Các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 52)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh

- Lợi nhuận trƣớc thuế

- Lợi nhuận trƣớc thuế bình quân đầu ngƣời - Huy động vốn cuối kỳ/bình quân

- Dƣ nợ tín dụng cuối kỳ/bình quân: dƣ nợ tín dụng gồm dƣ nợ thƣơng mại từ nhóm 1 đến nhóm 5. Nợ các nhóm đƣợc phân loại theo Điều 6 và 7 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn nƣớc Việt Nam quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

2.3.2. Các chỉ tiêu về quy mô và chất lượng hoạt động tín dụng

- Dƣ nợ tín dụng cuối kỳ/bình quân theo đối tƣợng, gồm doanh nghiệp và cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh

- Nợ quá hạn: là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn

- Nợ xấu: là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lƣợng tín dụng của tổ chức tín dụng.

- Trích dự phòng rủi ro: "Dự phòng rủi ro" là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro đƣợc tính theo dƣ nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.

"Dự phòng cụ thể" là khoản tiền đƣợc trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.

"Dự phòng chung" là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất chƣa xác định đƣợc trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trƣờng hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lƣợng các khoản nợ suy giảm.

2.3.3 Chỉ tiêu về số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng

- Khách hàng doanh nghiệp: là tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có con dấu, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Khách hàng cá nhân và hộ sản xuất kinh doanh: Hộ sản xuất kinh doanh đƣợc hiểu là hộ gia đình hoặc một nhóm ngƣời (có từ 02 thành viên trở lên) cùng thống nhất đóng góp tài sản và tham gia hoạt động kinh tế chung, chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

2.3.4. Các chỉ tiêu về số lỗi rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng

- Nhóm lỗi về hồ sơ pháp lý và tài chính: gồm các lỗi về hồ sơ pháp lý (ngành nghề đăng ký kinh doanh, địa điểm kinh doanh, vốn điều lệ, cổ đông sáng lập, điều lệ doanh nghiệp, …) và các lỗi về hồ sơ tài chính (báo cáo tài chính, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, …)

- Nhóm lỗi về tài sản bảo đảm: lỗi về đăng ký thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm, lỗi về hợp đồng thế chấp, lỗi chƣa định giá lại tài sản theo quy định, lỗi về việc mua bảo hiểm cho tài sản là phƣơng tiện vận tải, máy móc thiết bị, …

- Lỗi về khoản vay: lỗi về công tác thẩm định, xét duyệt cho vay, lỗi về chứng từ giải ngân và chứng minh mục đích sử dụng vốn, lỗi về việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV THÁI NGUYÊN

3.1. Tổng quan về BIDV Thái Nguyên

3.1.1. Giới thiệu về BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đƣợc thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tƣớng Chính phủ với chức năng ban đầu là quản lý, cấp phát vốn xây dựng cơ bản của Nhà nƣớc. Là một NHTM quốc doanh có bề dày hoạt động 55 năm, đến nay, BIDV đã trở thành NHTM Nhà nƣớc hàng đầu Việt Nam và chính thức chuyển sang hình thức ngân hàng thƣơng mại cổ phần từ tháng 5/2012.

3.1.2. Giới thiệu về BIDV Thái Nguyên

3.1.2.1. Lịch sử hình thành

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên (BIDV Thái Nguyên), là Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đƣợc thành lập theo Nghị định 233/NĐ-TC-TCCB ngày 27/5/1957 về việc thành lập các Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết. Sau hơn 55 năm hoạt động, với các tên gọi khác nhau cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ và địa giới hành chính: Chi hàng Kiến thiết Bắc Thái (1957 - 1981); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Bắc Thái (1981- 1990); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Bắc Thái (1990- 1996); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên (từ 1997 đến 4/2012); Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên (từ 5/2012 đến nay).

3.1.2.2. Tên gọi, địa chỉ

- Tên đầy đủ: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên. - Tên quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - Thai Nguyen Branch

- Tên gọi tắt: BIDV Thái Nguyên

- Địa chỉ: Số 653, đƣờng Lƣơng Ngọc Quyến, Tổ 22 Phƣờng Phan Đình Phùng TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

- Chức năng: BIDV Thái Nguyên là một doanh nghiệp nhà nƣớc, là một chi nhánh của hệ thống BIDV. Vì vậy BIDV Thái Nguyên cũng có chức năng nhƣ một ngân hàng thƣơng mại.

- Nhiệm vụ: Theo điều lệ của BIDV, tất cả các chi nhánh BIDV đều kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng theo hƣớng đa năng tổng hợp với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng nhà nƣớc và BIDV.

- Quyền hạn

+ BIDV Thái Nguyên đƣợc quyền ban hành mọi quy định, nội quy và các biện pháp, chính sách kinh doanh, các nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết trong hoạt động kinh doanh tiền tệ để thực hiện, không làm trái quy định với pháp luật và quy định của BIDV.

+ Quy định mức lãi suất cụ thể cho từng kỳ hạn tiền gửi và cho vay phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trƣờng tiền tệ theo quy định của BIDV.

+ Quyết định tỷ giá việc mua bán các ngoại tệ theo quy định của ngân hàng Nhà nƣớc và BIDV.

+ Quyết định tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thƣởng, tiền phạt trong các hoạt động kinh doanh và dịch vụ theo giới hạn quy định của nhà nƣớc và BIDV.

+ Ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính, tín dụng theo quy định của ngân hàng Nhà nƣớc và BIDV.

+ Khởi kiện tranh chấp kinh tế, dân sự, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khởi tố về mặt hình sự khi có dấu hiệu phạm tội liên quan đến hoạt động của Chi nhánh theo quy định của BIDV.

+ Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo tồn và phát triển vốn, thu hồi gốc và lãi vay, đảm bảo sự tăng trƣởng các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

+ Yêu cầu khách hàng khi vay vốn phải cung cấp tài liệu, hồ sơ và các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính theo thể lệ tín dụng để quyết định cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng, kiểm tra về tình hình và kết quả sử dụng vốn vay, đình chỉ thu hồi trƣớc hạn với các trƣờng hợp khi chi nhánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn kiểm tra thấy việc sử dụng vốn không đúng mục đích, vi phạm các quy định của nhà nƣớc, hợp đồng tín dụng, thể lệ tín dụng và cam kết của khách hàng với ngân hàng.

+ Phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố khi khách hàng không trả đƣợc nợ đến hạn. + Chịu trách nhiệm kinh tế, dân sự và cam kết giữa Chi nhánh với khách hàng, giữ bí mật về số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng.

3.1.2.4. Cơ cấu tổ chức

BIDV Thái Nguyên đã xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý gọn nhẹ nhƣng vẫn đảm bảo linh hoạt và nhanh chóng trong việc giải quyết công việc, phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng.

Tổ chức bộ máy của BIDV Thái Nguyên tính đến thời điểm 31/12/2012 bao gồm: 1 Giám đốc và 4 Phó Giám đốc quản lý, điều hành 11 Phòng nghiệp vụ và 9 Phòng giao dịch với tổng số 174 cán bộ công nhân viên.

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của BIDV Thái Nguyên

(Nguồn: BIDV Thái Nguyên)

BAN GIÁM ĐỐC P.Tổ chức hành chính P. KH tổng hợp P. Quan hệ khách hàng 1 P. Quan hệ khách hàng 3 P. Quản lý và dịch vụ kho quỹ P. Quản lý rủi ro P. Quản trị tín dụng P. Tài chính kế toán P. Giao dịch khách hàng cá nhân P. Giao dịch khách hàng DN Các Phòng Giao dịch P. Quan hệ khách hàng 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.1.3. Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV Thái Nguyên trong giai đoạn 2010-2012 2010-2012

3.1.3.1 Môi trường kinh doanh

Năm 2010, kinh tế-xã hội nƣớc ta đang trên đà phục hồi và phát triển theo hƣớng tích cực với mức tăng trƣởng khá ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, tạo đà cho việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội cả năm. GDP tăng trƣởng khá đạt 6,78%, tăng trƣởng xuất khẩu 25,5%, tổng vốn đầu tƣ tăng 41%. Tuy nhiên chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng ở mức cao 11,75%, thâm hụt thƣơng mại vẫn ở mức cao là dấu hiệu rõ nét thể hiện sự bất ổn của nên kinh tế nƣớc ta.

Hoạt động của ngành ngân hàng phải chịu nhiều sức ép lớn khi nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp đan xen. 9 tháng đầu năm thị trƣờng tiền tệ hoạt động tƣơng đối ổn định, theo đúng quy luật cung cầu của thị trƣờng. Tuy nhiên sang quý IV tỷ giá ngoại tệ tăng cao đột biến có thời điểm lên 21.500 VND/USD, cao hơn giá niêm yết của NHNN 2.000VND/USD, giá vàng tăng cao đột biến lên 36 - 38 triệu đồng /lƣợng đã đẩy các ngân hàng thƣơng mại vào cuộc đua tăng lãi suất huy động, theo đó lãi suất thực đƣợc đẩy từ 11,2% năm lên đến 15%-17%/năm, từ đó lãi suất cho vay cũng đƣợc đẩy lên mức 18-20%/năm. Thị trƣờng tài chính tiền tệ căng thẳng, lãi suất tăng cao nên huy động vốn vô cùng khó khăn đã đẩy chi phí đầu vào tăng cao khiến năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trƣờng giảm. Hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy nguy cơ rủi ro tín dụng của ngân hàng sẽ có xu hƣớng tăng cao.

Năm 2011 với việc triển khai đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo an sinh xã hội tại nghị quyết 11/NQ-CP, kinh tế vĩ mô đã có những biến chuyển tích cực, GDP tăng trƣởng 5,89%; tốc độ tăng lạm phát đã giảm đáng kể vào thời điểm cuối năm, cả năm 2011 kiểm soát ở mức 18,13%, xuất khẩu đạt trên 96 tỷ USD, nhập siêu giảm đáng kể so năm 2010.

Trong năm 2011, với mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng trƣởng tín dụng dƣới 20%, tổng phƣơng tiện thanh toán dƣới 15%, đƣa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn ra các quy định về trần lãi suất huy động đối với tiền gửi USD, VND, các giải pháp chống tình trạng Đô la hóa nền kinh tế…phù hợp với mục tiêu của Nghị quyết 11. Tuy vậy, giai đoạn từ đầu năm đến hết tháng 8, trƣớc áp lực thanh khoản diến biến thị trƣờng rất phức tạp, lãi suất tăng cao vƣợt trần quy định trên diện rộng nhƣng chƣa đƣợc chấn chỉnh kịp thời gây méo mó và gia tăng rủi ro trên thị trƣờng. Từ khi chỉ thị 02/CT/2011 ban hành với các chế tài xử lý vi phạm rất mạnh của NHNN mặt bằng lãi suất nhanh chóng đƣợc ổn định ở mức 14% tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, từ cuối tháng 11/2011, nhiều ngân hàng khó khăn về thanh khoản, tình trạng lách trần lãi suất lại có dấu hiệu tái diễn nhƣng ở cấp độ tinh vi hơn.

Những chính sách 4 tháng cuối năm đã góp phần lớn vào kết quả ngành ngân hàng năm 2011, đến 31.12.2011 tổng phƣơng tiện thanh toán tăng 10%, tín dụng tăng 12% với cơ cấu chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, tín dụng ngoại tệ tăng chậm lại, lãi suất đã đƣợc điều chỉnh giảm hợp lý, tỷ giá, giá vàng đã ổn định, thanh khoản ngân hàng đƣợc đảm bảo.

Trƣớc những diễn biến không thuận lợi của kinh tế xã hội, ngay từ đầu năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012, tiếp đó ngày 10/5/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng nhằm bảo đảm thực hiện đạt mức cao nhất các chỉ tiêu năm 2012 đã đề ra. Sau những giải pháp quyết liệt của Chính phủ, tình hình kinh tế xã hội năm 2012 đã có những chuyển biến tích cực, lạm phát năm 2012 đƣợc kiểm chế ở mức thấp, tăng 6,81% so năm 2011 thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,31% của năm 2011.

Năm 2012 đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của thị trƣờng tài chính ngân hàng, trong đó phải kể đến một số điểm nổi bật nhƣ:

- Lãi suất giảm 6%: Lãi suất cơ bản giảm 6% so với cuối năm 2011, từ mức trần 14%/năm xuống còn 8%. Song song việc áp trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn NHNN đã cho thả nổi lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên. Các mức lãi suất điều hành khác cũng giảm mạnh.

- Tỷ giá USD ổn định: Tỷ giá USD trong ngân hàng năm 2012 rất ổn định, không có hiện tƣợng biến động mạnh, vƣợt tỷ giá trần nhƣ những năm trƣớc đây.

- Tín dụng tăng trƣởng thấp (8,9%) trong khi huy động vốn tăng mạnh (16%): Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều doanh nghiệp không hấp thụ đƣợc vốn; các tổ chức tín dụng phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu...

- Nợ xấu gia tăng đột biến theo mức độ khó khăn của nền kinh tế: Theo số liệu của cơ quan giám sát NHNN đến tháng 8/2012, nợ xấu toàn ngành ngân hàng tăng khoảng 8,5% - 10%. Nợ xấu tập trung ở nhóm các ngân hàng thƣơng mại với 95,5% tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong nƣớc (NHTM Nhà nƣớc chiếm 50,5%).

- Lợi nhuận ngân hàng giảm: Lợi nhuận của các ngân hàng hầu hết sụt giảm trong năm 2012, thậm chí có nhiều tổ chức tín dụng kinh doanh thua lỗ.

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế đất nƣớc, kinh tế địa bàn phải đối mặt với càng nhiều khó khăn do Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực miền núi, thu nhập, mức sống của nhân dân lao động thấp. Hệ thống các doanh nghiệp chủ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 52)