sông Nà Đán, sông Nặm Thoong, Nà Khao, Nà Thang cùng với khe, suối nhỏ là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Chất lượng nước tương đối tốt, chưa bị ô nhiễm nhiều, có khả năng khai thác và cung cấp đầy đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: Hiện chưa có tài liệu cụ thể nghiên cứu trữ lượng nước ngầm, nhưng qua khảo sát sơ bộ tại một số giếng khoan trong xã cho thấy mực nước ngầm nông, khả năng khai thác và sử dụng tương đối dễ dàng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong xã.

- Lựa chọn nguồn nước: Dự kiến chọn nguồn nước sông Nà Khao, Nặm Thoong nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất cho khu vực trung tâm hành chính xã (khu Đông Giang) và nguồn nước từ phai Cốc Chí dẫn nước về trạm bơm Cốc Lùng bơm lên bể áp lực cấp cho khu Lạc Long xã Nam Tuấn đến năm 2020. Các xóm còn lại xây dựng hệ thống cấp nước tự chảy dẫn về bể chứa tập trung trong xóm.

+ Giải pháp cấp nước:

- Khai thác nguồn nước sông Nà Khao 165 m3/ngđ và nguồn nước tại phai Cốc Chí 165m3/ngđ.

* Các công trình đầu mối:

- Xây dựng mới trạm bơm cấp I dẫn nước thô từ sông Nà Khao lên trạm xử lý nước Đông Giang.

- Xây dựng mới trạm sử lý nước và bể áp lực cấp nước Đông Giang công suất 165 m3/ngđ, diện tích 0,5 ha.

- Xây dựng đường ống Cấp nước về trạm bơm Cốc Lùng, xây dựng thêm 1 tổ máy tại trạm bơm Cốc Lùng bơm lên trạm sử lý nước và bể áp lực công suất là 165m3/ngđ, cấp nước cho khu vực Lạc Long .

- Cấp nước tự chảy: Xác định nguồn nước, xây dựng bể áp lực và đường ống cấp nước về bể chứa tập trung trong các xóm.

* Mạng lưới cấp nước:

Thiết kế các tuyến theo mạng cụt có đường kính D50mm ÷ D110mm, sử dụng đường ống HDPE (PE80).

* Tính thuỷ lực đường ống:

- Các ống phân phối đến các hộ dùng nước được tính toán thuỷ lực theo phương pháp đương lượng.

* Giải quyết áp lực:

- Áp lực được tính tối thiểu 12 m đảm bảo cấp nước cho nhà 2 tầng. Đối với các công trình cao tầng hơn thì sử dụng bể chứa và bơm tăng áp.

* Bảo vệ vệ sinh nguồn nước:

- Đối với nguồn nước Sông Nặm Thoong xã Nam Tuấn:

+ Trong phạm vi có bán kính 300 m tính từ công trình thu, cấm xây dựng, chăn nuôi, trồng cây ăn quả và các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước.

- Đối với khu vực trạm xử lý:

+ Trong phạm vi 30 m kể từ chân tường các công trình xử lý phải xây tường rào bảo vệ xung quanh khu vực xử lý nước.

+ Bên trong tường rào không được xây dựng nhà ở, công trình vui chơi, sinh hoạt, vệ sinh, không được bón phân cho cây trồng và không được chăn nuôi súc vật

+ Khu vực bảo vệ đường ống cấp nước là 0,5 m.

* Khái toán kinh phí cấp nước: Tổng kinh phí xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt là 12 tỷ 874 triệu đồng (xem chi tiết phụ lục 2)

4.3.2.3. Thoát nước thải

- Mục tiêu: Đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn theo hướng xanh, sạch, đẹp. Đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường.

- Nước thải sinh hoạt:

+ Giai đoạn 2010 - 2015: 60l/ng ngđ, tỷ lệ thu gom 60% + Giai đoạn 2015 - 2025: 80l/ ng ngđ, tỷ lệ thu gom 70% - Giải pháp:

Sử dụng hệ thống thoát nước chung tại các khu vực dân cư tập trung, khuyến khích các hộ gia đình xây bể tự hoại đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Đối với các hộ gia đình có chăn nuôi tập trung, sẽ xử lý phân gia súc và nước rửa chuồng trại bằng các bể Biogas, để tạo khí đốt phục vụ sinh hoạt cũng như làm sạch vệ sinh môi trường chuồng trại.

Đối với nước thải các khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp phải xử lý đạt giới hạn B của TCVN 5945 - 2005, trước khi cho xả vào hệ thống thoát nước chung.

Bảng 4.19: Đánh giá chất lượng công được trình xây dựng trên địa bàn xóm Chỉ Tiêu Roỏng Nầng Nà Khao Nà Khá Chung 3 xóm SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Tổng số hộ phỏng vấn 15 100 15 100 15 100 45 100 Rất tốt 8 53,3 10 66,7 4 26,7 22 48,9 Tốt 6 40 5 33,3 6 40 17 37,8 Bình thường 1 6,7 0 0 5 33,3 6 13,3

(Nguồn: Số liệu điều tra tại 3 xóm của xã Nam Tuấn)

Qua bảng trên ta thấy các công trình xây dựng trên địa bàn xóm theo tiêu chí nông thôn mới được người dân đánh giá cao. Mức độ cao nhất được người dân đánh giá rất tốt chiếm 48,9%, đánh giá ở mức tốt chiếm 37,8%, ở mức bình thường chỉ chiếm 13,3%. Nà Khao là xóm được đầu tư nhiều nhất về các công trình triển khai khi xây dựng nông thôn mới người dân nhận thấy các công trình được đầu tư xây dựng phục vụ tốt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, đánh giá ở mức độ rất tốt chiếm 66,7%. Xóm Roỏng Nầng tuy là xóm được đầu tư ở mức thấp nhưng các công trình được xây dựng người dân cũng hài lòng và đánh giá các công trình ở mức độ rất tốt chiếm 53,3%. Người dân ở xóm Nà Khá thì họ thấy các công trình đạt ở mức tốt chiếm 40% đủđể phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình triển khai một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2014 trên địa bàn xã Nam Tuấn - huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng. (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)