Lựa chọn thành viên kênh

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế phát triển Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối ở Công ty Cổ phần dược phẩm và thiết bị y tế SD Việt Nam (Trang 26)

Thành viên kênh bao gồm các nhà sản xuất và các kênh trung gian. Nhà sản xuất cung ứng dược phẩm ra thị trường nhưng họ không có kinh nghiệm trong việc phân phối sản phẩm mà phải nhờ đến các kênh trung gian. Bản thân Công ty Cổ phần Dược phẩm và Thiết bị Y tế SD Việt Nam cũng là kênh phân phối với chức năng mua, sở hữu hàng hoá, dự trữ và quản lý sản phẩm với số lượng lớn và bán lại với khối lượng nhỏ hơn cho các khách hàng là các tổ quầy thuốc khác nhau. Còn kênh trung gian của Công ty là các quầy thuốc ở bệnh viện, phòng khám tư và quầy thuốc bán lẻ với chức năng phát hiện nhu cầu khách hàng, nhu cầu tiêu dùng và truyền thông tin trở lại Công ty. Thực hiện bán hàng, quảng cáo, trưng bày và sắp xếp dược phẩm theo tính năng, công dụng. Đồng thời dự trữ dược phẩm sẵn sàng cung cấp cho người tiêu dùng và đặc biệt là cung cấp những dịch vụ khách hàng.

Lựa chọn thành viên kênh là một quá trình tìm kiếm đánh giá các thành viên tiềm năng và xác định được một số thành viên có khả năng và sẵn sàng tham gia vào kênh phân phối. Việc lựa chọn thành viên kênh giúp cho Công ty có thể tuyển chọn được những trung gian phù hợp khi có sự thay đổi trong kênh cũng như việc tạo mới một kênh hoặc cơ cấu lại kênh cũ.

Đầu tiên phải thiết lập danh sách các thành viên tiềm năng: Công ty phải thu thập các thông tin về điều kiện, khả năng kinh doanh, uy tín…của các nhà sản xuất, các quầy thuốc tiềm năng thông qua quảng cáo, chợ thương mại hay là các cuộc hội thảo.

Sau đó đánh giá các thành viên tiềm năng. Công ty phải xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn dùng để đánh giá. Công ty đã xây dựng một số tiêu chuẩn quan trọng như: điều kiện tín dụng và tài chính, sức mạnh bán hàng, luồng hiện vật, uy tín, khả năng chiếm lĩnh thị trường, hoạt động bán, quan điểm, quy mô. Từ đó căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu đó tiến hành so sánh, đánh giá khả năng phù hợp của các thành viên kênh.

Sau cùng là thuyết phục các thành viên có khả năng tham gia vào kênh phân phối. Để đảm bảo thuyết phục các thành viên này tham gia vào kênh công ty có thể

sử dụng các biện pháp như cam kết đảm bảo lợi ích cho các thành viên, thực hiện các biện pháp hỗ trợ các thành viên trong việc tiêu thụ sản phẩm .

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế phát triển Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối ở Công ty Cổ phần dược phẩm và thiết bị y tế SD Việt Nam (Trang 26)