Đặc điểm sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thay thế giun quế vào khẩu phần ăn cơ sở của gà thịt tại xã Hà Long huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa. (Trang 38)

Sinh trưởng là một quá trình tăng kích thước và khối lượng cơ thể theo theo thời gian. Trong những đặc trưng của cơ thể sống, sinh trưởng là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Theo Hoàng Ngọc Lý Hồng (2013) [9] thì MoZan (1997), đã đưa ra khái niệm: sinh trưởng cơ thể là sự tổng hợp từ sinh trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da,... Những bộ phận này không chỉ khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và nhiều yếu tố khác. Trần Đinh Miên (1992), nói răng: sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề

ngang khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở chất di truyền từ đời trước

Trong giai đoạn đầu của sinh trưởng, thức ăn chủ yếu được dùng cho sự phát triển xương, cơ. Lượng nhỏ còn lại dùng để lưu trữ dưới dạng mỡ. Đến giai đoạn cuối của sinh trưởng thì ngược lại, thức ăn vẫn được duy trì hệ thống xương, mô cơ nhưng tốc độ phát tiển đã giảm mạnh. Lúc đó chất dinh dưỡng được cơ thể tập trung để tích lũy mỡ.

Sinh trưởng ở vật nuôi nói chung và sinh trưởng ở gà nói riêng chịu tác động của rất nhiều yếu tố đặc biệt là giống, thức ăn và các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng

* Các nhân tốảnh hưởng đến sinh trưởng gia cầm.

- Ảnh hưởng của dòng, giống.

Trong cùng một điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau. Sự khác nhau về khối lượng cơ thể gia cầm rất lớn.

Theo Hoàng Ngọc Lý Hồng, (2013) [9] thì tác giả Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) cho biết: sự khác nhau về khói lượng giữa các giống gia cầm là rất lớn, các giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng khoảng 500 – 700g. Trần Long (1994), đã nghiên cứu tốc độ sinh trưởng của ba dòng thuần (dòng V1, V3 và V5) của giống gà Hybro HV cho thấy tốc độ sinh trưởng của ba giòng là hoàn toàn khác nhau ở 42 ngày tuổi. Chanbers. J.R (1990), cũng đã nghiên cứu trên hệ gen của gia cầm và cho rằng, nhiều gen ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng.

Các tài liệu nghiên cứu trên đã cho thấy rằng, đặc tính di truyền có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của gia cầm. Từ các kết quả này thấy được

người chăn nuôi gia cầm cần xác định được cần nuôi loại nào phù hợp với điều kiện kinh tế và thâm canh hợp lý để có hiệu quả cao.

- Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông.

Theo Hoàng Ngọc Lý Hồng (201) [9], thì Trần Đình Miên (1994), cho rằng lúc gà mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%. Tuổi càng tăng thì sai khác càng lớn. Ở 8 tuần tuổi sự sai khác về khối lượng giữa gà trống và gà mái là 27%. Theo North và cs (1990) [86], sự tằn trọng khác nhau ở 2, 3 và 8 tuần tuổi tường ứng là 5%, 11% và 27%.

Theo Phạm Gia Hiệp và cs [7] thì J.F.Hayers (1979), đã xác định biến dị di truyền về tốc độ mọc lông phụ thuộc vào giới tính. Siegel và Dumingtom (1978), những alen quy định tốc độ mọc lông nhạn phù hợp với tăng khối lượng cao. Trong cùng một dòng gà thì gà mái mọc lông nhanh hơn gà trống. Tốc độ mọc lông có liên quan đến chất lượng thịt gia cầm, những gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thường có chất lượng thịt tốt hơn. Đây cũng là tính trạng di truyền liên kết với giới tính (Biichell và Brandch, 1978)

- Ảnh hưởng của độ tuổi và chế độ dinh dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của gia cầm và tất cả các vật nuôi khác. Cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng sẽ giúp gia cầm phát huy tối đa sự phát triển của chúng. Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng sinh trưởng của gia cầm.

Theo Hoàng Ngọc Lý Hồng (2013) [9] thì Đào Văn Khanh (2000), nghiên cứu trên gà Tam Hoàng nuôi vụ hè thu tại Thái nguyên cho biết, gà Tam Hoàng có khả năng sinh trưởng tương đương đối với 1 tuổi cao nhất là 83,25% sau đó giảm dần. Tuần 2 và 3 tương ứng là 62,38% và 52,41%. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2003) [24], cho biết để phát huy được sinh trưởng cần cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ chất dinh dưỡng được cân bằng hợp lý

giữa protein và năng lượng. Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp cho chúng còn được bổ sung hàng loạt các chế phẩm hoá sinh không mang theo nghĩa dinh dưỡng nhưng có kích thích sinh trưởng làm tăng chất lượng thịt.

Muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao, gia cầm sinh trưởng một cách hoàn hảo nhất thì cần dặt ra khẩu phần ăn hợp lý cân đối về mọi mặt ở từng giai đoạn sinh trưởng. Sinh trưởng của gia cầm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài môi trưởng như ánh sang, nhiệt độ, độ ẩm, …, công tác chăm sóc nuôi dưỡng.

- Ảnh hưởng của môi trường.

Điều kiện môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của gia cầm, là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng sinh trưởng. Các yếu tố môi trường như ánh sang, nhiệt độ chuồng nuôi… Nếu các điều kiện môi trường thích hợp với gia cầm thì chúng phát triển khỏe mạnh, lớn nhanh ít bệnh tật. Còn yếu tố môi trường không thuận lợi dẫn đến gia cầm dễ mắc bệnh, chậm lớn còi cọc, hiệu quả kinh tế kém.

Theo Thoại Sơn (2004) [17], Gà công nghiệp có nhu cầu nhiệt độ tùy theo lứa tuổi, gà con cần nhiệt đô cao hơn gà lớn, gà chuyên thịt cần nhiệt đô cao hơn gà chuyên trứng. Theo nghiên cứu, nhiệt độ trong phòng thấp hơn nhiệt độ dưới đèn úm khoảng 60C là thích hợp. Gà mái đẻ có nhu cầu nhiệt độ từ 13 – 240C. Lê Hồng Mận (2007) [11], cho biết gà con dưới 4 tuần tuổi, đặc biệt dưới 3 tuần tuổi phải sưởi cho gà ở nhiệt độ duy trì ở mức trên 300C, tuần đâu 33 – 250C. Sau 4 tuần tuổi vào mùa hè những ngày nóng thì không cần sưởi, những ngày lạnh vẫn sưởi duy trì nhiệt độ trong chuồng ở 20 – 280

C. Độ ẩm trong chuồng nhiều hay ít phụ thuộc vào hơi thở của gà, lượng nước bốc lên từ phân, chất độn chuồng bị ướt và từ độ ẩm không khí tràn vào khi mùa mưa. Độ ẩm quá cao ảnh hưởng xấu đến sứa khỏe của gà, nhất là gà

con. Vậy nên cần làm chuồng nơi khô ráo, thông thoáng khí để đảm bảo sức khỏe cho gà (Thoại Sơn, 2004) [17]. Ẩm độ trong chuồng nuôi gà công nghiệp luôn duy trì ở mức 65 – 70% (Lê Hồng Mận, 2006) [14].

- Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt.

Thoại Sơn (2004) [17], cho biết khi nuôi gà bằng phương pháp hiện đại theo kiểu chuồng kín, có hệ thống điều hòa có thể nuôi được nhiều gà hơn, còn chuồng hở phải phụ thuộc vào môi trưởng, mùa đông nuôi được nhiều gà hơn mùa hè với cùng diện tích. Ông cũng khuyến cáo rằng không nên nuôi quá 500 gà trên một ô chuồng.

Nuôi gà vườn lông màu có diện tích chăn thả để cho gà vận động thì diện tích tối tiểu của sân chơi bằng diện tích chuồng đủ chỗ cho gà thả ra sân, có sân vườn rộng gấp 2 – 3 lần chuồng càng tốt. Gà dò, gà mái đẻ có diện tích khoảng 8 – 12m2/con. Ở 0 – 3 tuần úm thì mật độ khoảng 25 – 30 con/m2 đối với vụ hè thu, vụ đông xuân khoảng 30 – 50 con/m2 (Lê Hồng Mận, 2006) [14].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thay thế giun quế vào khẩu phần ăn cơ sở của gà thịt tại xã Hà Long huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa. (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)