Phương pháp ma trận

Một phần của tài liệu Biến động chất lượng nước biển vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2001 2011 (Trang 34)

b) Thiên tai

2.5.3 Phương pháp ma trận

Phương pháp ma trận (matrix method) phối hợp liệt kê các hành động phát triển với các nhân tố môi trường có thể bị tác động vào một ma trận. Hành động được liệt kê trên trục hoành, nhân tố môi trường được liệt kê trên trục tung, hoặc ngược lại. Cách làm này cho phép xem xét quan hệ nhân quả của những tác động khác nhau một cách đồng thời. Thông thường việc xem xét chúng dựa trên các đánh giá định lượng của các hoạt động riêng lẻ trên từng nhân tố. Có thể phân biệt các phương pháp ma trận cụ thể sau:

- Phương pháp ma trận tương tác đơn giản (Simple Interaction Matrix): Trục hoành ghi các hành động, trục tung ghi các nhân tố môi trường. Hành động nào có các tác động đến nhân tố môi trường nào thì người ta đánh dấu « X », biểu thị có tác động, nếu không thì đánh « O ». Có thể xem phương pháp này là một dạng danh mục môi trường cải tiến, đồng thời xem xét nhiều đến tác động trên cùng một tài liệu.

- Phương pháp ma trận có định lượng (Quantified Matrix) hoặc định cấp (Grad Matrix): Trên các ô của ma trận không chỉ ghi có hay không có tác động mà phải ghi mức độ và tầm quan trọng của tác động. Theo qui ước của Leopold, người

35

đầu tiên đề xuất phương pháp ma trận vào năm 1971, thì mức độ tác động được đánh giá theo 10 cấp. không tác động thì được điểm 1, tác động nhiều nhất được 10. Tầm quan trọng của nhân tố môi trường cũng được ghi điểm theo 10 cấp. Hết sức quan trọng được điểm 10, ít quan trọng nhất được điểm 1. Việc cho điểm đều dựa vào cảm tình của người đánh giá, hoặc của nhóm chuyên gia đánh giá.

Tầm quan trọng của các nhân tố môi trường đối với từng hành động phát triển được xác định bằng cách lấy ý kiến chuyên gia, dựa theo ma trận tương tác giữa các nhân tố môi trường với nhau. Một nhân tố nào đó có khả năng ảnh hưởng tới nhiều nhân tố khác thì được coi là quan trọng hơn các nhân tố ít ảnh hưởng đến các nhân tố khác. Mức độ tác động đến chất lượng chung của môi trường của từng nhân tố được biểu thị bằng mối quan hệ giữa độ đo của nhân tố đó với chỉ tiêu về chất lượng.

Trong luận văn này, phương pháp ma trận có định lượng được sử dụng để đánh giá một cách tổng quan mức độ tác động tới diễn biến của chất lượng môi trường nước biển từ các nguồn ô nhiễm như thế nào để từ đó xác định các nguồn ô nhiễm chính và đề ra các giải pháp giảm thiểu hợp lý.

Một phần của tài liệu Biến động chất lượng nước biển vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2001 2011 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)