Giải pháp quy hoạch và đào tạo

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực con người ở tỉnh hà tây thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 78)

Hà Tây phải tiếp tục thực hiện chính sách kế hoạch hoá dân số và gia đình để trong tương lai đảm bảo tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động hàng năm hợp lý, hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, tiến tới cân bằng cung - cầu lao động. Để thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình phải thực hiện cả bốn nhóm giải pháp: tuyên truyền giáo dục, biện pháp kỹ thuật, biện pháp kinh tế, biện pháp hành chính.

- Biện pháp tuyên truyền giáo dục nhằm tuyên truyền sâu, rộng trong mọi tầng lớp nhân dân để họ hiểu được nhu cầu, lợi ích của chính họ trong việc thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con, từ đó tự giác thực hiện.

- Biện pháp kỹ thuật nhằm giúp nhân dân có kiến thức về sinh sản, về những biện pháp phòng, tránh thai an toàn trong đó chú ý bảo vệ sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em.

- Biện pháp kinh tế nhằm giảm tốc độ gia tăng dân số bằng cách vừa giáo dục vừa xử phạt nghiêm về kinh tế đối với những gia đình không tuân thủ chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình.

- Biện pháp hành chính nhằm tác động vào các đối tượng công nhân, viên chức. Xử phạt và giáo dục họ để lấy đó làm tấm gương cho các đối tượng khác noi theo.

Trước mắt tỉnh cần quy hoạch lại thị trường lao động bằng các biện pháp:

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển , vì đây là khu vực có khả năng tạo ra nhiều việc làm. Đặc biệt tạo môi trường đầu tư, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế để phát triển một bộ phận lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ với công nghệ hiện đại, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng lớn.

- Tích cực tác động vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn bằng các giải pháp như: tăng cường quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp, hỗ trợ đầu tư để phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, phục hồi phát triển làng nghề truyền thống, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ tại chỗ và hỗ trợ đầu tư hình thành các khu công nghiệp nhỏ ở nông thôn để thu hút lao động tại chỗ.

- Tiếp tục cải cách khu vực kinh tế nhà nước, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả và tạo thêm việc làm cho người lao động.

- Phát triển hạ tầng cơ sở như: điện lưới, giao thông, chợ, hệ thống thông tin liên lạc… để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, di chuyển lao động trên thị trường lao động và tạo việc làm cho người lao động.

- Nâng cao hiệu quả đầu tư của các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư có trọng điểm để tạo được cầu lao động trên thị trường lao động. Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội phải thực sự gắn với chương trình

tạo việc làm cho người lao động tại các vùng lãnh thổ, địa phương, khu vực

thành thị và nông thôn.

- Tham gia sâu rộng vào quá trình tự do hoá thương mại. Phát triển các ngành hàng có khả năng xuất khẩu lớn để tạo ra mức cầu lao động trong các ngành, lĩnh vực này.

- Cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ và nâng cao tính nghiêm minh của pháp luật trong các khâu dịch vụ xuất khẩu lao động. Tạo cơ hội nhiều hơn cho người lao động ra nước ngoài làm việc. Đặc biệt là đối với lao động thất nghiệp, lao động ở nông thôn.

Công tác giáo dục đào tạo có vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do vậy, cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Hà Tây cần không ngừng củng cố nâng cao chất lượng dạy và học từ giáo dục mầm non đến giáo dục cao đẳng, đại học.

Trước mắt tỉnh Hà Tây cần đào tạo người lao động để có chuyên môn nghề nghiệp, đặc biệt là lao động công nghiệp ở đô thị. Tỉnh cần tập trung củng cố, nâng cao chất lượng các trường dạy nghề hiện có đồng thời triển khai xây dựng mới một số trường khác, tập trung hoàn thành xây dựng trường dạy nghề ở Xuân Mai, mở rộng liên kết đào tạo dạy nghề. Có cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế đào tạo dạy nghề để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Người nông dân cũng phải đào tạo nghề cho họ để họ trở thành những người nông dân hiện đại, sản phẩm họ làm ra có năng xuất, chất lượng. Ở Hà Tây gần 80% dân cư và trên 60% lực lượng lao động còn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng hầu hết họ làm việc dựa vào kinh nghiệm truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tỉnh Hà Tây muốn phát triển kinh tế - xã hội bên

cạnh việc phát huy các nguồn lực khác cần phát huy nguồn lực con người

trong đó đặc biệt cần đi đầu trong công tác dạy nghề cho lao động nông nghiệp để họ tận dụng được hết quỹ thời gian, làm kinh tế trên chính mảnh đất của họ, để họ có thể ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trong tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, chế biến. Biện pháp này vừa giải quyết vấn đề việc làm vừa nâng cao thu nhập cho người lao động đồng thời giải quyết sức ép khi hiện nay lao động nông thôn ra thành phố làm việc ngày một đông.

- Cần phải trú trọng đào tạo nghề cho lớp trẻ để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu lao động. Hiện nay tỉnh Hà Tây nói riêng và cả nước nói chung đang được các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào đầu tư rất nhiều. Bên canh đó nhu cầu xuất khẩu lao động sang các nước đang ngày càng phát triển. Thị trường lao động này đòi hỏi người lao động phải trẻ, có sức khoẻ và tay nghề. Tuy nhiên nhìn chung lao động của tỉnh nhà chưa đáp ứng sự đòi hỏi đó. Vì vậy tỉnh cần chú trọng đào tạo nghề cho lớp trẻ.

- Cần chú trọng đào tạo chuyên gia bậc cao cho các ngành mũi nhọn như: công nghệ, khoa học, kỹ thuật - không có đội ngũ chuyên gia này tỉnh không thể có sự đột phá. Thực tế cuộc sống hiện nay cho thấy có rất nhiều quốc gia rất nghèo tài nguyên nhưng lại phát triển nhanh (như Nhật Bản, Hàn Quốc), trong khi đó nhiều nước tài nguyên rồi dào nhưng lại kém phát triển (như một số nước Nam Á và Châu Phi). Xem xét kỹ lưỡng kinh nghiệm phát triển của các nước này, có thể thấy rõ rằng quốc gia nào thành công, đột phá đều có đội ngũ lao động có học thức, có trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề cao, được tổ chức tốt hoặc được khuyến khích, được tạo động cơ đúng mức. Điều đó cho thấy, nguồn nhân lực có chất lượng cao ở các ngành mũi

nhọn là một trong những nguồn lực sản xuất, có vai trò vô cùng quan trọng

đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Công tác giáo dục và đào tạo ở Hà Tây nói riêng, cả nước nói chung được coi là khâu đột phá để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cải cách nền giáo dục Hà Tây hiện nay cần có sự thống nhất các lực lượng giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội: giáo dục gia đình là nền tảng, giáo dục nhà trường là giáo dục cơ bản nhất giữ vai trò chủ đạo và giáo dục xã hội tiếp tục rèn luyện nhân cách, tay nghề của con người khi vào đời. Các lực lượng giáo dục này phải phối hợp với nhau trong đó giáo dục nhà trường là chủ đạo, xây dựng xã hội ta thành một xã hội học tập, học suốt đời, giáo dục liên tục, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Do đó nó rất cần đầu tư lớn của Nhà nước. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư theo chiều sâu, đầu tư để tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội cho nên các thành phần kinh tế có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách cho giáo dục. Nhà nước cần kêu gọi các tổ chức kinh tế đặc biệt là tổ chức Unesco đầu tư cho giáo dục đồng thời huy động các tầng lớp nhân dân cùng đóng góp để phục vụ cho sự phát triển giáo dục.

Để đạt được định hướng, yêu cầu phát triển giáo dục cần phải có chính sách đối với ngành giáo dục để thầy giáo có thu nhập đủ sống đồng thời phải khuyến khích nhân tài, trọng dụng tài năng, tôn vinh nghề nghiệp danh hiệu nhà giáo… lập lại trật tự, lấy lại truyền thống, danh dự của nhà giáo đã và đang bị tổn thương rất nhiều trong những năm qua. Xây dựng lại đội ngũ giáo viên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực con người ở tỉnh hà tây thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 78)