Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình triển khai một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2014 trên địa bàn xã Nam Tuấn - huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng. (Trang 29)

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đây là phương pháp được áp dụng để tiến hành thu thập các tài liệu như: điều kiện tự nhiên, kinh tế văn hóa xã hội, hiện trạng đất đai… đã được công bố thông qua sách, báo, tạp chí, báo cáo của địa phương nhằm mô tả, đánh giá được những nét cơ bản của địa phương cũng như công tác triển khai chương trình nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu.

Thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, thống kê của UBND xã, tổng hợp từ nguồn internet…

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập các thông tin số liệu, chưa từng được công bốở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập thông tin lấy thông tin trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, bằng những phương pháp khác nhau như: tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá…

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu thực tế các cán bộ trong xã: Phong tục tập quán, mức thu nhập, tập quán sản xuất, tiêu chí đánh giá và phân loại hộ, những khó khăn mà người dân gặp phải…

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA): Đề tài sử dụng một số công cụ của phương pháp này để có thể tìm hiểu chuẩn xác nhất những khó khăn của người dân do chính người dân đưa ra, những khó khăn được định hướng giải quyết dựa trên nhu cầu thực tế khách quan yêu cầu của người dân, chứ không phải áp đặt ý kiến chủ quan của người thực hiện. Một số công cụ thuộc bộ công cụ PRA được sử dụng chủ yếu trong đề tài bao gồm:

+ Sử dụng công cụ SWOT (ma trận phân tích), phương pháp này giúp ta xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong nội bộ cộng đồng, nó cũng bao gồm cả các yếu tố từ bên ngoài.

+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Đây là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thông qua việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp của người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục đích nghiên cứu. Việc sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu về các đặc tính, tính chất của đối tượng nghiên cứu dựa trên những nhận định đánh giá của người được phỏng vấn. Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, em đã tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng là: Nông dân và cán bộđịa phương

+ Phương pháp quan sát: Là phương pháp qua quan sát trục tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình triển khai một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2014 trên địa bàn xã Nam Tuấn - huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)