Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý môi trường vịnh

Một phần của tài liệu Biến động chất lượng nước biển vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2001 2011 (Trang 78)

b) Hiện trạng nước biển tại vùng đệm vịnh Hạ Long:

3.3.5. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý môi trường vịnh

Vịnh Hạ Long là một chứa đựng các giá trị toàn cầu và quốc gia, được công nhận là Di sản thiên nhiên biển của thế giới và là một trong 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới. Do vậy, Chính phủ nên có các chính sách đặc thù cho những khu vực có giá trị đặc biệt như vậy.

- Bảo đảm các chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm quy chế quản lý vịnh Hạ Long, trong đó kiến nghị xem xét việc xây dựng bộ Luật riêng của VHL để tăng sức mạnh cho các quy định và chế tài xử phạt hiện hành khi không đủ sức răn đe, phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại VHL.

- Thiết lập và thực thi một cơ chế tạo nguồn tài chính ổn định để bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long.

Trên cơ sở Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Ninh 2003, cần tiến hành rà soát, đánh giá lại Quy chế quản lý vịnh Hạ Long và các cơ chế, chính sách tỉnh đã ban hành. Trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách để quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long, góp phần vào tăng trường xanh (blue growth) ở nước ta trong thời gian tới.

79

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

Nước biển tại vùng lõi vịnh Hạ Long có chất lượng khá tốt, trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên, ở một số thời điểm trong giai đoạn từ 2001 – 2011 có hiện tượng ô nhiễm nhẹ nhưng chỉ là nhất thời, chưa xuất hiện hiện tượng ô nhiễm cục bộ.Hiện tượng ô nhiễm cục bộ xuất hiện ở vùng đệm và vùng phụ cận, đặc biệt là tại dải ven bờ từ bến chợ Hạ Long 1 đến cảng Nam Cầu Trắng. Ngoài ra còn có một số điểm ô nhiễm cục bộ là Bến tàu du lịch Bãi Cháy và cảng Cái Rồng. Nước biển khu vực này có nguy cơ ô nhiễm TSS, pH, dầu, NO2-, một số kim loại nặng như Fe, Mn ở lân cận vịnh Hạ Long (khu vực Cẩm Phả, Vân Đồn).

Diễn biến chất lượng nước biển tại vịnh Hạ Long có xu thế cải thiện ở một số mặt như giảm lượng chất rắn lơ lửng và một số kim loại nặng. Tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng ven bờ vịnh có nguy cơ tăng cao, có thể vượt quá giới hạn cho phép của quy chuẩn và hàm lượng dầu tại các cảng, đặc biệt là các cảng than vẫn bị ô nhiễm cục bộ, dao động trong khoảng 0,1-0,2mg/l.

Trong các nguồn gây ô nhiễm, đáng chú ý là nguồn gây ô nhiễm vịnh từ đất liền liên quan tới hoạt động phát triển và đô thị hóa hướng ra ven biển của Tp Hạ Long; tiếp theo là nguồn trên biển do hoạt động tàu thuyền (du lịch, thủy sản) và nuôi cá lồng bè.

Các nhóm giải pháp quản lý môi trường đi kèm các giải pháp cụ thể cần ưu tiên thực hiện trong thời gian tới là: (i) Tăng cường kiểm soát ô nhiễm và hoạt động phát triển khu vực Tp. Hạ Long; (ii) Tiếp tục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và tôn tạo di sản; (iii) Điều chỉnh quy hoạch môi trường vùng vịnh; (iv) Xử lý chất thải từ các hoạt động trên vịnh và (v) Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý môi trường vịnh Hạ Long.

Khuyến nghị

Cần phải cải tiến để áp dụng cách tính WQI và vẽ bản đồ phù hợp với điều kiện môi trường nước biển ven bờ.

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban quản lý Vịnh Hạ Long và Trung tâm Dự báo KTTV Quảng Ninh (2000),

Đặc điểm khí tượng hải văn Vịnh Hạ Long, NXB Thế giới, Hạ Long.

2. Ban quản lý Vịnh Hạ Long (2003), Một số văn bản pháp quy về quản lý, bảo vệ

và khai thác Vịnh Hạ Long, NXB Thế giới, Hạ Long.

3. Lưu Đức Hải (2007), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Nguyễn Chu Hồi(2005), Cơ sở tài nguy n và môi trường biển, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Nguyễn Đình Hòe (2007), Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và

phát triển, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Phạm Ngọc Hồ (2010),Giáo trình cơ sở môi trường nước, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. IUCN & Gill Shepherd (2004), Tiếp cận hệ sinh thái, năm bước thực hiện, IUCN, Gland, Switzerland và Cambridge, UK.

8. Đào Việt Long(2005),Báo cáo chuy n đề: Vai trò của cộng đồng địa phương

trong việc quản lý vùng bờ vịnh Hạ Long – Quảng Ninh, Đề tài: Quy hoạch và

lập kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.

9. Nguyễn Thị Thế Nguyên (2012), Tổng quan hiện trạng môi trường Vịnh Hạ

Long và tình hình quản lý các nguồn thải từ đất liền, Tổng cục Biển và Hải Đảo

Việt Nam, Hà Nội.

10.Pietro Donatis, Luca Dorigo, Andrea Mocchiutti, Giuseppe Muscio, Umberto Sello, Tran Tan Van (2010), Hang động Hạ Long, NXB Quảng Ninh, Quảng Ninh.

11.Sở TN&MT Quảng Ninh (2013), Dự thảo quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, UBND tỉnh Quảng Ninh.

12.Sở TN&MT Quảng Ninh (2011),Báo cáo hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh

81

13.Sở TN&MT Quảng Ninh(2010), Báo cáo nghiên cứu và quy hoạch Quản lý

chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh, UBND tỉnh Quảng Ninh.

14.Đào Thị Thủy (2005), Báo cáo nghiên cứu đề tài: Quy hoạch và lập kế hoạch

quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, Đề tài: Đánh giá môi

trường tổng thể vùng bờ vịnh Hạ Long – Quảng Ninh, Quảng Ninh.

15.UBND tỉnh Quảng Ninh(2009),Quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể tỉnh

Quảng Ninh và một số vùng trọng điểm đến năm 2020, UBND tỉnh Quảng

Ninh.

16.UBND thành phố Hạ Long(2011),Kết quả công tác quản lý tài nguyên - môi

trường 5 năm 2005 – 2010, UBND tỉnh Quảng Ninh.

Tiếng Anh

17.Frontier-Vietnam (2004),Frontier-Vietnam Environmental Research Report 29,Workshop proceedings: Sustainable Tourism in Bai Tu Long Bay NationalPark,Ha Noi.

18.Nguyen Dinh Duong (2010), Land use changes and gis-database development for strategic environmental assessment in Ha Long Bay, Quang Ninh province,

Viet Nam,Vietnam National Center for Natural Science and Technology.

19.Tony Waltham (2000), “Karst and Caves of Ha Long Bay”, International Caver 2000, PP. 24-31.

20.Thuyet D. Bui, Jim Luong-Van and Chris M. Austin(2012), “Impact of Shrimp Farm Effluent on Water Quality in Coastal Areas of the World Heritage-Listed Ha Long Bay”,American Journal of Environmental Sciences,8, PP. 104-116. 21.UNESCO / ICCROM / ICOMOS / IUCN (2012),Managing natural world

82

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NGUỒN GÂY Ô NHIỄ NƢỚC BIỂN TẠI VỊNH HẠ LONG

Thông tin cá nhân (Không bắt buộc):

Họ và tên:………

Giới tính Nam Nữ Tuổi:………

Địa chỉ ………

Câu 1: Theo anh, chị thì chất lượng nước biển tại Vịnh Hạ Long hiện nay như thế nào? Rất tốt  Khá tốt Bình thường Xấu Rất xấu Câu 2: Theo anh, chị thì nguy cơ ô nhiễm nước biển tại Vịnh Hạ Long do các điều kiện tự nhiên và biến đổi khí hậu là: Rất cao  Cao Vừa Ít Không Câu 3: Theo anh, chị thì nguy cơ ô nhiễm nước biển tại Vịnh Hạ Long do các hoạt động gia tăng dân số và đô thị hóa là: Rất cao  Cao Vừa Ít Không Câu 4: Theo anh, chị thì nguy cơ ô nhiễm nước biển tại Vịnh Hạ Long do các hoạt động phát triển công nghiệp và năng lượng là: Rất cao  Cao Vừa Ít Không Câu 5: Theo anh, chị thì nguy cơ ô nhiễm nước biển tại Vịnh Hạ Long do các hoạt động phát triển nông nghiệp – thủy hải sản là: Rất cao  Cao Vừa Ít Không Câu 6: Theo anh, chị thì nguy cơ ô nhiễm nước biển tại Vịnh Hạ Long do các hoạt động giao thông vận tải trên biển là: Rất cao  Cao Vừa Ít Không Câu 7: Theo anh, chị thì nguy cơ ô nhiễm nước biển tại Vịnh Hạ Long do các hoạt động phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch là: Rất cao  Cao Vừa Ít Không Câu 8: Theo anh chị thì công tác quản lý môi trường tại Vịnh Hạ Long đã đáp ứng được nhu cầu hiện nay hay chưa? Rất cao  Cao Vừa Ít Không Câu 9: Theo anh chị thì ngoài 6 nguyên nhân kể trên (chữ in nghiêng từ câu 2 đến câu 7) thì còn hoạt động nào gây ảnh hưởng tới chất lượng nước biển tại Vịnh Hạ Long? ………

………

………

………

……….

Câu 10: Theo anh chị thì tại Vịnh Hạ Long hiện nay cần phải làm gì để cải thiện môi trường nước biển: ... ... ... ... ...

83

PHỤ LỤC 2

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI VỊNH HẠ LONG TỪ KHẢO SÁT THỰC ĐỊA

Cảng than Nam Cầu Trắng nhìn từ xa

84

Rác thải trôi nổi trên mặt nước tại Bến chọ Hạ Long 1

85

Một tàu chở than tại cảng Nam Cầu Trắng

Một phần của tài liệu Biến động chất lượng nước biển vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2001 2011 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)