5. Kết cấu của luận văn
4.2.3. Giải pháp hỗ trợ từ BIDV
4.2.3.1 Thiết lập bộ phận nghiên cứu, phân tích diễn biến và dự báo kinh tế vĩ mô kể cả ngắn hạn và trung dài hạn
Thực tế, ở nƣớc ta nhiều cơ quan nghiên cứu, ngay cả Ngân hàng Nhà nƣớc cũng nghiên cứu về diễn biến kinh tế vĩ mô. Nhiều nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu độc lập cũng phân tích và nghiên cứu kinh tế vĩ mô, công bố kết quả dự báo của mình trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Các ngân hàng lớn trên thế giới đều có các bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô, có các chuyên gia phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô, phục vụ cho chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng. Bởi vậy, mỗi NHTM cần có bộ phận nghiên cứu riêng, độc lập của mình dựa trên các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để làm định hƣớng cho hoạt động tín
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn dụng, chiến lƣợc quản lý rủi ro tín dụng, chiến lƣợc tín dụng và chiến lƣợc đầu tƣ vốn tín dụng của mình.
4.2.3.2 Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) là một trong những công cụ quản trị tín dụng hiệu quả mà các NHTM đã và đang áp dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng. Ở khía cạnh kiểm soát rủi ro tín dụng thì XHTDNB tạo thêm một căn cứ độc lập để ngân hàng đánh giá về hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của các bộ phận có liên quan, bảo đảm chức năng cấp tín dụng đƣợc quản lý phù hợp, các tài sản có rủi ro tín dụng nằm trong các giới hạn thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng và các giới hạn nội bộ, phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu, các khoản tín dụng có vấn đề.
Hệ thống XHTDNB là công cụ quan trọng giúp NHTM đánh giá, thẩm định khách hàng toàn diện trƣớc, trong và sau khi cấp tín dụng, là công cụ để phân loại nợ theo chuẩn quốc tế cũng nhƣ làm căn cứ để định giá theo rủi ro. Vì thế để hoàn thiện XHTDNB BIDV cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Hoàn thiện mô hình tổ chức và nhân sự: Chất lƣợng của XHTDNB phụ thuộc lớn vào mô hình tổ chức và đội ngũ nhân sự nên BIDV cần hoàn thiện mô hình tổ chức theo hƣớng tuân thủ các nguyên lý về quản trị doanh nghiệp đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro và tránh xung đột lợi ích. Mô hình tổ chức phải đặc biệt lƣu ý việc phân quyền chức năng (độc lập và kiểm soát chéo) và tách biệt giữa các vòng kiểm soát, đảm bảo tính độc lập, khách quan của công tác XHTDNB. Bên cạnh đó, để đáp ứng các yêu cầu mới, hƣớng tới chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ƣớc quốc tế về vốn của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel (Basel II), các cán bộ thực hiện xếp hạng tín dụng phải chuyên sâu nghiệp vụ và am hiểu toán kinh tế để ứng dụng các mô hình kinh tế lƣợng trong phân tích, quản lý rủi ro.
- Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng: Hoàn thiện hệ thống XHTDNB theo phƣơng pháp tiếp cận nội bộ cơ bản hoặc nâng cao theo chuẩn Basel II. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê của chính ngân hàng cho các đối tƣợng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp để tính toán các thƣớc đo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn rủi ro cho đối tƣợng này; đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến chuyên gia.
- Giám sát việc triển khai và ứng dụng XHTDNB trong hoạt động tín dụng: Để đảm bảo hệ thống XHTDNB không ngừng đƣợc hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng đồi hỏi phải làm tốt công tác giám sát triển khai đảm bảo các bộ phận liên quan nghiêm túc tuân thủ các quy trình, trách nhiệm đƣợc phân công. Vì thế để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, BIDV cần định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định XHTDNB, đảm bảo thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa những sai sót do vô tình hay đánh giá khách hàng theo ý kiến chủ quan của một hay nhóm ngƣời, làm sai lệch tình hình thực tế của khách hàng.
4.2.4 Giải pháp hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước
4.2.4.1 Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ hơn để các NHTM có căn cứ thực hiện XHTDNB hƣớng theo thông lệ quốc tế; đƣa ra lộ trình rõ ràng đảm bảo tất cả các NHTM đều phải tuân thủ, qua đó thúc đẩy công tác hoàn thiện hệ thống XHTDNB tại mỗi ngân hàng. NHNN cần đƣa ra quy định mọi hệ thống XHTDNB của các NHTM đều phải trình NHNN và chỉ đƣợc áp dụng chính thức khi nhận đƣợc phê duyệt để đảm bảo tính đồng bộ trong các hệ thống xếp hạng tại mỗi ngân hàng. Song song với việc các NHTM xây dựng, hoàn thiện hệ thống XHTDNB, nhà nƣớc nên có chính sách phát triển các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác xếp hạng tín dụng. Kinh nghiệm của nhiều nƣớc trong khu vực cho thấy, cần phải hình thành các tổ chức định mức tín dụng không do nhà nƣớc quản lý, tổ chức này hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần, để hạn chế việc chi phối của tổ chức hay cá nhân, làm sai lệch kết quả xếp hạng.
4.2.4.2 Nâng cao chất lượng thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng CIC
Chất lƣợng thông tin của tổ chức CIC đƣợc nâng cao thực sự sẽ hỗ trợ các ngân hàng rất nhiều trong việc bổ sung các căn cứ để ra quyết định cấp tín dụng. Mặc dù có nhiều lợi thế: là tổ chức của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, thực hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn chức năng cung cấp thông tin tín dụng cho các NHTM, tổ chức tín dụng khác và doanh nghiệp có thu phí, tuy nhiên thông tin mà tổ chức CIC cung cấp thiếu cập nhật, mức độ chuẩn xác chƣa cao và chủ yếu là thông tin tài chính. Khắc phục vấn đề này đòi hỏi phải có một cơ chế phân định trách nhiệm rõ ràng, đặc biệt là trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác của các NHTM và tổ chức tín dụng khác. Đi liền với cơ chế đó cần phải có các chế tài xử phạt cả về mặt hành chính và tài chính để đảm bảo các tổ chức liên quan thực hiện đúng trách nhiệm của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trên cơ sở phân tích và đánh giá ƣu - nhƣợc điểm của công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại BIDV Thái Nguyên đƣợc trình bày ở chƣơng III, tác giả đã đƣa ra một số giải pháp để khắc phục những tồn tại, yếu kém và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm phát huy vai trò của nó trong việc giám sát, ngăn ngừa và quản lý rủi ro tín dụng. Trên đây chỉ là một số các giải pháp trƣớc mắt, thực tế còn tiềm ẩn những rủi ro mới mà chúng ta phải theo dõi, nghiên cứu nhằm kịp thời có những giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam gia nhập WTO, các NHTM đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức về cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế. Bên cạnh đó, quá trình cổ phần hóa các NHTM quốc doanh và tiến tới nêm yết cổ phiếu của các NHTM cổ phần trên thị trƣờng chứng khoán đòi hỏi gắt gao hơn các tiêu chuẩn về sự an toàn về tài chính, hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, phòng tránh đƣợc rủi ro…của các NHTM
Trong thực tiễn không có một hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn hảo, nghĩa là một hệ thống có thể ngăn ngừa mọi hậu quả xấu có thể xẩy ra. Tuy nhiên, sự tồn tại và phát triển của của bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức hay một ngân hàng thƣơng mại không thể thiếu vai trò quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quả trong các NHTM nói chung và BIDV Chi nhánh Thái Nguyên nói riêng, đặc biệt là đối với nghiệp vụ tín dụng nhằm mang lại sự phát triển an toàn, bền vững cho cả hệ thống ngân hàng.
Đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên” trình bày ở trênđã hệ thống hóa lý luận về kiểm soát nội bộ nói chung và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM nói riêng; trình bày và đánh giá thực tiễn công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Thái Nguyên. Trên cơ sở những ƣu điểm và tồn tại hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Thái Nguyên đề tài đề xuất các giải pháp cũng nhƣ kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
Tác giả hy vọng những giải pháp đề xuất trong luận văn sẽ bƣớc đầu góp phần làm cho hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của BIDV Thái Nguyên nói riêng và hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thƣơng mại nói chung ngày càng hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng, giúp các ngân hàng thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế. Qua đó, NHNN tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan chức năng trong Tỉnh có một phần nhỏ tƣ liệu nhằm hỗ trợ các NHTM, góp phần vào sự phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn triển chung của Tỉnh nhà.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết các năm 2010-2012, Thái Nguyên
2. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên, Bảng cân đối kế toán các năm 2010 - 2012, Thái Nguyên
3. TS. Hồ Diệu (2003), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội
4. TS. Vũ Hữu Đức (1999), Kiểm toán nội bộ - Khái niệm và quy trình, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
5. TS Vũ Hữu Đức, Tổng quan về kiểm soát nội bộ, Tài liệu Hội thảo khoa học Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trƣờng Đại Học Kinh tế TP.HCM
6. TS.Trần Huy Hoàng (2003), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội
7. Học viện ngân hàng TP.HCM (2003), Kiểm toán ngân hàng, TP.HCM 8. Luật các tổ chức tín dụng (2010)
9. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (2005), Sổ tay tín dụng, Hà Nội 10. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (2013), Nghị quyết số
267/NQ-HĐQT chỉ đạo công tác tín dụng, Hà Nội
11. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Chiến lược phát triển đến 2020 và kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2011-2015
12. Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết các năm 2010-2012
13. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN
14. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2002), Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN
15. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN
16. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN
17. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN
18. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN
19. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2011), Thông tư số 44/2011/TT-NHNN
20. Các báo điện tử:
http://www.bidv.com.vn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
http://www.thainguyen.gov.vn http://www.vietinbank.vn http://www.vib.com.vn