4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Nam Tuấn nằm ở phía Đông Bắc của huyện Hoà An, có tỉnh lộ 203 (đường Hồ Chí Minh) chạy qua, cách trung tâm huyện 10 km, có tổng diện tích tự nhiên là 3.702,04 ha, chiếm 5,61% diện tích của huyện. Các vị trí tiếp giáp của xã như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hà Quảng. - Phía Nam giáp xã Đức Long. - Phía Đông giáp xã Đại Tiến. - Phía Tây giáp xã Dân Chủ.
4.1.1.2. Địa hình
Địa hình của xã được chia làm 3 dạng chính sau:
- Phía Bắc là dạng địa hình núi đá có độ cao từ 500 – 800 m, chỉ phù hợp cho khoanh nuôi phục hồi rừng khai thác làm nguyên liệu chăn nuôi gia súc.
- Phía Nam và Đông Nam là đồi đất thấp, có độ cao từ 400 – 500 m. Đây là vùng đồi núi nằm xen kẽ với các thung lũng nhỏđược hình thành trên các loại đá Spin, sa thạch và phiến thạch sét. Với đặc điểm địa hình này vào mùa mưa đất bị rửa trôi mạnh , nên cần có biện pháp trồng rừng, trồng cây ăn quả xen kẽ trồng màu để bảo vệ đất.
- Phía Nam là vùng có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, nằm dọc theo sông Nà Đán, dọc theo đường liên xã Lạc Long - Đại Tiến và ở các xóm: Nà Khá, Nà Ngoải, Bó Báng, Nà Ban,…có độ cao trung bình 300 m, thích hợp cho trồng lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, như cây thuốc lá, đậu tương,.…
4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Xã Nam Tuấn nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa ít, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, có gió đông nam thổi mạnh từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm với tốc độ trung bình 20 m/s.
- Nhệt độ: Nam Tuấn có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22 – 230C, nhiệt độ cao nhất (tháng 6) là 39,90C, nhiệt độ thấp nhất (tháng 12) 8,20C.
- Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1.669 giờ.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa khá lớn, bình quân 1.400 mm/năm và tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm tới 70 – 80% lượng mưa cả năm. Mưa tập trung theo mùa và phân bố không đều giữa các tháng trong năm đã ảnh hưởng không nhỏđến sản xuất và đời sống của nhân dân mùa khô thiếu nước, mùa mưa thừa nước.
- Độẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 77 – 85%.
- Gió bão: Nam Tuấn so với các khu vực khác ít chịu ảnh hưởng của bão, lốc, mưa đá.
4.1.1.4. Thủy văn
Xã Nam Tuấn có nguồn nước mặt tương đối phong phú, có con sông Nà Đán bắt nguồn từ phía Bắc chảy dọc theo hướng Bắc Nam, ngoài ra xã còn có hệ thống đầm, hồ nằm rải rác trong xã là nguồn cung cấp nước dồi dào thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Tài nguyên nước ngầm có trữ lượng khá phong phú hiện nay đang được khai thác để cung cấp nguồn nước sạch cho toàn xã.
4.1.1.5. Tài nguyên rừng và khoáng sản
* Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của xã là 2.551,16 ha. Trong đó có 2.351,16 ha là diện tích rừng phòng hộ, 200 ha là đất rừng sản xuất, chủ yếu là rừng keo, bạch đàn, tre nứa, thông và cây bản địa. Nhìn chung rừng của xã Nam Tuấn đang được phát triển tốt, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái ngày một tốt hơn, hạn chế được quá trình xói mòn rửa trôi đất khi mưa lũđây là nguồn tài nguyên quý hiếm, có tiềm năng lớn đối với phát triển nền kinh tế của địa phương.
Thảm thực vật tự nhiên phong phú, rừng tự nhiên không còn nhiều, các vùng đất trống đồi núi trọc chủ yếu là sim, mua và cây bụi.
* Tài nguyên khoáng sản
Nam Tuấn là xã tập trung ít các khoáng sản quý, theo kết quả điều tra thăm dò trên địa bàn xã có mỏ đá, mỏ quặng với trữ lượng nhỏ và đang khai thác. Ngoài ra xã còn có các dãy núi đá là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành xây dựng.
4.1.1.6. Tài nguyên khác
* Tài nguyên nhân văn
Hiện tại trên địa bàn có nhiều dân tộc anh em đang định cư và sinh sống trong đó chủ yếu có dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, H’ Mông …
Cộng đồng các dân tộc trong xã với những truyền thống, bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa phong phú, có nhiều phong tục độc đáo và giàu bản sắc dân tộc. Tất cả những điều đó đều là những nguồn tài nguyên quý báu thể hiện bản sắc, tiềm năng của một vùng đất không chỉ riêng của xã mà còn là tài sản nhân văn của cả tỉnh, của dân tộc cần được giữ gìn, tôn trọng và phát triển
* Đánh giá về điều kiện tự nhiên xã Nam Tuấn
- Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của xã có những thuận lợi sau: với vị trí trung tâm tiếp giáp với nhiều xã, có hệ thống giao thông đường bộ phong phú thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán và là điều kiện tốt để khai thác sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra trên địa bàn.
Chế độ nhiệt, nguồn tài nguyên đất phong phú, độ ẩm tương đối cao thuận lợi cho việc thay đổi, bố trí cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sư dụng đất.
- Bên cạnh những thuận lợi đó thì nền kinh tế - xã hội của xã Nam Tuấn đang đứng trước những thách thức có tác động hạn chế và kìm hãm sự phát triển chung, đó là:
Nạn khai thác tài nguyên rừng tự do ở địa phương con diễn ra gay gắt, gây hậu quả không nhỏđến sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác nó còn tác động, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của xã và các vùng lân cận.
Đất đai phong phú song có một số nơi đất có độ phì kém do đó trong quá trình sử dụng đất phải có biện pháp cải tạo và nâng cao độ phì của đất.
Trình độ dân trí trong xã vẫn còn nhiều hạn chế nhất là nhận thức về vấn đế sở hữu và sử dụng đất dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên một cách bừa bãi.
Đối với diện tích đồi núi trọc cần tổ chức giao đất, giao rừng cho từng hộ gia đình, tổ chức trồng cây để nâng cao độ che phủ của rừng trong tương lai.
Tóm lại tất cả những lợi thế so sánh và sự hạn chế phát triển trên, đều có tính chất tương đối tạm thời. Nếu chúng ta không có những kế hoạch phát huy
những lợi thế trên thì rất có thể nó sẽ trở thành yếu tố hạn chế sự phát triển. Những hạn chế không phải là vĩnh viễn nếu chúng ta biết khắc phục và vận dụng đúng với quy luật phát triển thì nó sẽ trở thành lợi thế cho sự phát triển.
4.1.1.7. Tài nguyên đất
Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng sử dụng dất của xã Nam Tuấn được thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Nam Tuấn năm 2013 TT Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 3.702,04 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 3.388,67 91,54 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 830,41 22,43 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 733,72 19,82 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 590,25 15,94 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 106,94 2,89 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 133,22 3,60 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2.551,16 63,51 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 200,00 5,40 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 2.351,16 63,51 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 7,10 0,19
2 Đất phi nông nghiệp PNN 269,48 7,28
2.1 Đất ở OTC 58,57 1,58
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 58,57 1,58
2.2 Đất chuyên dùng CDG 151,20 4,08
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp CTS 0,79 0,02
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 28,66 0,77
2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 1,03 0,03 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 102,72 2,77
2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2,49 0,07
2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 57,22 1,55
3 Đất chưa sử dụng CSD 43,89 1,18
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0,44 0,01
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 43,45 1,17
Qua bảng 4.1 ta thấy, diện tích đất của xã Nam Tuấn tương đối lớn, và diện tích đất trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là 91,54% tổng diện tích của toàn xã. Trong diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm tỉ lệ cao nhất, mà điển hình là cây lúa 15,94%, sau đó đến diện tích trồng cây lâu năm là 3,6%. Trên địa bàn xã thì diện tích nuôi trồng thủy sản không đáng kể nó chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ là 0,19% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Trong diện tích đất lâm nghiệp người dân không chú ý nhiều đến rừng sản xuất, diện tích đất rừng phòng hộ gấp 11 lần diện tích đất rừng sản xuất. Diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp của xã chiếm phần lớn cũng dễ hiểu vì người dân của xã Nam Tuấn sống chủ yết dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Diện tích đất sử dụng cho chuyên dùng chỉ chiếm khoảng 4,08%, trong khi diện tích đất chưa sử dụng của xã vẫn chiếm 1,18%. Phân tích hiện trạng sử dụng đất ở trên cho ta thấy, cơ cấu sử dụng đất trong xã nhìn chung tương đối hợp lý. Trong những năm tới sẽ khai thác triệt để diện tích đất có khả năng sử dụng để đưa vào các mục đích khác nhau của xã.
Hình 4.1: Cơ cấu sử dụng đất của xã Nam Tuấn năm 2013
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Nam Tuấn
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế trong khu vực, nền kinh tế của xã đã và đang ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây, nhờ có đường lối mới, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, những nỗ lực trong quản lý điều hành hoạt động kinh tế thị trường cộng với các ưu thế
về vị trí địa lý, đất đai đã có những chuyển biến tích cực về chăn nuôi, trồng trọt. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh và dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung đạt kết quả tốt góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế trên địa bàn xã. Tổng sản lương lương thực có hạt được 3.175,19 tấn so với năm 2012 tăng 141,61 tấn, nhịp độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất hàng năm, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ thương mại, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14% (Năm 2012 đạt 12%). Nhìn chung tình hình kinh tế của toàn xã đã có những chuyển biến đáng kể năm sau cao hơn năm trước.
4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nam Tuấn là một xã miền núi, đời sống người dân còn thấp nên vấn đề kinh tế còn rất nhiều hạn chế. Cơ cấu kinh tế của xã tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp tập chung, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên cần đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Cơ cấu kinh tế cụ thểđược thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.2: Cơ cấu kinh tế xã Nam Tuấn năm 2013
STT Thành phần Cơ cấu (%)
1 Sản xuất nông nghiệp 80
2 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 10 3 Dịch vụ, thương mại, ngành nghề khác... 10
4 Tổng cộng 100
(Nguồn: Uỷ Ban Nhân Dân xã Nam Tuấn, năm 2013)
Qua bảng trên ta thấy sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế xã chiếm 80%, bên cạnh đó dịch vụ và thương mại đang dần có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của xã chiếm 10%. Điều này cho ta thấy được thực trạng cơ cấu kinh tế của xã đang từng bước chuyển dịch sang thương mại và dịch vụ, nếu cơ cấu dịch vụ và thương mại tăng dần hơn thì sẽđóng góp được nhiều cho sự phát triển kinh tế xã hội của xã.
Bảng 4.3: Tăng trưởng về thu nhập và đời sống của người dân xã Nam Tuấn STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 2012 2013 1 Tổng giá trị thu nhập Tỷ/năm 43 55 60 2 BQTN đầu người Tr.đ/năm 11 14 16 3 Tỷ lệ hộ nghèo % 10,2 9,8 7,8
(Nguồn: Uỷ Ban Nhân Dân xã Nam Tuấn)
Qua bảng trên ta thấy được tổng giá trị thu nhập năm 2013 đạt 60 tỷ đồng, tăng 17 tỷđồng so với năm 2011, điều này cho thấy sự chuyển biến về dịch vụ và thương mại của xã đã và đang dần mang lại hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó thu nhập bình quân đầu người của xã cũng tăng lên đáng kể, đời sống của người dân dần được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 chiếm tỷ lệ là 10,2%, đến năm 2012 là 9,8% và đến năm 2013 giảm xuống còn 7,8%.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tốt là vấn đề then chốt, góp phần quan trọng trong việc đưa nền kinh tế của xã phát triển, nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững chính trị, quốc phòng an ninh.
Thu nhập bình quân của hộ gia đình tại xã Nam Tuấn năm 2013 16 triệu đồng/người/năm
4.1.2.3. Phát triển các ngành kinh tế
* Trồng trọt
Thực hiện các chủ trương lớn của tỉnh và của huyện như: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng cánh đồng giá trị 50 triệu đồng. Đảng bộ và chính quyền xã đã tăng cường vận động nhân dân tích cực chủ động tiếp thu, khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới, cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao vào sử dụng đồng thời phát huy vai trò của HTX dịch vụ nông nghiệp, kết hợp với sự huy động đóng góp từ các nguồn vốn để xây dựng, củng cố hệ thống thuỷ lợi phát huy tốt phục vụ sản xuất. Cụ thể năm 2013 tổng diện tích trồng cây thuốc lá là 441 ha, năng suất đạt 21,1 tạ/ha, sản lượng
930,51 tấn, tổng sản lượng cây có hạt vụ xuân: lúa 177,81 tấn + ngô 312,2 tấn = 490,01 tấn/ 439,9 tấn kế hoạch = 111%. Ngoài ra trên địa bàn xã còn trồng một số loại cây khác như: Lạc, cây ăn quả như nhãn, mận, ổi… Nhưng chưa tạo được những vùng trang trại lớn mà chỉở tầm quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ.
* Chăn nuôi
Trong những năm qua được sự quan tâm chỉđạo của cán bộđịa phương và làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh mà đàn gia súc, gia cầm đã có những chuyển biến rõ rệt, không còn ổ dịch lớn xảy ra trên địa bàn. Tổng sốđàn gia súc được thể qua bảng 4.4
Bảng 4.4: Số lượng vật nuôi chính của xã
STT Giống vật nuôi Đơn vị Số lượng
1 Gia súc Con 1.333
2 Gia cầm Con 20.928
3 Lợn Con 3.807
4 Thủy sản Ha 3,2
5 Trâu, bò Con 1.100
(Nguồn: Uỷ Ban Nhân Dân xã Nam Tuấn, năm 2013)
Dựa vào bảng trên ta thấy tổng đàn gia súc gia cầm trên địa bàn khá lớn, người dân chủ yếu chăn nuôi lợn và gia cầm. Trong tương lai có thể tăng sản lượng của gia cầm và thủy cầm và có kế hoạch phát triển đàn lợn, vì đây là những loại vật nuôi mang giá trị kinh tế cao.
* Ngành kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ
Phát huy các nghề truyền thống sẵn có của xã như: Làm gạch, máy say sát, máy hàn, máy cưa, sản xuất thuốc lá và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từ nhu cầu thực tế xã đã có chủ trương chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ và các nghề truyền thống.
4.1.2.4. Điều kiện văn hóa xã hội
* Dân số
Dân toàn xã năm 2013 là: 5.074 người, với 1.164 hộ phân bốở 23 xóm. Dân số trong độ tuổi lao động khoảng: 3.088 người, chiếm khoảng 60,8% dân
số toàn xã. Lao động chủ yếu làm nông nghiệp, lao động thương mại, dịch vụ,