Cắt ngang mô tả, định lượng.
4. Phƣơng pháp chọn mẫu:
Nghiên cứu này là một cấu phần của Điều tra quốc gia về tai nạn thương tích năm 2010 (VNIS 2010).
Tiến hành chọn mẫu toàn bộ VTN&TN trong nhóm 10-24 tuổi thuộc cấu phần điều tra tai nạn thương tích không tử vong thuộc nghiên cứu VNIS 2010.
Chọn toàn bộ gia đình hạt nhân có vị thành niên trong nhóm 10-17 tuổi để tìm hiểu mối liên quan giữa yếu tố gia đình với chấn thương do bạo lực:
- Chỉ chọn gia đình hạt nhân để có thể liên kết được thông tin giữa cha mẹ và con cái (câu hỏi trong nghiên cứu chỉ xác định mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với chủ hộ, nếu chủ hộ là ông/bà thì sẽ không xác định được mối quan hệ bố mẹ - con cái trong số các thành viên còn lại).
- Chọn nhóm 10-17 tuổi vì theo quy định về độ tuổi đi học của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì nhóm 10-17 tuổi là nhóm đang học THCS hoặc PTTH; tìm hiểu các vấn đề về chấn thương do bạo lực trong nhóm này để có thể xác định mức độ của vấn đề bạo lực học đường.
5. Kỹ thuật thu thập thông tin:
-Phương pháp thu thập: Phỏng vấn.
24
Trường hợp chủ hộ đi vắng hoặc không có khả năng cung cấp thông tin của các thành viên trong hộ (quá già, ốm yếu.), thì có thể gặp một thành viên là người lớn của hộ để phỏng vấn (tốt nhất là phụ nữ).
Nếu người đại diện của hộ không nhớ chính xác về mục nào đó của một thành viên trong hộ, thì phải gặp để hỏi trực tiếp thành viên đó.
Trường hợp hộ không có một thành viên nào là người lớn ở nhà thì hẹn quay lại hộ vào thời gian khác.
- Công cụ: Bộ câu hỏi định lượng. Bộ câu hỏi này được trích lọc từ bộ câu hỏi của VNIS 2010 (phụ lục 5).
6. Xử lý và phân tích số liệu:
- Các số liệu điều tra không tử vong sau khi thu thập sẽ được làm sạch và nhập liệu bằng công nghệ nhận dạng ký tự thông minh (công nghệ dùng máy quét) của Tổng cục Thống kê. Bộ số liệu cho nghiên cứu về bạo lực sẽ được trích ra từ bộ số liệu chung với tiêu chí: toàn bộ những người từ 10 – 24 tuổi nằm trong khung mẫu của nghiên cứu VNIS. Thêm vào đó, trong phần phân tích mối liên quan giữa các yếu tố gia đình với bạo lực ở nhóm 10-17 tuổi, để có thể kết nối được thông tin của cha mẹ và con, nghiên cứu đã chọn ra toàn bộ gia đình hạt nhân có trẻ từ 10-17 tuổi.
- Sử dụng phần mềm Stata 11 để lọc, làm sạch và phân tích số liệu.
- Bộ số liệu sẽ được gắn trọng số (weight). Trọng số này đã được các chuyên gia tính toán và sử dụng trong nghiên cứu VNIS 2010. (phụ lục 4)
- Tất cả các giá trị tỷ suất, tỷ lệ đều được tính toán dựa trên phương pháp ước tính tỷ suất suy rộng quần thể. Các giá trị sai số chuẩn được tính toán theo phương pháp ước lượng phương sai tuyến tính Taylor. Việc tính toán đều được thực hiện trên hệ lệnh SVY cho cách chọn mẫu phức tạp của phần mềm Stata11.
- Thông tin về điều kiện kinh tế hộ gia đình: Nghiên cứu căn cứ vào các loại vật dụng lâu bền có trong hộ gia đình để đánh giá điều kiện kinh tế. Danh mục các vật dụng lâu bền sử dụng danh mục của Nghiên cứu đánh giá mức sống dân cư năm 2010. Kết quả được phân tích dựa trên phương pháp Phân tích cấu phần chính
25
(Principle Component Analysis) để xây dựng chỉ số đo lường điều kiện kinh tế. Chỉ số này sau đó được phân tích thành các nhóm điều kiện kinh tế theo các mức độ (quintile): nghèo, trung bình, trung bình khá, khá và giàu.
- Lập các bảng tần số và tỷ lệ, tỷ suất để mô tả và phân tích thực trạng bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN Việt Nam năm 2010. Các kết quả của nghiên cứu được trình bày kết hợp giữa kết quả suy rộng và kết quả phân tích trên mẫu của nghiên cứu.
- Mô tả và phân tích một số yếu tố cá nhân và gia đình liên quan tới tình trạng bạo lực ở VTN&TN. Sử dụng test 2 để so sánh có sự khác biệt giữa các tỷ lệ và sử dụng OR và khoảng tin cậy để đo lường độ mạnh của sự kết hợp.
- Sử dụng phương pháp logistic để phân tích đa biến.
7. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu (Phụ lục 3):
Nghiên cứu bao gồm hai nhóm biến chính:
+ Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:
- Thông tin cá nhân: tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân... - Thông tin gia đình: trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha, mẹ, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, số nhân khẩu, điều kiện kinh tế hộ gia đình.
- Thông tin về môi trường xã hội: khu vực sống.
+ Thông tin về hoàn cảnh, nguyên nhân, hậu quả của bạo lực: nơi xảy ra, hoạt động khi xảy ra bạo lực, mối quan hệ giữa nạn nhân và đối tượng gây bạo lực, thông tin về nằm viện, kết quả điều trị...
*Các khái niệm, thƣớc đo, tiêu chuẩn đánh giá.
+ Một trường hợp chấn thương do bạo lực: phải đáp ứng được một trong các tiêu chí sau:
- Mất ít nhất một ngày làm việc - Mất ít nhất một ngày đi học
- Cần có sự chăm sóc y tế của bệnh viện/chuyên gia y tế
- Không có khả năng tham gia vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày ít nhất là 1 ngày. Hoạt động sinh hoạt thường ngày được định nghĩa là những hoạt động mà
26
người đó phải thực hiện để sống như bình thường, nó bao gồm các hoạt động vệ sinh cá nhân (tắm), tự mặc quần áo và làm những việc vặt hàng ngày trong nhà như là một phần của cuộc sống hàng ngày (quét nhà, giặt quần áo, lau dọn, đi chợ,.v.v..). Bên cạnh đó, người bị người khác đánh, hành hung hoặc người đánh, hành hung người khác đều được coi là một trường hợp chấn thương do bạo lực.
+ Gia đình hạt nhân: còn gọi là gia đình hai thế hệ. Loại gia đình này chỉ gồm cha/mẹ và con cái. Có gia đình hạt nhân đầy đủ: gồm cả cha mẹ, con cái và gia đình hạt nhân không đầy đủ: chỉ có cha (hoặc mẹ) và con cái.
8. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu:
- Nghiên cứu được sự đồng ý của Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng chống Chấn thương, Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, là một trong số cơ quan quản lý số liệu của VNIS 2010.
- Mọi thông tin, số liệu được lấy từ VNIS 2010 sẽ được sử dụng chỉ với mục đích nghiên cứu.
27
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu.
Trong số 49.967 hộ gia đình thuộc cấu phần TNTT không tử vong của VNIS 2010, nghiên cứu đã tách lọc ra thông tin của 38.444 hộ gia đình có người thuộc nhóm 10-24 tuổi. Trong đó, tổng số đối tượng thuộc nhóm 10-24 là: 50.461 người.
10-17 18-24 54%
46%
Biểu đồ 1: Phân bố tỷ lệ % theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu
Nhóm 10-17 tuổi, chiếm tỷ lệ lớn hơn 54% trong tổng số VTN&TN Việt Nam. Nhóm 18-24 tuổi, là nhóm bắt đầu đến tuổi lập gia đình, chiếm tỷ lệ ít hơn tương ứng 46%. 54.8 45.2 52.9 47.1 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 10-17 18-24 Nam Nữ %
28
Trong mỗi nhóm tuổi, sự chênh lệch giữa nam và nữ không nhiều. Nhóm 10- 17 tuổi, tỷ lệ nam cao hơn nữ, tương ứng là 54,8% và 52,9. Ở nhóm 18-24 tuổi thì ngược lại nữ chiếm 47,1%, trong khi nam là 45,2%.
26.3%
73.7%
Thành thị Nông thôn
Biểu đồ 3: Phân bố tỷ lệ % theo khu vực sống của đối tượng nghiên cứu
Có tới 73,7% số đối tượng nghiên cứu sống tại nông thôn, con số này gấp gần 3 lần so với nhóm 10-24 tuổi sống tại thành thị.
12.8 21.0 24.0 7.0 15.7 19.5 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 Đồng bằng sông Hồng Trung du miền núi phía Bắc Bắc Trung bộ
Tây Nguyên Đông Nam bộ
Đồng bằng SCL
%
Biểu đồ 4: Phân bố tỷ lệ % theo vùng điều tra.
Tỷ lệ nhóm 10-24 tuổi có sự chênh lệch rõ ràng giữa các vùng. Vùng Bắc Trung bộ có tỷ lệ VTN&TN cao nhất là 24%, tiếp theo là vùng Trung du miền núi phía Bắc với 21%. Tại đồng bằng sông Hồng, mặc dù dân số đông, nhưng nhóm 10- 24 chỉ chiếm 12,8%, gần thấp nhất trong 6 vùng điều tra. Tây Nguyên có tỷ lệ VTN&TN thấp nhất trong số các vùng với 7%.
29 0.1 4.2 33.4 33.3 0.3 19.6 2.3 2.0 1.9 1.3 1.5 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 Chưa đi học Mầm non Tiểu học THCS Sơ cấp nghề THPT Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên Mù chữ Khác
Biểu đồ 5: Phân bố tỷ lệ % theo bậc học cao nhất của đối tượng nghiên cứu
Nhóm tiểu học và THCS chiếm tỷ lệ lớn tương ứng là 33,4 và 33,3%. Số đối tượng đã tốt nghiệp PTTH chiếm 19,6%, cao thứ hai. Con số chưa đi học chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, 0,1%, tuy nhiên, số mù chữ lại cao hơn với 1,3%. Nhóm trên PTTH chỉ chiếm một số lượng nhỏ: trung cấp 2,3%, cao đẳng 2%, đại học trở lên 1,9%. Tỷ lệ VTN&TN học nghề rất nhỏ, chỉ chiếm 0,3%. Tỷ lệ % 0.6 1.4 3.5 4.3 82.1 0.9 0.5 6.1 0.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Cơ quan nhà nước Cơ quan tư nhân Tự do Nông/lâm/ngư nghiệp Học sinh/sinh viên Nội trợ Thất nghiệp Còn nhỏ Khác
30
Hầu hết các đối tượng nghiên cứu vẫn còn đang đi học, học sinh/sinh viên chiếm tỷ lệ lớn với 82,1%, số đối tượng còn nhỏ chiếm 6,1%. Trong số nhóm đối tượng đã đi làm thì tỷ lệ làm nông/lâm/ngư nghiệp cao nhất (4,3%), 3,5% số đối tượng làm tự do, 0,9% làm nội trợ. Số đối tượng làm cho cơ quan nhà nước, cơ quan tư nhân – công việc được cho là mang tính chất ổn định hơn các nhóm nghề khác – chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, tương ứng với 0,6% và 1,4%. Tỷ lệ thất nghiệp là 0,5%.
90.3 9.5 0.1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Chưa vợ/chồng Có vợ/chồng Ly hôn %
Biểu đồ 7 : Phân bố tỷ lệ % theo tình trạng hôn của đối tượng nghiên cứu
Số người chưa vợ/chồng chiếm một tỷ lệ lớn 90,3%, điều này cũng phù hợp với độ tuổi của nhóm VTN&TN. Nhóm có vợ/chồng đứng thứ hai với 9,5%. Số người ly hôn chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,1%. Tuy vẫn có trường hợp góa, ly thân, song vì số lượng quá nhỏ nên không biểu hiện trên tỷ lệ %.
2. Tỷ suất chấn thƣơng do bạo lực trong lứa tuổi VTN&TN.
Theo kết quả của nghiên cứu VNIS 2010, bạo lực (đánh nhau/ hành hung) là nguyên nhân đứng thứ 6 trong tổng số 13 nguyên nhân gây TNTT không tử vong. Và trong nhóm 10-24 tuổi, VNIS 2010 đã xác định được 46 trường hợp có đánh nhau/ hành hung.
2.1. Tỷ suất chấn thƣơng do bạo lực phân theo các yếu tố cá nhân và gia đình
Tỷ suất chấn thương do bạo lực chung trong nhóm VTN&TN là 124/100.000 VTN&TN. Với sai số chuẩn SE = 28,5, 95%CI (68,0 ; 180,1).
31
Bảng 1: Tỷ suất chấn thương do bạo lực VTN&TN phân theo giới tính và nhóm tuổi tính trên 100.000 VTN&TN
Nhóm tuổi Giới tính Chung
Nam Nữ
10-17 125,4 3,0 66,5
18-24 383,2 0 191,4
Tỷ suất chấn thương do bạo lực ở nhóm 18-24 tuổi là 191,4/100.000 cao gấp gần 3 lần so với nhóm 10-17 tuổi (66,5/100.000). Ở mỗi nhóm tuổi, tỷ suất chấn thương do bạo lực ở nam luôn cao hơn rất nhiều lần so với nữ. Nhóm 10-17 tuổi: tỷ suất chấn thương do bạo lực ở nam là 125,4/100.000 trong khi con số này ở nữ rất thấp, chỉ có 3/100.000. Tỷ suất chấn thương do bạo lực cao nhất ở nhóm nam 18-24 tuổi (383,2/100.000), không quan sát thấy trường hợp chấn thương do bạo lực ở nhóm nữ 18-24 tuổi nên tỷ suất bằng 0.
Bảng 2: Tỷ suất chấn thương do bạo lực VTN&TN phân theo khu vực tính trên 100.000 VTN&TN
Tỷ suất chấn thương do bạo lực cao hơn hẳn ở nông thôn so với thành thị. Tỷ suất chấn thương do bạo lực ở khu vực nông thôn là 139/100.000 trong khi đó, ở thành thị chỉ có 82,1/100.000.
Bảng 3: Tỷ suất chấn thương do bạo lực VTN&TN phân theo giới tính và khu vực tính trên 100.000 VTN&TN
Khu vực Giới tính
Nam Nữ
Thành thị 159,5 5,9
Nông thôn 270,2 0
Tỷ suất chấn thương do bạo lực cao nhất ở nhóm nam nông thôn với 270,2/100.000 VTN&TN. Đứng sau là nhóm nam tại thành thị. Do trong nghiên
Khu vực Tỷ suất SE 95% CI
Thành thị 82,1 22,0 38,8 125,3
32
cứu này không quan sát thấy trường hợp chấn thương do bạo lực nào của nữ tại nông thôn nên tỷ suất bằng 0. Tỷ suất chấn thương do bạo lực ở nhóm nữ thành thị thấp hơn hẳn so với nam (5,9/100.000).
Bảng 4: Tỷ suất chấn thương do bạo lực VTN&TN phân theo vùng và giới tính tính trên 100.000 VTN&TN
Vùng điều tra Giới tính Chung
Nam Nữ
Đồng bằng sông Hồng 113,1 0 57,9
Trung du miền núi phía Bắc 314,4 0 160,0
Bắc Trung bộ 367,8 0 193,2
Tây Nguyên 47,7 0 24,4
Đông Nam bộ 165,9 0 80,6
Đồng bằng SCL 218,0 8,1 115,0
Tỷ suất chấn thương do bạo lực cao nhất tại vùng Bắc Trung bộ là 193,2/100.000, đứng thứ hai là vùng Trung du miền núi phía Bắc (160/100.000), vùng đồng bằng sông Cửu Long có tỷ suất chấn thương do bạo lực là 115/100.000, đứng vị trí thứ 3. Đứng tiếp sau là vùng Đông Nam bộ với tỷ suất là 80,6/100.000. Mặc dù đông dân cư, nhưng do nhóm VTN&TN ở khu vực đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ lệ ít so với các vùng khác nên tỷ suất chấn thương do bạo lực VTN&TN ở vùng này thấp hơn hẳn ba vùng nêu trên (tỷ suất là 57,9/100.000). Tỷ suất chấn thương do bạo lực thấp nhất tại vùng Tây Nguyên với 24,4/100.000.
Vì tỷ suất chấn thương do bạo lực ở nhóm nữ tại hầu hết các vùng điều tra đều bằng 0 (chỉ có vùng đồng bằng SCL, tỷ suất chấn thương do bạo lực ở nữ là 8,1/100.000) do vậy, vùng nào có tỷ suất chấn thương do bạo lực chung cao thì con số này tính riêng ở nhóm nam cũng cao, cao nhất là vùng Bắc Trung bộ với tỷ suất 367,8/100.000, tiếp theo là Trung du miền núi phía Bắc với 314,4/100.000, đồng bằng SCL là 218/100.000, Đông Nam bộ là 165,9/100.000, đồng bằng sông Hồng là 113,1/100.000 và thấp nhất là vùng Tây Nguyên với tỷ suất chấn thương do bạo lực ở nam 47,7/100.000.
33
Bảng 5 : Tỷ suất chấn thương do bạo lực VTN&TN phân theo số nhân khẩu trong gia đình tính trên 100.000 VTN&TN
K
Không có sự chênh lệch đáng kể giữa tỷ suất chấn thương do bạo lực VTN&TN trong nhóm gia đình ít nhân khẩu và nhóm nhiều nhân khẩu. Tỷ suất chấn thương do bạo lực trong nhóm VTN&TN ở gia đình 1- 4 người là 129,3/100.000, tỷ suất này thấp hơn ở nhóm gia đình có từ 5 người trở lên: 118,7/100.000 VTN&TN. 26.7 180.9 206.1 137.9 45.4 0 50 100 150 200 250
Nghèo Trung bình Trung bình khá Khá Giàu
Tỷ s uấ t (/ 10 0. 00 0)
Biểu đồ 8: Tỷ suất chấn thương do bạo lực VTN&TN phân theo điều kiện kinh tế hộ gia đình tính trên 100.000 VTN&TN
Tỷ suất chấn thương do bạo lực VTN&TN cao nhất trong nhóm có điều kiện kinh tế trung bình, trung bình khá tương ứng là: 180,9/100.000 và 206,1/100.000. Tiếp theo là nhóm có điều kiện kinh tế gia đình khá với tỷ suất chấn thương do bạo