Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất đối với nhà văn hóa trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 33)

trên địa bàn huyện Phổ Yên.

3.1.2 Phm vi nghiên cu: Tình hình hoạt động, kết quả cấp GCNQSDĐ đối

với nhà văn hóa trên địa bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 2010 – 2013.

3.1.3 Địa đim thc tp: phòng TN&MT huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 3.1.4 Thi gian: từ ngày 20/01/2014 đến ngày 30/04/2014.

3.2 Nội dung nghiên cứu

Ni dung 1: Sơ lược v tình hình cơ bn ca huyn Ph Yên

- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của huyện Phổ Yên - Đặc điểm kinh tế - xã hội tại địa phương

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường cho phát triển kinh tế xã hội

- Sơ lược về hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất của huyện Phổ Yên - Sơ lược về thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện

Ni dung 2: Tìm hiu và đánh giá v thc trng công tác cp giy chng nhn quyn s dng đất trên địa bàn huyn Ph Yên, tnh Thái Nguyên giai đon 2010 – 2013

- Kết quả cấp GCNQSD đất cho các đối tượng theo mục đích sử dụng trên địa bàn huyện Phổ Yên:

+ Hộ gia đình, cá nhân + Cơ quan, tổ chức + Các đối tượng khác

Ni dung 3: Đánh giá vic cp Giy chng nhn quyn s dng đất đối vi nhà văn hóa trên địa bàn huyn Ph Yên

- Kết quả thực hiện cấp GCNQSD đất đối với nhà văn hóa trên địa bàn

huyện Phổ Yên

- Nhận xét của cán bộ quản lý và người dân về công tác cấp GCNQSD đất đối với nhà văn hóa

Ni dung 4: Nhng thun li - khó khăn trong công tác cp và qun lý Giy chng nhn quyn s dng đất đối vi nhà văn hóa. Đưa ra các gii pháp khc phc nhng tn đọng

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp chn đim nghiên cu

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho từng vùng miền trên địa bàn huyện và đại diện cho các vùng có đặc thù phát triển kinh tế. Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất, phong tục tập quán, đặc điểm đất đai… của huyện, Phổ Yên phân làm 3 tiểu vùng cơ bản:

+ Tiểu vùng 1: Thị trấn

+ Tiểu vùng 2: Các xã phát triển + Tiểu vùng 3: Các xã đang phát triển

Mỗi tiểu vùng chọn 2 xã/thị trấn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để điều tra phỏng vấn: trong đó mỗi xã phỏng vấn

+ 1 cán bộ xã.

+ các trưởng xóm có nhà văn hóa. Cụ thể:

- Tiểu vùng 1: 24 phiếu - Tiểu vùng 2: 41 phiếu - Tiểu vùng 3: 49 phiếu

3.3.2 Phương pháp thu thp s liu tài liu

- Nguồn số liệu thứ cấp: thu thập số liệu, tư liệu có sẵn từ các cơ quan Nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng ban địa chính tại các xã...

- Nguồn số liệu sơ cấp: thu thập nhằm đánh giá chi tiết tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc sử dụng hiệu quả đất đã được giao…

Thu thập bằng phương pháp điều tra thực tế thông qua bộ câu hỏi soạn trong phiếu điều tra. Phương pháp này cung cấp số liệu chi tiết về việc sử dụng đất để xây dựng nhà văn hóa, công tác, thủ tục cấp giấy CNQSDĐ đối với nhà văn hóa, tiến độ thực hiện cũng như những hạn chế còn tồn đọng trong công tác cấp giấy CNQSDĐ trên địa bàn.

3.3.3 Phương pháp tng hp và x lý tài liu, s liu

Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, tôi tiến hành tổng hợp, phân theo từng khu vực đặc trưng… và xây dựng các tiêu chí đánh giá tình hình công tác cấp giấy CNQSDĐ.

Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm EXCEL, kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu và biểu đồ.

3.3.4 Phương pháp chuyên gia, chuyên kho

Từ kết quả của đề tài, tham khảo thêm ý kiến của những người có chuyên môn, cán bộ lãnh đạo, và ý kiến khách quan của những người dân nhằm đưa ra những đánh giá chung về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với nhà văn hóa và tình hình sử dụng đất nói chung hiện nay.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Sơ lược về tình hình cơ bản của huyện Phổ Yên

4.1.1 Điu kin t nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Phổ Yên là huyện thuộc vùng bán sơn địa. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách Hà Nội 55 km về phía Bắc. Là một trong những cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Đông -Bắc.

Huyện Phổ Yên có các vị trí giáp ranh sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công - Phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang

- Phía Đông giáp huyện Phú Bình

- Phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt:

Vùng phía Đông gồm 10 xã và 2 thị trấn có độ cao trung bình 8-15m, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng.

Phía Tây gồm 5 xã, 1 thị trấn, là vùng núi của Huyện địa hình đồi núi là chính. Độ cao trung bình ở vùng này là 200-300m.

4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Theo phân vùng khí hậu thì Phổ Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng miền núi phía Bắc có đặc điểm khí hậu thể hiện như sau:

- Nhiệt độ trung bình năm là: 23,5 0C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 36,8 0C vào tháng 6, tháng thấp nhất là 8,8 0C vào tháng 12.

- Lượng mưa trung bình năm là 1321 mm. Lượng mưa năm cao nhất là 1780 mm tập trung vào tháng 6,7,8, lượng mưa năm thấp nhất là 912 mm tập trung chủ yếu vào tháng 12 và tháng 1.

Tóm lại: Thời tiết và khí hậu có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn, độ ẩm không khí quá cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện phát triển nông nghiệp.

4.1.1.4 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000, huyện Phổ Yên có 10 loại đất chính, trong 10 loại đất này, các loại đất phù sa, bạc màu, dốc tụ và đất Feralít biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc thấp, tầng đất dày > 100 cm, rất thuận lợi cho sản xuất trồng lúa, nhưng loại đất này chỉ chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong thời gian tới, loại đất này chuyển sang đất xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp là điều bất khả kháng. Vì vậy sản xuất lúa gạo chuyển hướng theo đầu tư chiều sâu, sản xuất sản phẩm hàng hoá chất lượng cao.

b) Tài nguyên nước

Huyện Phổ Yên có hệ thống kênh tự chảy từ hồ Núi Cốc chủ động trong việc cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, nước cho công nghiệp và sinh hoạt. Phổ Yên có 2 hệ thống sông: Sông Công là nguồn nước mặt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của các xã vùng cao và vùng giữa của Huyện. Sông Công chảy qua huyện Phổ Yên chia huyện thành hai khu vực khác biệt về địa hình. Sông Công có lưu vực rộng và nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Lòng sông có chiều rộng trung bình 13m, độ dốc lưu vực 27,3%, độ dốc lòng sông 1,03%. Lưu lượng nước trong mùa mưa 29,7m3/s và trong mùa khô là 4,2m3/s.

c) Tài nguyên rừng

Phổ Yên là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng nên diện tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung ở các xã phía Tây huyện. Diện tích rừng của Huyện tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 là 6961,67 ha, chiếm 26,89 % diện tích tự nhiên. Thảm thực vật tự nhiên gồm các loại cây thân gỗ như bạch đàn, keo lá chàm, họ ve vầu. Tầng dưới là các loại cây dây leo và bụi như sim, mua, lau lách và các loại cây cỏ dại.

d) Tài nguyên nhân văn

Theo số liệu thồng kê năm 2011 dân số huyện Phổ Yên là 139.410 người, với 37.279 hộ cư trú ở 15 xã và 3 thị trấn. Chủ yếu là dân tộc Kinh và Tày, Sán Dìu…

Trải qua gần nửa thế kỷ, nhân dân các dân tộc trong huyện đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, quê hương. Nhân dân Phổ Yên đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Mới đây nhất ngày 06 tháng 10 năm 2012 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hội sử học Việt Nam đã hội thảo và công nhận xóm Cổ Pháp xã Tiên Phong huyện Phổ Yên là quê hương của vua Lý Bí.

4.1.2 Điu kin kinh tế

4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân là 20,4%/năm, (trong đó Công nghiệp và XD: 56,7%/năm; Dịch vụ: 24,6%/năm; Nông lâm nghiệp: 18,7%/năm), kinh tế huyện Phổ Yên đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu mà Đại hội Đảng lần 27 đề ra. Tổng GDP trên địa bàn huyện năm 2010 gấp 2,5 lần năm 2006. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 21,6 triệu đồng (tương đương với 1,14 USD).

4.1.2.2 Thực trạng phát triển các khu vực kinh tề.

a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của Huyện đã có những bước phát triển tương đối ổn định, không chỉ giúp đảm bảo an toàn lương thực mà còn tạo ra hàng hoá cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều mô hình sản xuất mới trong trồng trọt, chăn nuôi cho năng suất, hiệu quả cao đã được đưa vào áp dụng. Nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các tiểu vùng chuyên canh với quy mô tương đối.

b) Khu vực kinh tế công nghiệp

Ngành công nghiệp huyện Phổ Yên thời gian qua đã có những bước đột phá, do chính sách cởi mở của Trung ương và địa phương, môi trường đầu tư được cải thiện nên khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển: nhiều doanh nghiệp nhà nước đã hoàn thành cổ phần hoá và sản xuất hiệu quả; thu hút được nhiều dự án đầu tư vào địa bàn để phát triển công nghiệp, số hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng khá nhanh qua các năm; đặc biệt từ năm 2009 đã xuất hiện nhân tố mới là đầu tư nước ngoài vào sản xuất công nghiệp

c) Khu vực kinh tế dịch vụ.

Thị trường hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn huyện ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu đời sống dân cư, với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Các thành phần tham gia hoạt động ngày càng đa dạng và hướng tới tất cả các ngành nghề kinh doanh.

Năm 2010, toàn huyện có trên 4.822 cơ sở kinh doanh thương mại, trong đó 65 doanh nghiệp thương mại và du lịch, còn lại cơ sở của hộ cá thể là 4.757. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa năm 2011 đạt 217,89 tỷ đồng.

4.1.3 Điu kin xã hi

4.1.3.1. Dân số

Năm 2011, dân số trung bình toàn Huyện là 139.410 người với 37.279 hộ, trong đó: Nam là 68.938 người chiếm 49.45%, nữ là 70.472 người chiếm 50.55%.

Mật độ dân số toàn huyện là 539 người/km2. Tuy nhiên dân số phân bố không đều trên địa bàn huyện. Dân cư chủ yếu tập trung ở các thị trấn (1400 người/km2) và những nơi thuận lợi giao thông đi lại trong khi đó ở các xã là 508 người/km2.

4.1.3.2. Lao động, việc làm

Toàn huyện có 90.070 lao động trong độ tuổi (chiếm 65,67% tổng dân số của huyện).

Trong những năm qua, huyện đã chú ý và giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức khác nhau nên số lao động thiếu việc làm ngày càng giảm. Tuy nhiên, việc này cần được tiếp tục có các biện pháp để đảm bảo đủ việc làm cho tất cả người lao động trong huyện.

4.1.3.3 Giáo dục và đào tạo

Toàn Huyện hiện có 24 trường mẫu giáo với loại hình bán công, dân lập; có 28 trường tiểu học phân bố đều ở 15 xã và 3 thị trấn; Giáo dục THCS: hiện nay toàn Huyện có 17 trường, 239 lớp học với 8.756 học sinh. Toàn bộ 17 trường trung học cơ sở trên địa bàn Huyện là trường công lập, không có trường dân lập; Trên địa bàn Huyện hiện có 3 trường phổ thông trung học, đều là trường công lập.

4.1.3.4 Ngành y tế

Trên địa bàn Huyện Phổ Yên hiện nay có 21 cơ sở y tế, trong đó có: 01 bệnh viện, 02 phòng khám đa khoa khu vực và 18 trạm y tế của các xã và thị trấn trong Huyện.

Đối với các trạm y tế xã, thực hiện Nghị quyết Huyện uỷ về chuẩn hoá y tế cấp cơ sở, các trạm xá xã cũng được quan tâm đầu tư bằng nguồn vốn trung ương và địa phương về cơ sở vật chất.

4.1.4 Đánh giá chung v điu kin t nhiên, tài nguyên và cnh quan môi trường cho phát trin kinh tế xã hi ca huyn trường cho phát trin kinh tế xã hi ca huyn

* Những thuận lợi

Trên cơ sở đánh giá toàn diện các nguồn lực và điều kiện phát triển của Huyện hiện nay, có thể thấy những thuận lợi nổi bật sau đây:

- Huyện có vị trí địa lý thuận lợi do nằm kề và ở vị trí kết nối các trung tâm phát triển là Hà Nội và thành phố Thái Nguyên

- Huyện có quỹ đất đai khá lớn và thuận lợi cho phát triển các ngành phi nông nghiệp, nhất là ngành cần sử dụng nhiều yếu tố đầu vào là đất đai.

- Do có nhiều lợi thế phát triển nên Huyện được Tỉnh quan tâm trong chỉ đạo, ưu tiên đầu tư.

* Những khó khăn

- Huyện có 5 xã miền núi, đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó còn 1 xã nghèo.

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển biến theo hướng tích cực, song xuất phát điểm kinh tế - xã hội còn ở mức thấp, đến nay nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá cao, giá trị thu hoạch tính bình quân một ha đất nông nghiệp thấp

- Phát triển công nghiệp cần được điều chỉnh cho phù hợp so với tiềm năng hiện nay và xu thế phát triển trong những năm tới.

4.1.5 Hin trng s dng đất đai

Theo kết quả thống kê đất đai đến năm 2013, diện tích tự nhiên của huyện Phổ Yên là 25.886,90 ha. Thể hiện cụ thể qua bảng 4.1:

Bảng 4.1 Hiện trang và cơ cấu sử dụng đất đến năm 2013 của huyện Phổ Yên Đơn vị : ha STT Chỉ tiêu Diện tích năm 2013 Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 25886,90 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 18724,78 72.33 1.1 Đất lúa nước DLN 5658,37 26,63

Đất chuyên trồng lúa nước LUC 3936,86 18,05

Đất trồng lúa nước còn lại LUK 1721,51 8,58

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4312,51 16,66

1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 2679,34 10,35

1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00 0,00

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 4282,33 16,54

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 284,90 1,10

1.8 Đất NN còn lại (LUN; COC: HNK; NKH) 1507,33 5,82

2 Đất phi nông nghiệp PNN 7062,36 27,28

2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 12,22 0,05

2.2 Đất quốc phòng CQP 488,68 1,89

2.3 Đất an ninh CAN 0,24 0,00

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 625,30 0,48

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 109,68 0,42

2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX 102,95 0,40

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 11,94 0,05

2.8 Đất di tích danh thắng DDT

2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRA 10,17 0,04

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 13,72 0,05

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 143,98 0,56

2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 734,29 2,84

2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 1492,75 5,77

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất đối với nhà văn hóa trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)