Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thay thế giun quế vào khẩu phần ăn cơ sở của gà thịt tại xã Hà Long huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa. (Trang 43)

2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Theo Onwudike O.C (1983) {trích Nguyễn Thị Tình [18]}, nghiên cứu về mức protein trong khẩu phần ăn cho gà Broiler và thấy rằng khi nuôi với mức protein 20 – 22 – 24 – 26% thì mức 22% protein cho tăng trọng tốt nhất, hiệu quả sử dụng thức ăn tăng từ 20 – 24% sau đó giảm khi mức protein trong khẩu phần vượt quá 26%.

Bonche (1972), Pussard, Fayolle (1983) {trích Bùi Thị Dậu [3]}, nghiên cứu về phân loại, khả năng tăng trưởng sinh sản của giun đất và môi trường sinh sống của chúng. Từ việc nuôi giun đất để nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra những loài giun dễ nuôi trong điều kiện nhân tạo. Từ đó họ bắt đầu nghiên cứu nuôi giun vì mục đích kinh tế và cải tạo môi trường.

Mekada và cs (1979) {trích Hoàng Ngọc Lý Hồng [9]}, làm thí nghiệm dùng 5% bột giun trong khẩu phần của gà và không thấy sự tăng trọng rõ rệt nhưng có xu hướng giảm tiêu hao thức ăn. Họ cũng thành công trên thí nghiệm nuôi gà đẻ với khẩu phần có bổ sung giun tươi.

Louis (1985) {trích Hoàng Ngọc Lý Hồng [9]}, cho rằng có thể sử dụng giun đất làm thức ăn nuôi chim và dùng một lượng nhỏ giun đất cho gia cầm để han chế bệnh thiếu dinh dưỡng, làm giảm tỷ lệ chết.

Dynes (2003) {trích Hoàng Ngọc Lý Hồng [9]}, cho rằng bột giun có thể thay thế bột cá trong khẩu phần của gia cầm và thuỷ sản với tỷ lệ 25 – 50% là thích hợp.

Vorsters (1995) {trích Hoàng Ngọc Lý Hồng [9]}, khi cho vịt con từ 1 đến 28 ngày tuổi ăn giun đất tươi cùng với cám hỗn hợp đơn giản, rẻ tiền có 13% protein thô đã đạt khối lượng sống lúc 28 ngày tuổi là 668,6 g/vịt/lô thí nghiệm, trong khi ở lô đối chứng cho ăn cám hỗn hợp có giá cao, có 19,6% protein nhưng chỉ đạt được 468,6g/vịt/lô đối chứng.

2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo Hán Quang Hạnh và cs (2009) [19], Tăng năng sinh trưởng mức 2% giun cho khối lượng cơ thể lúc kết thúc (10 tuần) là cao hơn hẳn so với đối chứng (1925,3g/con so với 1822,6 g/con, P<0,05). Giảm tiêu tốn thức ăn bổ sung 2% giun giúp giảm 0,21kg thức ăn/kg tăng trọng của gà, tương đương 6,8% so với đối chứng. Tăng khả năng cho thịt của gà (thịt lườn, thịt đùi) và không ảnh hưởng rõ rệt tới chất lượng.

Theo Hoàng Ngọc Lý Hồng (2013) [9], bổ sung 5g giun quế tươi vào khẩu phần ăn cơ sở cho gà đạt hiệu kinh tế cao nhất.

Theo Hoàng Thị Mai, Nguyễn Kim Đường (2014) [12], thì bổ sung 3% giun quế vào khẩu phần dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có cho gà Ri lai làm tăng khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế có ý nghĩa.

Theo Vũ Đình Tô, Hán Quang Hạnh (2010) [20], bổ sung 18g bột giun/kg thức ăn ở giai đoạn 5 – 8 tuần tuổi và 14g bột giun quế/kg thức ăn ở

giai đoạn 9 – 12 tuần tuổi cho gà broiler thì gà có khả năng sinh trưởng tốt hơn lô đối chứng và giúp tăng hiệu quả kinh tế.

Theo Đào Văn Huyên (2003) {trích Hoàng Ngọc Lý Hồng [9]}, để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi nên bổ sung 3 – 5% bột giun vào thức ăn cho lợn và gia cầm hoặc 5 - 10 con giun tươi/gà/ngày.

Theo Nguyễn Công Tạn (2005) {trích Hoàng Ngọc Lý Hồng [9]}, khẩu phần hàng ngày của gà 56 ngày tuổi được bổ sung thêm 7,7% bột giun sẽ tăng trọng cao hơn 13%. Thức ăn cho gà đẻ trứng có thêm 4% bột giun thì năng suất trứng sẽ tăng 20% so với thức ăn không có bột giun. Nếu vịt được ăn mỗi ngày 30 con giun thì tỷ lệ đẻ trứng từ 80% được nâng lên 95%, trứng to, ngon, chất lượng trứng được nâng cao rõ rệt. Khẩu phần nuôi chim bồ câu có bổ sung thêm bột giun thì tỷ lệ nuôi sống cao, sinh trưởng nhanh, thể trọng chim tăng 14,2%, tỷ lệ sống tăng 5,3%, tỷ lệ đẻ trứng tăng 6,4% và hiệu quả sử dụng thức ăn cũng giảm nhiều.

Theo Nguyễn Thanh Duy, Vũ Thanh Liêm (2005) [62], với tỷ lệ 60% giun quế + 40% cám gạo thì thức cá Lăng Nha tăng trưởng tốt nhất.

Theo nghiên cứu tại Trại Giun quế PHT của một số tác giả, thường xuyên trộn tỷ lê 2% với thức ăn hỗn hợp, 5% trước và sau khi đẻ 20 ngày. Đối với tôm thịt, trộn tỷ lệ 1% với thức ăn hổn hợp, 3% trước khi xuất bán 15 ngày. Sử dụng bột giun cho tôm Post sẽ tăng trưởng từ 50 – 100% và tôm hậu ấu trùng có khả năng chịu đựng stress, lên màu tốt và đồng cỡ hơn so với các mô hình nuôi sử dụng thức ăn thông thường.

Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung giun quế vào khẩu phần ăn cho gà làm tăn chất lượng thịt, trứng, làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế của người dân.

người. Nguyễn Văn Thành và cs (2009) {trích Hoàng Ngọc Lý Hồng [9]}, đã nghiên cứu thành công công nghệ rút ngắn thời gian ủ và tăng lượng đạm cho nước mắm bằng cách thêm vào nguyên liệu chế biến thành phần giun quế. Sử dụng giun quế cùng với nguồn nguyên liệu là cá nục, nhóm nghiên cứu đã thu được nước mắm chỉ sau 165 ngày lên men. Loại nước mắm có thêm thành phần giun quế đã được nhiều người ở Đại học Bình Dương dùng thử và nhận xét là ngon, lạ.

2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Đối tượng nghiên cu

- Giống gà địa phương (gà ri pha).

2.3.2. Địa đim và thi gian nghiên cu

* Địa điểm: Nhà ông Nguyễn Văn Lợi, thôn Gia Miêu 2, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2013 đến tháng 5/2014.

2.3.3. Ni dung nghiên cu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế khẩu phần ăn cơ sở của gà bằng giun quế với các tỷ lệ khác nhau.

- Sự tăng khối lượng, các bệnh xảy ra trên đàn gà. Hiệu quả kinh tế của việc thay thế giun quế vào khẩu phần ăn cơ sở.

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu

2.3.4.1. Phương pháp đánh giá và theo dõi trực tiếp

Áp dụng phương pháp theo dõi, đánh giá trực tiếp trên đàn gà nuôi nhằm để nghiên cứu tại cơ sở.

Về phương pháp thí nghiệm: Tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh. Giữa các lô đảm bảo đồng đều về giống, tuổi, khối lượng, tình trạng sức khỏe, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, công tác thú y. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

Thức ăn và phương pháp chế biến: Thức ăn dùng để nuôi gà trong thời gian thí nghiệm là dạng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉn của công ty thức ăn chăn nuôi Con Cò.

Về chăm sóc, nuôi dưỡng:

- Gà được chọn về làm thí là gà khỏe mạnh, có độ đồng đều cao, phản ứng nhanh nhẹn, không bị dị tận, mỏ cà chân vững chắc, da chân bóng.

Thời gian gà từ 1 – 21 ngày cho gà ăn hoàn toàn bằng thức ăn hỗn hợp C225A.

Từ 21 ngày đến 84 ngày cho gà ăn bằng thức ăn hỗn hợp C225B và thay thế giun quế theo công thức thí ngiệm.

Giun quế được thay thế vào thí nghiệm ở dạng tươi, cắt nhỏ rồi trộn đều với TĂHH sau đó cho gà ăn ngay.

Cân lượng thức ăn trước khi cho gà ăn và cân lượng thức ăn thừa sau khi gà ăn xong, tính toán và ghi lại khối lượng thức ăn mà gà ăn được.

Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn C225B

Đạm (min%) 20 Ca (min – max%) 0,7 – 1,5

Xơ thô (max%) 5 P (min%) 0,5

Độ ẩm(max%) 13 Nacl (min – max%) 0,5 Năng lượng trao đổi (min): 2.950 Kcal/kg

Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của giun quế tươi

Nước% 80,18 Xơ thô% 0,11

Protein thô% 11,76 P% 0,14

Béo thô% 1,32 Ca% 0,09

Tro thô % 0,32 Cát sạn % 0,59

(Theo Nguyễn Thanh Duy, Võ Thanh Liêm, 2005 [4]) Bảng 2.3. Lịch phòng bệnh cho gà thí nghiệm

TT Thời gian Loại thuốc Cách dùng

1 1 - 4 ngày tuổi ampi – coli, Bcomplex Pha nước uống

2 5 ngày tuổi Vaccine Gumboro Nhỏ vào mắt, mũi

3 7 ngày tuổi Vaccine Lasota (lần 1) Nhỏ vào mắt, mũi 4 10 ngày tuổi Vaccine cúm gia cầm (lần 1) Tiêm dưới da 5 25 ngày tuổi Vaccine Lasota (lần 2) Nhỏ vào mắt, mũi 6 40 ngày tuổi Vaccine cúm gia cầm (lần 2) Tiêm dưới da

2.3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Công thức bố trí thí nghiệm:

- Lô thí nghiệm 1, công thức 1: 5% giun quế + 95% thức ăn hỗn hợp. - Lô thí nghiệm 2, công thức 2: 10% giun quế + 90% thức ăn hỗn hợp. - Lô thí nghiệm 3, công thức 3: 20% giun quế + 80% thức ăn hỗn hợp. - Lô đối chứng, công thức 4 : 100% thức ăn hỗn hợp.

Bảng 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Diễn giải ĐV TN 1 TN 2 TN 3 ĐC Số lượng gà Con 5 Giống, loại gà Gà địa phương (gà ri pha) Thời gian Tuần 12 Khối lượng bắt đầu thí nghiệm g/con 322,53 ± 1,43 328,87 ± 17,45 332,73 ± 3,89 316,40± 4,27 Yếu tố thí nghiệm Thay thế 5 % Thay thế 10% Thay thế 20% TĂHH 2.3.5. Các ch tiêu nghiên cu

- Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm.

- Nghiên cứu sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm.

- Nghiên cứu sinh trưởng tương đối và tuyệt đối của gà thí nghiệm. - Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ)/ngày của gà thí nghiệm.

- Tiêu tốn kg thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm. - Tiêu tốn protein (TTPr)/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm. - Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm.

- Hiệu quả kinh tế của việc thay thế này.

2.3.6. Phương pháp theo dõi các ch tiêu * Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiêm. * Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiêm.

Số gà cuối thời kì thí nghiêm.

Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100

* Nghiên cứu sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm

Cân gà thí nghiệm vào các giai đoạn: bắt đầu thí nghiệm, mỗi tuần cân một lần và kết thúc thí nghiệm. Cân vào buổi sáng khi chưa cho ăn, cùng một chiếc cân và người cân.

* Sinh trưởng tương đối và tuyệt đối của gà thí nghiệm

- Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày).

Sinh trưởng tuyệt đối tính theo công thức: 1 2

1 2 P P A = t t − − Trong đó:

A: là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

P1: là khối lượng tích luỹđược tại thời điểm t1 (g) P2: là khối lượng tích luỹđược tại thời điểm t2 (g) - Sinh trưởng tương đối (%)

1 2 2 1 P P R(%) 100 (P P ) / 2 − = × + Trong đó:

R: là sinh trưởng tương đối (%) P1 : là khối lượng cân đầu kỳ (g) P2 : là khối lượng cân cuối kỳ (g)

* Tiêu tốn thức ăn/ngày của gà thí nghiệm

Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày bằng phương pháp cân.

Tổng khối lượng thức ăn những ngày khảo sát TTTA/ ngày =

Số ngày khảo sát

Lượng thức ăn tiêu thụ cho gà thí nghiệm được tính riêng lô thí nghiệm.

* Tiêu tốn kg thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể

Trên cơ sở của tổng thức ăn tiêu thụ trong từng giai đoạn và cả chu kỳ thí nghiệm, tổng khối lượng gà tăng, tính toán tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng theo công thức sau:

Tổng TTTA trong giai đoạn (kỳ TN)(kg TTTA/kg tăng khố lượng =

Tổng khối lượng tăng trong kỳ TN (kg)

* Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng cơ thể

Từ tỷ lệ protein trong thức ăn, lượng thức ăn tiêu thụ và tổng khối lượng tăng trong giai đoạn (cả kỳ thí nghiệm) tính toán tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng theo công thức sau:

Tổng protein tiêu tốn trong giai đoạn (kỳ TN) (g) TTPr/kg tăng khố lượng =

Tổng khối lượng tăng trong kỳ TN (kg)

* Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể

Trên cơ sở lượng thức ăn tiêu thụ của từng giai đoạn và cả kỳ thí nghiệm, đơn giá của từng công thức thức ăn, tổng khối lượng gà tăng trong từng giai đoạn và cả kỳ thí nghiệm, tính toán chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của từng giai đoạn và cả kỳ thí nghiệm theo công thức:

Tổng CPTĂ trong giai đoạn (1000đ) Chi phí thức ăn/kg tăng KL =

* Tính hiệu quả kinh tế (B)

Tổng chi phí thức ăn của lô đối chứng B =

Tổng chi phí thức ăn của lô thí nghiêm

- Hiệu quả kinh tế dược tính riêng cho từng lô thi nghiệm từ đó so sánh với lô đối chứng và so sánh giữa các lô thí nghiệm với nhau.

2.3.7. Phương pháp x lý s liu

Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học (Nguyễn Văn Thiện, 2008), Excel 2007.

Các tham số chính là:

- Giá trị trung bình ( , n=3)

- Sai số của số trung bình:

- Độ lệch chuẩn:

- Hệ số biến dị (Cv %) =

- So sánh giữa 2 lô:

Trong đó: X là giá trị trung bình : Giá trị mẫu ∑X: Tổng số các mẫu n: Dung lượng mẫu

: Sai số của số trung bình : Độ lệch tiêu chuẩn X n X n X X X X X X n ∑ = + + + + + = 1 2 3 4 ... 1 − ± = n S m X X 1 ) ( 2 2 − − = ∑ ∑ n n Xi Xi S X 100 x X Sx 2 2 2 1 2 1 x x TN m m X X T + − = n X X X X1, 2, 3... x m x S

2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.

2.4.1. T l nuôi sng ca gà thí nghim

Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế trong chăn nuôi gà thịt, phản ánh khả năng thích nghi của con vật với môi trưởng, là thước đo của việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn gà.

Muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật thì cần phản nâng cao được tỷ lệ nuôi sống, áp dụng tốt các khâu nuôi dưỡng, quản lý và phòng chống dịch bệnh cho đàn gà. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.5. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%)

Tuần tuổi TN 1 TN 2 TN 3 ĐC 4 100 100 100 100 5 100 100 100 100 6 100 100 100 100 7 100 100 100 100 8 100 100 100 100 9 100 100 100 100 10 100 100 100 100 11 100 100 100 100 12 100 100 100 100

Qua bảng 2.3 cho thấy: tỷ lệ nuôi sống của toàn bộ thí nghiệm là 100%. Do trong quá trính thí nghiệm ở địa phương không sảy ra dịch bệnh trên đàn gà cùng với đó là thực hiện tốt những biện pháp vệ sinh phòng bệnh và tiêm phòng vaccine cho gà được triệt để. Trong tuần đâu, gà bị mắc bệnh bạch lỵ nhưng đã kịp thời chữa trị và bổ một số loại thuốc tăng cường sức khỏe như

B.complex, glucose, vitamin C nên đàn gà đã hồi phục và phát triển bình thường.

2.4.2. Sinh trưởng tích lũy ca gà

Sinh trưởng tích lũy là chỉ tiêu quan trọng, thể hiện ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu, khả năng thích nghi của từng giống với môi trường. Độ sinh trưởng tích luỹ càng tăng thì càng rút ngắn thời gian nuôi, giảm được chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đánh giá sinh trưởng tích lũy của gà bằng việc cân khối lượng gà qua các tuần tuổi. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.6. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g)

TT TN1 TN2 TN3 ĐC x m X ± Cv (%) x m X ± Cv (%) x m X ± Cv (%) x m X ± Cv (%) 4 418,60 ± 19,87 9,74 420,30 ± 14,98 7,15 419,70 ± 20,33 9,62 416,20 ± 57,94 9,81 5 505,80 ± 11,64 4,57 512,60 ± 7,76 2,92 513,10 ± 33,16 12,61 501,90 ± 13,51 5,45 6 596,53a ± 25,25 4,11 605,33a± 10,38 1,78 609,53a± 12,63 2,11 589,33b± 10,85 1,85 7 690,70 ±14,52 4,19 700,40 ± 9,92 2,94 710,10 ± 29,44 2,91 681,70 ± 9,91 2,95 8 787,50 ± 15,20 3,80 797,90 ± 29,71 2,55 813,90 ± 35,08 2,93 774,80 ± 14,42 3,62 9 886,40 ± 12,10 2,70 899,50 ± 37,93 3,78 919,20 ± 32,94 7,20 870,40 ± 69,94 5,45

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thay thế giun quế vào khẩu phần ăn cơ sở của gà thịt tại xã Hà Long huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)