2.2.2.1. Những hạn chế
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tích trong phát triển nguồn lực con người nhưng trong thực tế quá trình nuôi dưỡng, Sử dụng phát huy nguồn lực con người tỉnh Hà Tây vẫn còn rất nhiều hạn chế. Có thể thấy điều này được thể thiện trên các phương diện chính sau:
- Về số lượng nguồn nhân lực: Tỷ lệ gia tăng dân số của Hà Tây tuy có
giảm so với cả nước nhưng Hà Tây là tỉnh có dân số đông dân số tăng nhanh đặc biệt là lực lượng lao động hàng năm tăng rất nhanh gây sức ép về mọi mặt cho đời sống xã hội như y tế, giáo dục, việc làm.... Dân số năm 2005 của tỉnh là 2.525.700 người, dự báo năm 2010 là 2.650.000 người. Trong đó lực lượng lao động năm 2005 của tỉnh có 1.294.000 người dự báo năm 2010 là 1.387.000 người.
Dân số và lao động phân bố không đồng đều, dân số và lực lượng lao động chủ yếu sống ở các vùng đồng bằng, thành thị còn ở miền núi dân số và lực lượng lao động tập trung rất thưa. Ở thành phố Hà Đông dân số trung bình năm 2001: 100.931 người, số người trong độ tuổi lao động: 63.470 người. Trong khi đó ở huyện Ba Vì diện tích đất tự nhiên gấp trên 26 lần thành phố Hà Đông nhưng dân số trung bình năm 2001 chỉ có 246.731 người, số người trong độ tuổi lao động là 131.267 người. Mật độ dân số ở Hà Đông gấp trên 10 lần Ba Vì.
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm: Mặc dù lao động trong
lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ngày càng giảm, lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng. Tuy nhiên sự chuyển dịch này diễn ra chậm, lao động trong ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tới 61,7%, lao động trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chỉ chiếm 38,3%.
Mặt khác dân số tăng nhanh ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, gây ra sức ép đối với ngành y tế, việc chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng trong điều kiện dân số tăng nhanh, số lượng y tá, bác sỹ có hạn là một trở ngại rất lớn trong việc đảm bảo sức khoẻ của nhân dân.
- Về chất lượng nguồn nhân lực: Trình độ dân trí trong nhân dân ở Hà
Tây hiện nay còn thấp. Tỷ lệ người mù chữ vẫn còn cao và có nguy cơ một bộ phận nhân dân có xu hướng tái mù chữ, nhất là tại các huyện vùng núi như Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức v.v.. là nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Cũng như nhiều địa phương trong cả nước, chất lượng giáo dục ở Hà Tây hiện nay cũng còn nhiều bất cập, vừa lạc hậu về nội dung, phương pháp lại không đồng đều giữa các địa phương. Chẳng hạn, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2006 – 2007, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở các trường chênh lệch rất nhiều, trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ dẫn đầu cả tỉnh với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100%, tiếp đó là trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn đỗ tốt nghiệp 96%; nhưng trường trung học phổ thông Xuân Khanh chỉ đỗ với tỷ lệ 12%, trường Chương Mỹ B đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ 17%.
Hiện nay điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học ở tỉnh Hà Tây còn thiếu so với yêu cầu. Một số nơi vẫn còn phòng học tạm, phòng học không đúng quy cách, phòng học cấp 4 hết thời gian sử dụng. Hệ thống thư viện nhà trường, đồ dùng thí nghiệm, sân chơi, bãi tập, các thiết bị dụng cụ
giáo dục thể chất… còn thiếu và lạc hậu, đặc biệt là các phương tiện, đồ dùng
dạy học theo phương pháp mới như: máy tính, máy chiếu… làm ảnh hưởng đến việc đổi mới giáo dục hiện nay và hạn chế chất lượng giáo dục toàn diện. Một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý còn chậm đổi mới phương pháp giảng dạy và công tác; chưa tích cực học tập, cập nhật kiến thức; một số nhỏ ít chịu rèn luyện, không giữ được phẩm chất đạo đức nhà giáo làm ảnh hưởng tới uy tín của ngành. Những bất cập trong ngành giáo dục, đào tạo ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới sự phát triển toàn diện nguồn lực con người Hà Tây.
Việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ những người lao động của tỉnh mặc dù đã được các cấp, các ngành quan tâm nhưng so với yêu cầu vẫn còn bất cập hạn chế. Thống kê cho thấy, ở Hà Tây hiện nay vẫn còn 74,6% số lao động chưa qua đào tạo. Mặt khác số lao động đã được đào tạo hiện nay nhiều khi chưa thực sự đáp ứng được với yêu cầu của công việc, nhất là đội ngũ lao động hiện đang làm việc tại các khu công nghiệp của tỉnh.
Công tác quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực của tỉnh còn chưa đáp ứng kịp với yêu cầu của thời kỳ đổi mới. Điều này thể hiện rõ trên các mặt như: đào tạo thiếu quy hoạch, tự phát, quy mô đào tạo nhỏ, phân tán, đầu tư ít. Báo cáo điều tra của Sở Lao động thương binh – xã hội tỉnh cho thấy, lao động có chuyên môn kỹ thuật trực tiếp cho sản xuất chỉ chiếm có 25,77%, trong khi đó lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp chiếm 59,96%. Với bất cập đó dẫn đến đội ngũ công nhân kỹ thuật và thợ lành nghề thiếu nhưng thừa lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đang không có việc làm. Số người có trình độ trung học chuyên nghiệp và cao đẳng trở lên cộng lại bằng số người có trình độ công nhân kỹ thuật. Vì vậy, tình trạng khan hiếm công nhân kỹ thuật có tay nghề cao là rất phổ biến và kéo dài, gây nhiều khó khăn cho người lao động cũng như cho các doanh nghiệp.
- Về vấn đề giải quyết việc làm và thu nhập của người lao động:
Tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Tây còn cao, Mặc dù trong những năm qua tỉnh Hà Tây đã nỗ lực phấn đấu huy động mọi tiềm lực để giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên thị trường lao động ở Hà Tây diễn biến phức tạp luôn mất cân đối giữa cung và cầu. Hiện nay đang có sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường lao động nguyên nhân do lực lượng lao động hàng năm bổ sung lớn hơn số việc làm được tạo ra, cơ cấu kinh tế thay đổi dẫn tới thay đổi cơ cấu lao động, số lao động thừa do không đáp ứng được nhu cầu. Tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Tây năm 2005 là 7,9% đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp không thường xuyên (do thiếu việc làm) còn rất cao.
Lực lượng lao động của Hà Tây chiếm hơn 50% dân số, số lao động bổ sung hàng năm từ 15 - 16 nghìn người. Tuy nhiên do không giải quyết được việc làm cho tất cả số lao động hiện có mà hàng năm lại có thêm lực lượng lao động gia tăng rất lớn này cho nên tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Tây lớn: khu vực thành thị cao (xấp xỉ 5%) và hệ số sử dụng thời gian lao động thực tế ở nông thôn vẫn còn thấp (xem bảng 2.8).
Bảng 2.8: Tỷ lệ lao động thường xuyên thiếu việc làm ở khu vực nông thôn Hà Tây
ĐVT: %
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tỷ lệ 23,7 22,5 21,0 18,7 16,4 18,7
Nguồn: Cục thống kê Hà Tây (2006), Tình hình kinh tế - xã hội Hà Tây
thời kỳ 2001-2005 và dự báo năm 2010 [9, tr.64-65]
Dân số và lực lượng lao động tăng nhanh trong điều kiện không giải quyết được đủ việc làm cho người lao động làm cho mức sống của dân cư Hà Tây còn thấp, thu nhập bình quân thực tế năm 2004: 389000 đồng/tháng, nhưng do có sự phân hoá sâu sắc về thu nhập giữa các ngành nghề nên trong
thực tế một bộ phận không nhỏ người lao động, nhất là những người lao động
sống tại các khu vực nông thôn, miền núi còn gặp rất nhiều khó khăn.
Mức lương khởi điểm cho người lao động hiện nay là 450 nghìn đồng không thể đủ đảm bảo điều kiện sống tối thiểu cho người lao động. Thu nhập bình quân đầu người ở tỉnh Hà Tây còn ở mức thấp hơn so với bình quân chung của cả nước và bình quân của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm ở Bắc Bộ. Mặt khác thu nhập bình quân của dân cư khu vực thành thị và nông thôn không đều nhau . (xem bảng 2.9.):
Bảng 2.9: Thu nhập bình quân của dân cư Hà Tây
Nguồn: Cục thống kê Hà Tây (2006), Tình hình kinh tế - xã hội Hà Tây
thời kỳ 2001-2005 và dự báo năm 2010 [9, tr.14]
Năm Thu nhập Năm 2001 (1000đ) Năm 2004 (1000đ) % So sánh 2004/2001 Thu nhập bình quân tháng
của dân cư 279 389 137,4
Khu vực thành thị 412 568 142,7
2.2.2.2. Nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra
Những hạn chế, bất cập trong việc phát huy nguồn lực con người Hà Tây thời gian qua có nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân thuộc về khách quan nhưng cũng có nguyên nhân là chủ quan.
- Những nguyên nhân khách quan:
Trước hết, là do dân số đông. Là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, với điểm xuất phát của nền kinh tế thấp lại có một số lượng dân cư khá đông, tốc độ tăng dân số lại tăng nhanh qua các năm đã tạo ra những áp lực rất lớn cho Hà Tây khi phải giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội trong đó có vấn đề sử dụng và phát huy có hiệu quả nguồn lực về con người. Dân số đông, lực lượng lao động đồi dào đó là nguồn tài nguyên người quý báu, là điều kiện phân công lại lao động, phát triển toàn diện các ngành kinh tế … nhưng nếu mức gia tăng dân số lớn sẽ gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội xét trên nhiều phương diện: việc làm, thu nhập, văn hoá, giáo dục, y tế, an toàn xã hội…
Mặt khác ở Hà Tây hiện nay dân số tuy đã đông nhưng lại phân bố không hợp lý, dân số chủ yếu tập trung ở đồng bằng, thành thị còn ở miền núi mật độ dân số rất thưa. Sự phân bố này gây khó khăn rất nhiều cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng lãnh thổ, dẫn tới sự phân hoá giàu, nghèo giữa thành thị và nông thôn, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn đặc biệt là nông thôn vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, sự phân bố dân cư và lao động không đều, nơi thì dân cư và lao động quá nhiều, nơi lại thiếu dẫn đến việc đề ra các chính sách để phát triển đồng bộ cho các vùng rất khó đối với các nhà quản lý.
Thứ hai, do nền kinh tế ở Hà Tây hiện nay còn ở trình độ chậm phát triển. Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua, nền kinh tế Hà Tây đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể Hà Tây vẫn là một tỉnh nghèo,
kinh tế của tỉnh tuy tăng trưởng khá nhưng chưa tương xứng với tiềm năng,
lợi thế và còn ở mức thấp so với một số tỉnh trong khu vực. Chất lượng tăng trưởng chưa vững chắc. Thu nhập bình quân đầu người còn ở mức thấp so với bình quân chung của cả nước và bình quân của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra còn chậm. Công tác quy hoạch, rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển các ngành còn chậm đã làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển kinh tế. Chưa khai thác được tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương để thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Kinh tế chậm phát triển đã làm cho mức sống của con người thấp ảnh hưởng tới nhu cầu phát triển của con người đặc biệt là người lao động.
- Những nguyên nhân chủ quan:
Trước hết là sự bất cập trong giáo dục đào tạo nguồn nhân lực ở Hà Tây hiện nay. Qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, nền giáo dục Hà Tây đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên giáo dục vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập về quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực. Nền giáo dục Hà Tây có sự mất cân đối gay gắt chậm khắc phục giữa nhu cầu học của xã hội và khả năng đáp ứng của ngành, giữa cơ cấu lao động và cơ cấu đào tạo, giữa lý thuyết và thực hành, giữa đạo đức và chuyên môn, tỷ lệ giáo viên trên học sinh, tỷ lệ sinh viên trên dân cư, tỷ lệ giữa đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề…
Nhu cầu học tập của xã hội ở Hà Tây lớn, ngành giáo dục chưa đáp ứng hết nhu cầu đó. Cơ cấu đào tạo của giáo dục không phù hợp với cơ cấu lao động của xã hội gây trở ngại cho lực lượng lao động khi họ tìm việc làm. Giáo dục Hà Tây vẫn thiên về lý thuyết mặt khác chỉ chú trọng rèn chuyên môn ít chú ý đến rèn luyện đạo đức cho con người… Những bất cập trong
ngành giáo dục Hà Tây có nguyên nhân cơ bản do chưa được Nhà nước đầu
tư thoả đáng. Mặc dù Nhà nước đã ưu tiên đầu tư cho giáo dục - đào tạo, hàng năm ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục 8,9%. Tuy nhiên ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục như vậy chưa đủ để đảm bảo nhu cầu phát triển của giáo dục hiện nay. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực đào tạo cung cấp nguồn lực con người của hệ thống giáo dục, làm cho sản phẩm của nền giáo dục Hà Tây phát triển một cách phiếm diện.
Bên cạnh đó giáo dục Hà Tây chưa có sự kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Nền giáo dục chưa lấy gia đình làm nền tảng, nhà trường chưa thực sự giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục con người, xã hội không tạo ra môi trường nhân văn để tiếp tục giáo dục con người khi con người bước vào đời.
Những bất cập đó là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn lực con người ở tỉnh Hà Tây.
Thứ hai, còn có sự bất cập trong hệ thống cơ chế chính sách đặc biệt là còn gặp nhiều trở ngại để tạo ra một môi trường thuận lợi cho người lao động làm việc và cống hiến.
Trong những năm qua mặc dù Nhà nước và tỉnh Hà Tây đã ban hành một hệ thống chính sách hướng vào con người, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của tỉnh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập đó là: chưa có sự thống nhất giữa chính sách và pháp luật, thiếu tính đồng bộ, chặt chẽ giữa việc ra nghị quyết, chỉ thị, quyết định… với việc tổ chức thực hiện, cơ chế thực hiện, giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội.
Chính sách xã hội chưa thực sự quan tâm tới điều kiện sinh hoạt vật chất, sức khoẻ, môi trường… cho người lao động. Chính sách xã hội chưa có điểm nhấn, trọng tâm, trọng điểm. Chưa thực sự chú ý đến những vùng kinh tế kém phát triển là nông thôn đặc biệt là nông thôn vùng sâu vùng xa. Chưa
chú ý đến đối tượng cần được hưởng ưu tiên là người nông dân đặc biệt là
nông dân nghèo. Chính sách xã hội chưa thực sự gắn bó chặt chẽ với chính sách kinh tế cho nên nhiều khi chính sách xã hội đưa ra không thực hiện được.
- Một số vấn đề đặt ra:
Những hạn chế, bất cập trên đây cho thấy đã và đang đặt ra một số vấn đề mà muốn phát huy có hiệu quả nguồn lực con người ở tỉnh Hà Tây trong