Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất đối với nhà văn hóa trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 36)

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Phổ Yên là huyện thuộc vùng bán sơn địa. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách Hà Nội 55 km về phía Bắc. Là một trong những cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Đông -Bắc.

Huyện Phổ Yên có các vị trí giáp ranh sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công - Phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang

- Phía Đông giáp huyện Phú Bình

- Phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt:

Vùng phía Đông gồm 10 xã và 2 thị trấn có độ cao trung bình 8-15m, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng.

Phía Tây gồm 5 xã, 1 thị trấn, là vùng núi của Huyện địa hình đồi núi là chính. Độ cao trung bình ở vùng này là 200-300m.

4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Theo phân vùng khí hậu thì Phổ Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng miền núi phía Bắc có đặc điểm khí hậu thể hiện như sau:

- Nhiệt độ trung bình năm là: 23,5 0C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 36,8 0C vào tháng 6, tháng thấp nhất là 8,8 0C vào tháng 12.

- Lượng mưa trung bình năm là 1321 mm. Lượng mưa năm cao nhất là 1780 mm tập trung vào tháng 6,7,8, lượng mưa năm thấp nhất là 912 mm tập trung chủ yếu vào tháng 12 và tháng 1.

Tóm lại: Thời tiết và khí hậu có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn, độ ẩm không khí quá cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện phát triển nông nghiệp.

4.1.1.4 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000, huyện Phổ Yên có 10 loại đất chính, trong 10 loại đất này, các loại đất phù sa, bạc màu, dốc tụ và đất Feralít biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc thấp, tầng đất dày > 100 cm, rất thuận lợi cho sản xuất trồng lúa, nhưng loại đất này chỉ chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong thời gian tới, loại đất này chuyển sang đất xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp là điều bất khả kháng. Vì vậy sản xuất lúa gạo chuyển hướng theo đầu tư chiều sâu, sản xuất sản phẩm hàng hoá chất lượng cao.

b) Tài nguyên nước

Huyện Phổ Yên có hệ thống kênh tự chảy từ hồ Núi Cốc chủ động trong việc cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, nước cho công nghiệp và sinh hoạt. Phổ Yên có 2 hệ thống sông: Sông Công là nguồn nước mặt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của các xã vùng cao và vùng giữa của Huyện. Sông Công chảy qua huyện Phổ Yên chia huyện thành hai khu vực khác biệt về địa hình. Sông Công có lưu vực rộng và nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Lòng sông có chiều rộng trung bình 13m, độ dốc lưu vực 27,3%, độ dốc lòng sông 1,03%. Lưu lượng nước trong mùa mưa 29,7m3/s và trong mùa khô là 4,2m3/s.

c) Tài nguyên rừng

Phổ Yên là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng nên diện tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung ở các xã phía Tây huyện. Diện tích rừng của Huyện tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 là 6961,67 ha, chiếm 26,89 % diện tích tự nhiên. Thảm thực vật tự nhiên gồm các loại cây thân gỗ như bạch đàn, keo lá chàm, họ ve vầu. Tầng dưới là các loại cây dây leo và bụi như sim, mua, lau lách và các loại cây cỏ dại.

d) Tài nguyên nhân văn

Theo số liệu thồng kê năm 2011 dân số huyện Phổ Yên là 139.410 người, với 37.279 hộ cư trú ở 15 xã và 3 thị trấn. Chủ yếu là dân tộc Kinh và Tày, Sán Dìu…

Trải qua gần nửa thế kỷ, nhân dân các dân tộc trong huyện đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, quê hương. Nhân dân Phổ Yên đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Mới đây nhất ngày 06 tháng 10 năm 2012 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hội sử học Việt Nam đã hội thảo và công nhận xóm Cổ Pháp xã Tiên Phong huyện Phổ Yên là quê hương của vua Lý Bí.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất đối với nhà văn hóa trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 36)