Giải pháp về môi trường và chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực con người ở tỉnh hà tây thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 85)

Bất cứ một nền kinh tế nào muốn tồn tại và phát triển cũng cần phải có môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Bởi lẽ, có xây dựng môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi thì các nhà đầu tư và sản xuất mới yên tâm bỏ vốn, bỏ công sức để phát triển sản xuất kinh doanh, mở mang ngành nghề, đầu tư công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh được trên thị trường, đạt hiệu quả kinh tế cao…, từ đó đem lại lợi ích thiết thực cho cả ba phía: nhà nước, nhà đầu tư sản xuất và người lao động. Trên phương diện quản lý nền kinh tế, xây dựng môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi còn là điều kiện để nâng cao khả năng sử dụng nguồn nhân lực của quốc gia hay địa phương có hiệu quả hơn.

Xây dựng môi trường kinh tế - xã hội, trước hết phải đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Bởi vì, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là tổng thể các yếu tố vật chất, kỹ thuật (như giao thông, vận tải, điện sinh hoạt, thông tin liên lạc, phát thanh - truyền hình, các cơ sở y tế, giáo dục, nhà văn hoá…) phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất kinh doanh, sử dụng khai thác các tiềm năng lao động cũng như đời sống vật chất và tinh thần của nhân

dân. Để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Tây trong điều

kiện hiện nay, cần chú ý một số vấn đề sau:

Xây dựng quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Trong xây dựng quy hoạch cần phải tính tới các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng để tạo ra được một kết cấu hạ tầng phù hợp, có hiệu quả. Cụ thể là:

- Phải căn cứ vào quy hoạch chung và thực trạng kết cấu hạ tầng để có quy hoạch mới, đồng bộ, hiện đại. Cần phải phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong xây dựng quy hoạch.

- Xây dựng quy hoạch phải kết hợp hài hoá với các loại quy mô: nhỏ, vừa và lớn; đồng thời phải đảm bảo phát triển trước mắt và lâu dài.

- Trong quy hoạch cần chú ý đến các vùng đô thị, các trung tâm công nghiệp, khu dân cư tập trung, vùng có điều kiện thu hút vốn đầu tư và lao động đến làm việc.

Huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng theo các hướng sau:

- Tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để đầu tư cho các công trình có quy mô vừa và nhỏ, thời gian thi công ngắn, nhanh chóng phát huy hiệu quả.

- Huy động vốn cho nhân dân theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm như một số địa phương đã làm để xây dựng các công trình tại chỗ. Ngoài ra cũng phải kể tới một số hình thức huy động vốn khác như huy động vốn trái phiếu, phương thức đầu tư kiểu BOT, BO… có như vậy mới phát triển nhanh kết cấu hạ tầng được.

- Xây dựng các chương trình dự án phát triển để vay vốn của các tổ chức tài chính và chính phủ các nước, hoặc gọi vốn đầu tư trực tiếp từ nước

ngoài (FDI) để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng trọng điểm như giao thông, sân bay, bến cảng, điện, nước, bệnh viện, trường học v.v…

- Mở rộng việc huy động nguồn vốn bằng các hình thức liên doanh, liên kết để phát triển một số ngành và lĩnh vực theo nguyên tắc các bên đều có lợi.

Ngoài việc xây dựng môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi, thì việc xây dựng hệ thống các chính sách xã hội đồng bộ để việc phát huy nguồn lực con người ở Hà Tây trở nên có hiệu quả hơn.

Chính sách xã hội ở tỉnh phải hướng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến cuộc sống của con người như: ăn, ở, việc làm, đi lại, chữa bệnh… Phải làm sao để mọi tầng lớp nhân dân được hưởng những nhu cầu cơ bản để họ tồn tại và tái sản xuất sức lao động.

Chính sách xã hội không phải là chính sách biệt lập, độc lập mà phải gắn liền với chính sách kinh tế, phải thực hiện được vai trò chức năng của nó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhà nước đầu tư vào chính sách xã hội để phát triển kinh tế.

Chính sách xã hội phải dựa trên tiền đề, điều kiện hiện thực của kinh tế nếu không nó sẽ trở thành không tưởng. Muốn thực hiện được phải dựa trên tiền đề kinh tế. Tuy nhiên phải làm sao cho chính sách xã hội không thụ động trước kinh tế, làm cho chính sách xã hội không rơi vào không tưởng; Chính sách xã hội phục vụ trực tiếp cho chiến lược phát triển nguồn lực con người ở tỉnh Hà Tây hiện nay là:

- Chính sách xã hội phải có điểm nhấn, trọng tâm, trọng điểm chứ không dàn đều. Ưu tiên cho chính sách xã hội đối với giáo dục và y tế . Hai lĩnh vực này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và sự phát triển của người dân.

- Chính sách xã hội ở Hà Tây cần chú trọng đến lĩnh vực nông nghiệp và người nông dân ở nông thôn trong đó chú trọng hơn đến nông dân ở vùng

sâu vùng xa. Do địa bàn tỉnh Hà Tây chủ yếu là nông thôn, đại đa số nhân dân

sống ở nông thôn đều là nông dân. Họ có việc làm không thường xuyên và đời sống rất khó khăn đặc biệt là nông dân ở vùng sâu vùng xa như: Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ. Hiện nay tỉnh còn khoảng 3 vạn người là đồng bào các dân tộc thiểu số. Họ sống tập trung thành các làng bản tại 9 xã và một thôn thuộc các huyện Ba Vì (7 xã), huyện Quốc Oai (1 xã), huyện Mỹ Đức (1 xã) và một thôn ở Trần Phú huyện Chương Mỹ. Nhìn chung đời sống của đồng bào dân tộc các vùng sâu vùng xa hết sức khó khăn đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số. Do đó chính sách xã hội phải chú trọng ưu tiên tới những đối tượng này nhằm xoá đói giảm nghèo cho họ bằng cách tạo mọi điều kiện cho họ được đào tạo nghề và tạo công ăn việc làm cho họ.

- Về lâu dài, chính sách xã hội ở Hà Tây phải hướng đến đảm bảo cho tất cả người dân được thụ hưởng văn hoá tinh thần. Con người không chỉ cần đáp ứng những nhu cầu: ăn, ở, mặc, đi lại mà bản thân con người còn cần được đáp ứng rất nhiều nhu cầu khác như hưởng thụ những sản phẩm văn học, nghệ thuật...

- Cần gắn liền chính sách xã hội với an ninh xã hội, đảm bảo: an dân, an sinh và an ninh. Có chính sách khuyến dân, tạo động lực khuyến khích dân chúng phát triển: đủ ăn, giàu có, giàu có mãi miễn là chính đáng.

- Chính sách xã hội hiện nay cùng với việc chăm lo những vấn đề lâu dài phải quan tâm đến những vấn đề bức xúc, nóng bỏng nếu không sẽ làm suy yếu nguồn lực con người nhất là tệ nạn xã hội và tội phạm. Tệ nạn xã hội và tội phạm là những vấn nạn bức xúc nhất ở nước ta hiện nay trong đó có tỉnh Hà Tây. Nó làm băng hoại những giá trị đạo đức nhân văn của con người, làm cho môi trường xã hội bị vẩn đục. Con người không yên tâm học tập, làm việc, công tác và cống hiến cho xã hội khi bản thân họ luôn bị rình rập bởi các

mối đe dọa. Do đó trước mắt trong những năm tới chính sách xã hội cần tập

trung giải quyết vấn đề này.

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực con người ở tỉnh hà tây thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 85)