b) Hiện trạng nước biển tại vùng đệm vịnh Hạ Long:
3.2.4. nhiễm do các nguồn tại chỗ
Nguồn ô nhiễm tại chỗ chủ yếu do từ các hoạt động khai thác thủy, nuôi trồng, chế biến thủy sản trong vịnh Hạ Long.
Nuôi thủy, hải sản phát triển mạnh ở khu vực Hạ Long và vùng phụ cận như vịnh Bái Tử Long hay Cát Bà. Ven bờ biển từ Hạ Long đến Cái Rồng có nhiều cơ sở nuôi cá và trai ngọc trên biển. Tại khu vực vịnh Hạ Long đã phê duyệt 7 địa điểm nuôi trồng hải sản với trên 456 bè nuôi cá, ghẹ và dịch vụ nhà hàng; 60 ha mặt biển nuôi trai cấy ngọc. Tuy nhiên, rất nhiều bè neo đậu, nuôi trồng thủy sản không đúng vị trí quy định. Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã kiểm tra xác định có 126 bè neo đậu sai nơi quy định, tập trung tại khu vực phường Hồng Hà, cột 5, cột 8, Ba Hang, bến Do,…Hầu hết các bè nuôi trồng thủy sản trên vịnh Hạ Long đều không có giấy phép vệ sinh môi trường và chưa có biện pháp thu gom và xử lý chất thải.
Bên cạnh đó, việc nuôi trồng hải sản ở vùng triều rất phổ biến: Hạ Long có 1.140ha, khu Yên Hưng có 7.500ha, Hoành Bồ có 686ha, Cẩm Phả có 500ha. Trên vịnh Hạ Long có khoảng 1.500 nhân khẩu chuyên sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khu vực ven bờ như: cột 5, cột 8, Hùng Thắng,…vẫn còn nhiều hộ dân tham gia khai thác nguồn lợi hải sản trên vịnh Hạ Long.
Việc nuôi trồng thủy hải sản trong đầm có ảnh hưởng lớn đến nguồn gây ra ô nhiễm và chất dinh dưỡng khu vực nghiên cứu. Đặc biệt các chất thải từ thức ăn cho cá
73
lồng bè, các hội ngư dân, ao, đầm nuôi trồng thủy sản (lượng thức ăn thừa, thuốc kháng sinh,…) gây ô nhiễm hữu cơ tầng nước ven bờ, làm thay đổi tính chất hóa học của nước [20].
Hoạt động nuôi trồng thủy sản, các nhà bè trên biển (625 nhà bè trên vịnh Hạ Long) và dân cư các làng chài (khoảng 1.500 nhân khẩu đang sinh sống) đã thải ra một lượng lớn thức ăn dư thừa, nước thải, rác thải,… gây ô nhiễm nguồn nước, phát sinh dịch bệnh. Mặt khác các phương pháp nuôi công nghiệp có hệ số sử dụng thức ăn và các loại hoá chất kháng sinh cao. Sau khi thu hoạch tôm, nước thải hầu như không được xử lý mà đổ trực tiếp ra môi trường. Theo theo thống kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ninh, tính đến ngày 30/6/2010, toàn tỉnh có 12.770 tàu hoạt động khai thác, đánh bắt và làm dịch vụ thuỷ sản (trong đó, tàu thuyền có công suất dưới 20CV là 9.768 chiếc; từ 20-44CV là 2.531 chiếc; từ 45-90CV là 309 chiếc; trên 90CV là 162 chiếc).Lượng tàu hoạt động trên cảng biển ven bờ là nguồn gây ô nhiễm đáng kể về nước thải, rác thải, dầu mỡ.
Môi trường vùng nuôi bị xuống cấp: mặc dù tại khu vực 3 làng chài này đã có đội thu gom rác thải của Ban Quản lý vịnh Hạ Long hoạt động thu gom rác cho làng chài với tần xuất 2 ngày/lần. Nhưng thực tế cho thấy chỉ có khu vực Vông Viêng – Cặp Dè là hoạt động thu gom rác tương đối quy củ và sạch, còn lại 2 khu Cửa Vạn và Ba Hang rác thải trên mặt nước vẫn còn nhiều, ý thức người dân vẫn chưa cao, và biểu hiện sự ô nhiễm có thể nhìn thấy. Một trong những hậu quả của việc môi trường nuôi bị xuống cấp là hiện tượng dịch bệnh của các loài nuôi gia tăng làm ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ sống, giảm giá trị kinh tế của nghề nuôi. Chất thải hữu cơ từ con người cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường nước (do toàn bộ các thành viên của các gia đình đều sống trên nhà bè). Đây cũng là nguyên nhân làm cá nuôi chậm lớn và tỷ lệ chết cao. Đồng thời do đặc thù là các làng cá nổi này thường được bao bọc giữa các núi đá nên sự lưu thông của nước kém, dẫn đến các chất thải không được pha loãng nên ứ đọng trong trầm tích đáy và gây ra nhiều loại bệnh cho đối tượng nuôi,… Ngoài ra, các hoạt động phát triển trên đất liền như mở rộng đảo Tuần Châu, các dự án phát triển đô thị cũng làm cho nước vịnh Hạ Long suy giảm chất lượng và không ngoại trừ môi trường nước tại các làng cá nổi. Biến đổi khí hậu có thể làm cho môi trường xấu hơn,
74
và do vậy, những ảnh hưởng của nó sẽ trầm trọng hơn đối với cộng đồng ngư dân vạn chài nếu như họ không có phương cách ứng phó hữu hiệu, trước mắt là hạn chế ô nhiễm môi trường từ những hoạt động sinh hoạt và sản xuất tại chỗ.
Từ những phân tích nguyên nhân gây và nguồn nhân ô nhiễm cũng như các số liệu cụ thể được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 3.8: Tổng hợp nguyên nhân, khu vực, chất ô nhiễm tại VHL
Nguyên nhân hu vực Điểm quan trắc đặc trƣng
Chất ô nhiễm
Gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa và phát triển xây dựng Hạ Long, Cẩm Phả, Hoành Bồ D07, D08, D09, P11
- nhiễm hữu cơ - Chất rắn lơ lửng
-Coliform
Phát triển công nghiệp, năng lượng và khai thác khoáng sản Cẩm Phả, Hoành Bồ, Hạ Long P11, P12, P13, P15, P18 -Chất rắn lơ lửng - Kim loại nặng Phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản Trên VHL L01, L03, D07
- nhiễm hữu cơ - Chất rắn lơ lửng
-Coliform Giao thông vận tải
trên biển Bến cảng, Hạ Long, Cẩm Phả P12, P14, P15, P16,P18 -Dầu -Kim loại nặng Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch Hạ Long, Cát Bà L02, D04, D05, D06,P 17
- nhiễm hữu cơ - Chất rắn lơ lửng
-Coliform
3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trƣờng
Công tác quản lý giữ vai trò hết sức quan trọng cho mọi hành động trong bảo vệ môi trường. Theo kết quả điều tra thì đa số người được khảo sát tại vịnh Hạ Long đều đánh giá công tác quản lý môi trường vịnh Hạ Long ở mức độ trung bình (63/100) và
75
yếu (28/100), còn lại rất ít đánh giá công tác quản lý môi trường đáp ứng ở mức khá (9/100). Điều đó đặt ra vấn đề phải tăng cường công tác quản lý môi trường vịnh Hạ Long để đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường hiện nay.
Từ kết quả nghiên cứu còn hạn chế nói trên, học viên mạnh dạn đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường vịnh Hạ Long là:
3.3.1 Tăng cường kiểm soát ô nhiễm và hoạt động phát triển
Tăng cường năng lực kiểm soát, giám sát ô nhiễm và hoạt động phát triển từ nguồn là một trong những giải pháp quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng nước biển tại vịnh Hạ Long.
Để tăng cường giám sát ô nhiễm thành phố Hạ Long cần:
- Xây dựng các thêm các trạm quan trắc tự động đo nước mặt và nước biển ven bờ theo Quyết định số 2819/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ngày 18/10/2013 về việc Phê duyệt dự án tổng thể đầu tư xây dựng các trạm quan trắc môi trường tự động để kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, trong thời gian tới sẽ xây dựng 5 trạm quan trắc môi trường nước biển ven bờ: bãi tắm Bãi Cháy (Tp. Hạ Long), cầu tàu Hải Quan (Tp. Hạ Long), cầu cảng xuất linker Nhà máy xi măng Cẩm Phả (Tp. Cẩm Phả), ven bờ cảng Vũng Đục (Tp Cẩm Phả), bờ cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn).
- Nâng cao năng lực giám sát môi trường bằng việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thám. Tăng cường nguồn nhân lực quản lý, giám sát có kiến thức chuyên ngành và kỹ năng giám sát, xử lý thông tin môi trường.
- Tăng cường khả năng chia sẻ thông tin liên tỉnh để cảnh báo sớm các vấn đề môi trường từ các tỉnh lân cận liên quan tới hoạt động phát triển. Chủ động xây dựng Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu theo vùng địa lý và cơ chế phối hợp liên tỉnh giữa Quảng Ninh và Hải Phòng để xử lý kị thời khi sự cố xẩy ra.
- Ưu tiên kiểm soát hàng năm các điểm nóng ô nhiễm vịnh như lân cận vịnh Cửa Lục, các khu lồng bè trên vịnh, bãi tắm ven vịnh; xử lý nghiêm minh các vi phạm.
76
- Thành lập Tổ chức các Đối tác quản lý vịnh Hạ Long để tăng cường cơ chế quản lý đa/liên ngành, bao gồm các bên liên quan để tư vấn các vấn đề chiến lược phát triển và bảo vệ môi trường vịnh (hiện nay với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ đang triển khai dự án này đến 2016).
- Định kỳ kiểm kê nguồn phát thải vào vịnh để có cơ sở khoa học điều chỉnh các kế hoạch quản lý và phát triển trong khu vực lân cận.
3.3.2 Tiếp tục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và tôn tạo di sản
- Thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tuyên truyền các chuyên mục giới thiệu Di sản. Xây dựng hệ thống biển báo, pa nô áp phích tuyên truyền rộng rãi về Quy chế quản lý, nội quy bảo vệ cảnh quan, môi trường vịnh Hạ Long.
- Tổ chức nhiều đợt tập huấn, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ Di sản. Tổ chức ký cam kết bảo vệ Di sản với ngư dân làng chài sinh sống trên vịnh Hạ Long.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là người dân địa phương và khách du lịch tham gia các hoạt động phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ cảnh quan, môi trường, thực hiện tốt các nội quy, quy định và tình nguyện chi trả phí môi trường bảo vệ vịnh Hạ Long.
- Xã hội hóa để duy trì thường xuyên hoạt động tuyên truyền và tôn vinh giá trị vịnh Hạ Long. Chú trọng vai trò của người dân địa phương trong giữ gìn, tôn tạo và bảo tồn các giá trị di sản, bảo vệ môi trường.
3.3.3. Điều chỉnh quy hoạch môi trường vùng vịnh
Thực hiện Nghị quyết mới của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2013, tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 do Jica Nhật Bản hỗ trợ tài chính và kỹ thuật. Trong đó tập trung và định hướng môi trường vịnh Hạ Long và lân cận.
Căn cứ vào quy hoạch môi trường nói trên, tiến hành sắp xếp lại hoạt động nuôi cá lồng bè trên vịnh theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu và không gây ô nhiễm
77
môi trường. Ban hành tiêu chuẩn và quy chế tuân thủ nghiệm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi cá lồng bè và lập các làng cá nổi trên vịnh, hướng tới gắn với du lịch tham quan làng cá nổi. Cấp giấy/thu hồi giấy phép sử dụng mặt nước nuôi cá lồng bè trên vịnh.
3.3.4. Xử lý chất thải từ các hoạt động trên vịnh
Chất thải rắn từ các hoạt động ở trên vịnh hiện đang là vấn đề bức súc. Rác thải từ sinh hoạt hoạt ngày của dân cư trong vịnh như túi nhựa, vỏ chai, thực phẩm thừa…đều xả trực tiếp xuống vịnh, gây ô nhiễm nghiêm trọng và mang tính lâu dài. Do vậy, cần tăng cường hiệu quả kiểm soát rác thải của hệ thống thu gom rác thải ven bờ đồng thời nên thiết lập các trạm thu gom rác thải trên biển và những người dân sống trên biển được thu gom rác thải và tổ chức vận chuyển vào bờ để xử lý. Khuyến khích cộng đồng tự thành lập các tổ chức thu gom, phân loại rác thải và sử lý ở một mức độ nhất định ngay tại chỗ.
Tăng thêm số lượng thùng rác ở các tuyến và điểm du lịch và nhanh chóng vận chuyển vào bờ để xử lý. Bên cạnh đó xem xét việc thu phí môi trường từ các khách du lịch, các cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch để phục vụ công tác thu gom chất và xử lý chất thải.
Rác thải biển (marine litter) chủ yếu là lưới đánh cá, phao nhựa, túi nilon, nhựa,…từ hoạt động đánh bắt cá của ngư dân cũng cần chú ý thu gom và và xử lý thích hợp với nhiều hình thức: tăng cường các tàu vớt rác, nâng cao nhận thức của ngư dân, ký cam kết thu gom và giao nộp, tăng cường xử phạt đối với hành vi vi phạm.
Các tàu tham gia hoạt động phục vụ du lịch phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về rác thải, đặc biệt là phải thường xuyên kiểm định chất lượng đăng kiểm các tàu du lịch kết hợp khả năng bảo vệ môi trường, bao gồm xả trực tiếp nước la canh xuống biển.
Tăng cường phối hợp giám sát chặt chẽ giữa các lực lượng lập pháp trên biển và môi trường: Cảnh sát biển, Cảnh sát Môi trường, Tuần tra biên phòng, Kiểm ngư, Hải quan, Y tế với Ban Quản lý vịnh Hạ Long để ngăn ngừa các chât thải từ các tàu thương mại theo các Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm gây ra bởi tàu thuyền
78
MARPOL 73/78. Có thể thiết lập đường dây nóng sử dụng các tàu thuyền đánh cá của ngư dân địa phương trong vai trò phát hiện, báo cáo cho cơ quan chức năng các tàu thuyền vi phạm xả thải gây ô nhiễm môi trường vịnh.
3.3.5. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý môi trường vịnh
Vịnh Hạ Long là một chứa đựng các giá trị toàn cầu và quốc gia, được công nhận là Di sản thiên nhiên biển của thế giới và là một trong 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới. Do vậy, Chính phủ nên có các chính sách đặc thù cho những khu vực có giá trị đặc biệt như vậy.
- Bảo đảm các chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm quy chế quản lý vịnh Hạ Long, trong đó kiến nghị xem xét việc xây dựng bộ Luật riêng của VHL để tăng sức mạnh cho các quy định và chế tài xử phạt hiện hành khi không đủ sức răn đe, phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại VHL.
- Thiết lập và thực thi một cơ chế tạo nguồn tài chính ổn định để bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long.
Trên cơ sở Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Ninh 2003, cần tiến hành rà soát, đánh giá lại Quy chế quản lý vịnh Hạ Long và các cơ chế, chính sách tỉnh đã ban hành. Trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách để quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long, góp phần vào tăng trường xanh (blue growth) ở nước ta trong thời gian tới.
79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận
Nước biển tại vùng lõi vịnh Hạ Long có chất lượng khá tốt, trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên, ở một số thời điểm trong giai đoạn từ 2001 – 2011 có hiện tượng ô nhiễm nhẹ nhưng chỉ là nhất thời, chưa xuất hiện hiện tượng ô nhiễm cục bộ.Hiện tượng ô nhiễm cục bộ xuất hiện ở vùng đệm và vùng phụ cận, đặc biệt là tại dải ven bờ từ bến chợ Hạ Long 1 đến cảng Nam Cầu Trắng. Ngoài ra còn có một số điểm ô nhiễm cục bộ là Bến tàu du lịch Bãi Cháy và cảng Cái Rồng. Nước biển khu vực này có nguy cơ ô nhiễm TSS, pH, dầu, NO2-, một số kim loại nặng như Fe, Mn ở lân cận vịnh Hạ Long (khu vực Cẩm Phả, Vân Đồn).
Diễn biến chất lượng nước biển tại vịnh Hạ Long có xu thế cải thiện ở một số mặt như giảm lượng chất rắn lơ lửng và một số kim loại nặng. Tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng ven bờ vịnh có nguy cơ tăng cao, có thể vượt quá giới hạn cho phép của quy chuẩn và hàm lượng dầu tại các cảng, đặc biệt là các cảng than vẫn bị ô nhiễm cục bộ, dao động trong khoảng 0,1-0,2mg/l.
Trong các nguồn gây ô nhiễm, đáng chú ý là nguồn gây ô nhiễm vịnh từ đất liền liên quan tới hoạt động phát triển và đô thị hóa hướng ra ven biển của Tp Hạ Long;