Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ HH:

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty lưới điện cao thế Miền Nam (Trang 29)

Sửa chữa lớn TSCĐ là việc sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. Chi phí để sửa chữa lớn khá cao, thời gian sửa chữa thường kéo dài, công việc sửa chữa có thể tiến hành theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch. Toàn bộ chi phí sửa chữa được tập hợp riêng theo từng công trình, sau khi hoàn thành được coi như một khoản chi phí theo dự toán và được đưa vào chi phí phải trả (nếu sửa chữa theo kế hoạch) hay CP trả trước dài hạn (nếu sửa chữa ngoài kế hoạch).

19

(1) Về phạm vi: sửa chữa thay thế cùng một lúc những bộ phận, chi tiết chủ yếu của TSCĐ mà nếu không sửa chữa thì TSCĐ không thể hoạt động được hoặc hoạt động được nhưng không đảm bảo an toàn và không đạt tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật.

(2) Thời gian sửa chữa tương đối dài.

(3) Chu kỳ sửa chữa: khoảng thời gian giữa 2 lần sửa chữa lớn tương đối dài. (4) Chi phí để sửa chữa thường khá lớn.

1.4.1.2 Tài khoản sử dụng:

Kế toán sử dụng tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” để theo dõi chi phí sửa chữa TSCĐ, công trình xây dựng cơ bản. TK 241 được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình và ở mỗi hạng mục công trình phải được hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB và được theo dõi lũy kế kể từ khi khởi công đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh thực tế có thể được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nếu chi phí sửa chữa lớn TSCĐ có giá trị lớn và liên quan nhiều kỳ sản xuất kinh doanh thì có thể phân bổ dần vào chi phí sản xuất và thời gian phân bổ không quá 3 năm.

TK 241 “Xây dựng cơ bản dở dang”, tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2: - TK 2411 “mua sắm TSCĐ”

- TK 2412 “xây dựng cơ bản dở dang” - TK 2413 “sửa chữa lớn TSCĐ”

20

TK 241-xây dựng cơ bản dở dang Số dư nợ: chi phí dự án đầu tư xây dựng và

SCL TSCĐ dở dang

- Chi phí đầu tư XDCB mua sắm, SCL TSCĐ phát sinh.

- Chi phí cải tạo nâng cấp TSCĐ.

- Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu TSCĐ.

- Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư XDCB, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

- Giá trị công trình bị loại bỏ, các khoản chi phí bị duyệt bỏ khác.

- Giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển khi quyết toán được duyệt.

1.4.1.3 Trình tự hạch toán:

o Kế toán sửa chữa TSCĐ theo phương thức tự làm: - Căn cứ chứng từ tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 241(3) - Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 152, TK 153, TK 214, TK 334, TK 338, TK 111, TK 112… - Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành, giá trị thực tế công trình được kết chuyển:

+ Nếu doanh nghiệp không trích trước chi phí SCL TSCĐ thì kết chuyển giá trị thực tế của công trình sửa chữa lớn hoàn thành, ghi:

Nợ TK 142, TK 242- Chi phí trả trước

Có TK 241(3) - Xây dựng cơ bản dở dang.

+ Số chi phí SCL phân bổ hàng kỳ vào chi phí sản xuất kinh doanh: Nợ TK 627, TK641, TK642

Có TK 142, TK 242 - Chi phí trả trước. + Nếu doanh nghiệp thực hiện trích trước chi phí SCL TSCĐ

21

Hàng tháng, căn cứu vào kế hoạch trích trước chi phí SCL kế toán ghi Nợ TK 627, TK 641, TK 642

Có TK 335 - Chi phí phải trả (chi tiết trích trước chi phí sửa chữa lớn). - Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành, căn cứ giá trị quyết toán công trình:

Nợ TK 335 – Chi phí trả trước

Có TK 241(3) – Xây dựng cơ bản dở dang.

- Cuối niên độ, xử lý chênh lệch giữa các khoản trích trước và chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh: + Số trích trước SCL TSCĐ > số thực tế phát sinh: Nợ TK 335 – Chi phí trả trước Có TK 627, TK 641, TK 642. + Số trích trước SCL TSCĐ < số thực tế phát sinh: Nợ TK 627, TK 641, TK 642 Có TK 335 – Chi phí trả trước.

- Nếu trong quá trình SCL, TSCĐ không những phục hồi năng lực hoạt động mà còn được nâng cấp, cải tạo nhằm kéo dài tuổi thọ, thì phần chi phí chi ra để cải tạo, nâng cấp ghi:

Nợ TK 211- Tài sản cố định hữu hình

Có TK 241(3)- Xây dựng cơ bản dở dang.

o Kế toán TSCĐ theo phương thức cho thầu: khi công việc sửa chữa lớn TSCĐ phải thực hiện theo phương thức cho thầu thì doanh nghiệp phải tiến hành ký hợp đồng giao thầu. Hợp đồng giao thầu phải quy định rõ thời gian giao nhận TSCĐ để sửa chữa, nội dung công việc sửa chữa, thời gian hoàn thành và thời gian giao lại TSCĐ cho doanh nghiệp, số tiền phải trả cho người nhận thầu về dịch vụ sửa chữa, phương thức thanh toán…

22

Căn cứ hợp đồng sửa chữa và biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa hoàn thành: Nợ TK 241(3)- Sửa chữa lớn TSCĐ (chi phí sửa chữa chưa có thuế)

Nợ TK 133(1)- Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331- Phải trả người bán (Tổng số tiền phải trả cho người nhận thầu).

1.4.2 Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ: 1.4.2.1 Khái niệm – đặc điểm:

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty lưới điện cao thế Miền Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)