Những thành tựu

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực con người ở tỉnh hà tây thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 53)

2.2.1.1. Về số lượng nguồn nhân lực

Số lượng nguồn nhân lực Hà Tây được đánh giá trên các vấn đề như dân số và cơ cấu dân số, lao động và cơ cấu lực lượng lao động, sự phân bố nguồn nhân lực giữa các vùng miền trong tỉnh v.v...

Về dân số, so với các tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Hồng và cả nước thì Hà Tây là tỉnh có dân số tương đối đông. Đến năm 2005, dân số toàn tỉnh đạt 2.525,75 nghìn người. Trong phân theo giới tính nam là 1214,9 nghìn người, nữ là 1310,8 nghìn người. Dân số Hà Tây chủ yếu sống ở nông thôn, chiếm 89,09% tổng số dân. Là tỉnh có số dân đông, nhưng tốc độ gia tăng dân số tự nhiên lại khá cao, nên quy mô dân số của tỉnh sẽ còn tiếp tục phát triển. Dự báo đến năm 2010 dân số Hà Tây đạt khoảng 2.661.867 người và đến năm 2020 đạt khoảng gần 3.000.000 người (xem thêm phụ lục 2). Quy mô dân số lớn sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển lực lượng lao động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh nhà.

Về cơ cấu dân số, cũng giống như nhiều tỉnh trong cả nước hiện nay, cơ cấu dân số của Hà Tây hiện có xu hướng trẻ dần. Theo đó, số người trước và

trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ ngày càng cao, ngược lại số người sau độ

tuổi lao động chiếm tỷ lệ ngày càng thấp (xem bảng 2.1.).

Bảng 2.1: Dân số Hà Tây trong độ tuổi lao động

ĐVT: nghìn người Năm

Chỉ báo 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Tổng dân số

(nghìn người) 2420,9 2448,5 2473 2479,4 2500,2 2525,7 Dân số trong độ tuổi

lao động (nghìn người) 1210 1224 1236 1250,5 1278 1294 Tỷ lệ dân số trong độ

tuổi lao động (%) 49,7 49,8 49,9 50,4 51,1 51,2 Nguồn: Cục thống kê Hà Tây (2006), Tình hình kinh tế - xã hội Hà Tây

thời kỳ 2001-2005 và dự báo năm 2010 [9, tr.63]

Về phân bố dân số, cùng với quá công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hà Tây hiện nay thì quá trình đô thị hoá cũng diễn ra trên diện rộng. Nhiều địa phương trong tỉnh trước đây vốn là thôn xóm, bản làng bây giờ đã biến thành các khu vực đô làm cho sự phân bố dân cư có sự thay đổi lớn. Trong đó dân số và lao động ở thành thị ngày càng tăng, trong khi dân số và lao động tại các khu vực nông thôn tuy vẫn còn ở mật độ đông song số lượng có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2000, dân số cả tỉnh là 2.420.900 người, trong đó ở thành thị là 192.000 người, chiếm 7,93% và ở nông thôn là 2.228.900 người chiếm 92,07%. Đến năm 2005, dân số cả tỉnh đã tăng lên 2.525.700 người, trong đó thành thị chiếm 11,01%. Dân số và lao động tại các khu vực đô thị tăng cũng kéo theo sức ép về nhu cầu giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác tăng theo (xem thêm phụ lục 3 và 4).

Tốc độ gia tăng dân số nói chung và mức sinh nói riêng của Hà Tây ảnh hưởng đến quy mô phát triển của lực lượng lao động. Hà Tây có lực lượng lao

động dồi dào, tỷ lệ tăng lực lượng lao động luôn lớn hơn tỷ lệ gia tăng dân số

(xem bảng 2.2.).

Bảng 2.2: Xu hướng phát triển dân số và lực lượng lao động Hà Tây

ĐVT: % Thời gian Tỷ lệ tăng dân số Tỷ lệ tăng lực lượng lao động

2000 - 2005 1,06 1,35

2005 - 2010 0,97 1,40

Nguồn: Cục thống kê Hà Tây (2006), Tình hình kinh tế - xã hội Hà Tây

thời kỳ 2001-2005 và dự báo năm 2010 [9, tr.87]

Trên cơ sở số dân hiện có đã hình thành nên lực lượng lao động tương đối dồi dào của tỉnh Hà Tây. Lực lượng lao động của tỉnh năm 2005 là 1.294 nghìn người tăng bình quân mỗi năm 1,35% (15 - 16 nghìn người /năm). Trong đó, cơ cấu lao động thành thị - nông thôn là 23,38% - 76,61%. Tỷ lệ lao động nữ trong toàn tỉnh là 50,07%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số là 75,2%, của dân số trong độ tuổi lao động là 83,76%. Số liệu này cho thấy Hà Tây có lợi thế về tiềm năng nguồn lực con người. Bên cạnh đó tỷ lệ dân số tham gia lực lượng lao động, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tham gia lao động rất cao cho thấy nguồn lực con người của tỉnh Hà Tây khá dồi dào. Đây là một lợi thế, một tiềm năng vô cùng quan trọng của tỉnh trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Lao động Hà Tây có cơ cấu trẻ, lực lượng lao động trong nhóm tuổi 15 -44 tuổi chiếm 80,2% so với tổng số lực lượng lao động, trong đó nhóm tuổi từ 25 - 34 tuổi chiếm cao nhất 30%. Cơ cấu lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi: Lao động trong nhóm tuổi 15 - 24, 25 - 34 có xu hướng giảm dần, lao động trong nhóm tuổi 35 - 44, 45 - 54 có xu hướng tăng.

Là tỉnh có dân số đông nên có thể tạo ra lực lượng lao động rất lớn. Dự báo đến năm 2010 lực lượng lao động của Hà Tây có thể đạt tới trên 1.750,4

nghìn người. Xu hướng phát triển trên vừa là một lợi thế, một tiềm năng vô

cùng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội vừa là một thách thức rất lớn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như nhu cầu về việc làm, khả năng có thể đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục và những nhu cầu về văn hoá, xã hội khác...

Về sự phân bố lao động trong các ngành kinh tế. Số người làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân ở Hà Tây có sự thay đổi rõ rệt những năm gần đây. Năm 2000 lao động trong lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp chiếm tới 80,6%, lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 19,4%. Đến năm 2005, số người làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ còn 61,7%, số người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên 38,3% (xem bảng 2.3.).

Bảng 2.3. Tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế

ĐVT: %

Năm

Chỉ báo 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Lao động trong lĩnh vực

nông, lâm, ngư nghiệp 80,6 75,8 75,2 71,5 57,0 61,7 Lao động trong lĩnh vực

công nghiệp, xây dựng và dịch vụ

19,4 24,2 24,8 28,5 43,0 38,3 Nguồn: Cục thống kê Hà Tây (2006), Tình hình kinh tế - xã hội Hà Tây

thời kỳ 2001-2005 và dự báo năm 2010 [9, tr.63]

Như vậy, nếu xét về số lượng, cũng giống như nhiều tỉnh trong cả nước và vùng Đồng bằng Sông Hồng, Hà Tây có lợi thế rất lớn về số lượng nguồn nhân lực cũng như đang sở hữu một nguồn nhân lực trẻ. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều tỉnh trong cả nước và vùng Đồng bằng Sông Hồng, Hà Tây cũng đang đứng trước các các thách thức về việc điều chỉnh về quy mô, cơ cấu đặc biệt là việc phân bố nguồn nhân lực trên địa bàn toàn tỉnh sao cho hợp

lý. Việc tìm ra giải pháp để khắc phục những thách thức này là chìa khoá để

phát huy có hiệu quả nguồn lực ở Hà Tây trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.

2.2.1.2. Về chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn lực ở Hà Tây hiện nay được đánh giá trên các tiêu chí: trình độ dân trí, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động, về thể trạng và phẩm chất đạo đức của người lao động.

Về trình độ dân trí, những năm qua Hà Tây đã mạnh dạn đầu tư phát triển trình độ học vấn cho nhân dân. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ IX về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 2002 - 2005. Ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh Hà Tây đã tập trung chỉ đạo theo các chủ trương lớn như: Đổi mới giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường, thực hiện các chế độ chính sách đối với nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học; xây dựng nề nếp kỷ cương, tạo niềm tin của toàn xã hội đối với ngành giáo dục. Trong 5 năm qua ngành Giáo dục - Đào tạo đã có nhiều cố gắng phát huy những thuận lợi, khắc phục khó khăn đưa sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.

Số học sinh mẫu giáo và học sinh trung học phổ thông tiếp tục tăng; tỷ lệ thi tốt nghiệp các cấp đều đạt trên 95%. Trong 5 năm 2001 - 2005, chỉ riêng số học sinh giỏi các cấp của tỉnh tham gia thi các cuộc thi đã mang về cho tỉnh 5 giải quốc tế, 234 giải quốc gia. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng đều tăng qua các năm. Riêng năm 2004 có sự tăng đột biến số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng (từ 5000 lên trên 7000 học sinh), trung bình cứ 4 học sinh dự thi thì có 1 học sinh đỗ. Tỷ lệ này được coi là khá cao và có thể xếp vào một trong những tỉnh có tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học cao.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực nhằm mục tiêu chung cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh nhà, những năm qua tỉnh Hà Tây không ngừng củng cố nâng cao trình độ và số lượng giáo viên đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn tỉnh. So với cả nước và một

số tỉnh Đồng bằng sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội, Hà Tây là tỉnh có

số lượng giáo viên và học sinh lớn nhất (xem bảng 2.4 và 2.5).

Bảng 2.4: Số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy tại thời điểm 31/12 ở Hà Tây so với cả nước và một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng

ĐVT: người 2004 2005 Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cả nước 771015 362448 302459 106108 780538 354757 310250 115531 Đồng bằng sông Hồng 160043 64226 69876 25941 159652 62520 69548 27584 Hà Nội 23502 8819 9713 4970 23928 8855 9810 5263 Vĩnh Phúc 11706 4565 5232 1909 11745 4451 5268 2026 Bắc Ninh 9681 3851 3830 2000 9695 3678 3866 2151 Hà Tây 26400 11357 11740 3303 26630 11346 11560 3724

Nguồn: Website: http:// www.gso.gov.vn [58]

Bảng 2.5: Số học sinh phổ thông tại thời điểm 31/12 ở Hà Tây so với cả nước và một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng. ĐVT: người 2004 2005 Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cả nước 7122672 7744837 6616747 2761088 16649196 7304000 6371260 2973936 Đồng bằng sông Hồng 3463865 1380963 1413267 669635 3355165 1312609 1323078 719478 Hà Nội 495941 207224 185484 103233 491591 203259 180236 108096 Vĩnh Phúc 245742 98420 100057 47265 234620 91684 94542 48394 Bắc Ninh 223535 88255 88042 47238 217309 83657 82701 50951 Hà Tây 525427 209452 204364 111611 511085 198956 192161 119968

Nguồn: Website: http:// www.gso.gov.vn [58]

Qua bảng số liệu trên cho thấy Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hà Tây đã nỗ lực phấn đấu đảm bảo nhu cầu học tập, giảng dạy tại địa phương. Bên cạnh đó tỉnh Hà Tây đã đạt được những thành tựu lớn trong việc nâng cao mặt bằng dân trí của nhân dân. Điều này thể hiện thông qua tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các bậc giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông của Hà Tây so với cả nước và các tỉnh lân cận.

Trong năm học 2003 - 2004, 2004 - 2005 tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp của Hà Tây hầu hết đều cao hơn cả nước và các tỉnh lân cận. Đây là một thành tựu vô cùng quan trọng của Hà Tây trong sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh.

Về công tác đào tạo nguồn nhân lực, những năm qua Hà Tây đã mở rất nhiều cơ sở dạy nghề, mạng lưới phối hợp thực hiện từ cấp xã tới cấp tỉnh. Không chỉ số học sinh tham gia các lớp dạy nghề tăng mà số giáo viên cũng tăng qua các năm (xem các bảng 2.6 và 2.7)

Bảng 2.6: Số giáo viên và học sinh trung học chuyên nghiệp ở Hà Tây (2004-2005) ĐVT: người Năm Chỉ báo 2004 2005 Giáo viên 561 313 Học sinh 8240 4590

Nguồn: Website: http:// www.gso.gov.vn [58]

Bảng 2.7: Số giáo viên, sinh viên đại học và cao đẳng ở Hà Tây (2004 - 2005) ĐVT: người Năm Chỉ báo 2004 2005 Giáo viên 734 1123 Học sinh 12557 15039

Nguồn: Website: http:// www.gso.gov.vn [58]

Đảng bộ, chính quyền Hà Tây đã mở rộng các hình thức liên kết với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước để đào tạo nghề cho người lao động với hình thức dạy nghề trong và ngoài công lập gồm: 2 trường dạy nghề, 6 trung tâm dạy nghề, 2 trung tâm dịch vụ và giới thiệu việc làm, 9 trung tâm tổng hợp và hướng nghiệp, hơn 1000 cơ sở của tập thể, cá nhân dạy nghề và có 160 làng, xã trọng điểm về dạy nghề và truyền nghề. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 3 trường dạy nghề, 2 trường cao đẳng có chức năng dạy nghề, 4 trường trung học chuyên nghiệp có chức năng dạy nghề và một trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: trên toàn tỉnh tổng số lao động có chuyên môn kỹ thuật trực tiếp cho sản xuất chiếm 25,7%. Từ năm 2000 đến nay toàn tỉnh có 12,6 vạn người lao động được đào tạo nghề. Đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo dài hạn đang có tốc độ phát triển nhanh. Năm 2004 đã đào tạo dài hạn cho hơn 6.700 người, chiếm 25,0% trong tổng số người được đào tạo nghề. Tuy nhiên, trong điều kiện địa phương đang có nhiều chuyển đổi về cơ cấu kinh tế nên chất lượng lao động giữa các ngành kinh tế và vùng miền trong toàn tỉnh cũng không đồng đều. Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tại các khu vực thành thị, tại các ngành công nghiệp dịch vụ thường cao hơn khu vực nông nghiệp nông thôn và miền núi.

2.2.1.3. Về thu nhập và giải quyết việc làm đối với người lao động

Do những thành tựu của quá trình đổi mới, do có sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế nên trong thực tế thu nhập của người lao động trong các thành phần kinh tế, trong các lĩnh vực kinh tế của Hà Tây những năm qua đã có sự cải thiện rõ rệt. Theo thống kê từ năm 2000 đến 2005 thu nhập thực tế của người lao động ở tỉnh Hà Tây đã tăng gấp 2,01 lần (bình quân tăng hơn 20% mỗi năm). Nếu bình quân một lao động ở Hà Tây năm đạt 350.000 đồng/

tháng thì đến năm 2005 là 708.000 đồng/tháng. Tuy nhiên trong điều kiện

kinh tế thị trường nên mức thu nhập đó cũng có sự phân hoá rõ rệt. Thu nhập của người lao động trong các lĩnh vực công nghiệp dịch vụ thường cao hơn so với thu nhập của người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp; ở thành thị thường cao hơn nông thôn và miền núi; những người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thường cao hơn so với những người lao động phổ thông.

Về vấn đề giải quyết việc làm đối với người lao động ở Hà Tây những năm qua cũng cho những kết quả tốt. Nguồn lao động xã hội và số người có việc làm toàn tỉnh trong năm 2000 có 1.210 nghìn người từ 15 tuổi trở lên có hoạt động trong các ngành kinh tế, đến năm 2005 là 1.294 nghìn người tăng bình quân mỗi năm 1,35% (15-16 nghìn người /năm); trong đó số người có việc làm thường xuyên đạt 99,1 - 99,6%. Do kinh tế phát triển, số lượt người được xếp việc làm tăng lên đáng kể, từ 12.445 lượt người năm 2000 lên 27.500 lượt người năm 2005. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn được nâng lên từ 76% năm 2000 đến 81,3% năm 2005. Trong quá

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực con người ở tỉnh hà tây thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)