0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤN THƯƠNG DO BẠO LỰC Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM NĂM 2010 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN (Trang 63 -63 )

Trong nghiên cứu này, các kết quả thống kê đều được chạy trên nền mẫu chung, các biến đều được gắn trọng số khi phân tích, do vậy, kết quả đưa ra phản ánh khá chính xác thực tế. Tuy nhiên, cũng cần xem xét sự toàn diện của số liệu trong kết quả của nghiên cứu này. Thứ nhất, bộ số liệu của VNIS chỉ thống kê các trường hợp TNTT có tổn thương về thực thể và hậu quả là phải nghỉ học, nghỉ làm trên 1 ngày. Do vậy, với việc khai thác số liệu của VNIS, trong nghiên cứu này, các

54

con số thống kê về tỷ suất chấn thương do bạo lực cũng chỉ dừng lại ở nhóm đối tượng bị tổn thương thực thể và phải nghỉ học, nghỉ làm mà bỏ qua nhóm bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ hơn (có bị tổn thương nhưng không phải nghỉ học/nghỉ làm). Thứ hai, các câu hỏi về nguyên nhân, hoàn cảnh chấn thương do bạo lực chỉ cho phép xác định cá nhân bị thương do người khác hành hung chứ không thể cung cấp thông tin về việc VTN&TN đã từng bao giờ gây gổ, đánh nhau và làm người khác bị thương hay chưa? Vì vậy, đã bỏ qua hẳn một mảng số liệu không phải là nhỏ. Thứ ba, do sai số trong quá trình thu thập thông tin (người cung cấp thông tin không phải là VTN&TN mà là chủ hộ), và việc che giấu thông tin (do liên quan đến những hành vi phi đạo đức và phạm pháp mà mọi người luôn luôn không muốn thừa nhận khi được hỏi), do vậy các số liệu báo cáo về chấn thương do bạo lực có thể thấp hơn thực tế rất nhiều. Đây cũng là hạn chế lớn của nghiên cứu.

Ngoài ra cũng cần phải bàn thêm về hạn chế khác của nghiên cứu này. Do khai thác từ nguồn số liệu sẵn có, phải phụ thuộc vào nghiên cứu VNIS, nên các thông tin thu thập được không đầy đủ, vì vậy, nghiên cứu chỉ có thể tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố nhất định liên quan đến cá nhân và gia đình với chấn thương do bạo lực ở VTN&TN mà không tìm hiểu được các yếu tố rộng hơn: nhà trường, cộng đồng, xã hội có tác động tới vấn đề đang nghiên cứu như thế nào? nên không thể cung cấp một cái nhìn tổng quát và khách quan cho vấn đề chấn thương do bạo lực ở VTN&TN Việt Nam. Bên cạnh đó vì là nghiên cứu cắt ngang nên không cho phép kết luận mối quan hệ nhân quả.

Để có thể tìm hiểu sâu sắc và thấu đáo hơn về vấn đề này, cần thiết phải có một nghiên cứu riêng biệt, với bộ câu hỏi riêng để có thể thu thập các thông tin liên quan.

55

Chƣơng 5 KẾT LUẬN

1. Thực trạng chấn thƣơng do bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN Việt Nam.

Tỷ suất chấn thương do bạo lực chung trong nhóm VTN&TN là 124/100.000. Tỷ suất chấn thương do bạo lực ở nhóm 18-24 tuổi là 191,4/100.000 cao gấp gần 3 lần so với nhóm 10-17 tuổi (66,5/100.000). Ở mỗi nhóm tuổi, tỷ suất chấn thương do bạo lực ở nam luôn cao hơn rất nhiều lần so với nữ. Tỷ suất chấn thương do bạo lực cao hơn hẳn ở nông thôn (139/100.000) so với thành thị (82,1/100.000).

Không có sự chênh lệch đáng kể giữa tỷ suất chấn thương do bạo lực VTN&TN trong nhóm gia đình ít nhân khẩu và nhóm nhiều nhân khẩu. Nhóm VTN&TN có điều kiện kinh tế gia đình thấp hơn thì tỷ suất chấn thương do bạo lực lại cao hơn so với nhóm có điều kiện kinh tế gia đình khá giả. Tỷ suất chấn thương do bạo lực cao nhất trong nhóm VTN&TN chưa kết hôn: 136,7/100.000, cao hơn hẳn so với nhóm đã lập gia đình là 5,6/100.000.

Nơi thường xảy ra các vụ đánh nhau/ hành hung ở lứa tuổi VTN&TN là đường đi lại, tỷ lệ 44,2%. Hoạt động phổ biến nhất khi khi TNTT xảy ra là khi đang học tập, chiếm tỷ lệ cao nhất 39,6%. Và khi có xô xát, đánh nhau thì hầu hết nạn nhân đều không sử dụng rượu/bia trước đó.

Nguyên nhân chủ yếu của chấn thương do bạo lực là mâu thuẫn trong quan hệ hàng xóm, bạn bè, chiếm 69,3%. Hầu hết người gây thương tích cho nạn nhân là người lạ với tỷ suất là 63,5/100.000, đứng thứ hai là “bạn bè đồng nghiệp” với tỷ suất 61,4/100.000. VTN&TN bị người trong gia đình hay có quan hệ họ hàng hành hung gây thương tích không nhiều với tỷ suất tương đối thấp tương ứng là 0,2/100.000 và 2,3/100.000.

Xét riêng trong nhóm tuổi học đường là nhóm 10-17 tuổi cho thấy: địa điểm thường xuyên xảy ra bạo lực là tại trường học với tỷ lệ 34,1%; hoạt động khi bạo lực xảy ra đặc biệt cao là khi đang học tập, chiếm 51,6%; khi xét đến nguyên nhân

56

chấn thương do bạo lực thì mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè nổi lên như một nguyên nhân duy nhất dẫn tới phát sinh các hành vi bạo lực với tỷ lệ đặc biệt cao 76,8%; mối quan hệ giữa nạn nhân và người gây thương tích chủ yếu là bạn bè đồng nghiệp với tỷ suất 43/100.000, gần gấp đôi tỷ suất VTN&TN bị người lạ gây thương tích.

Thống kê hậu quả của bạo lực cho thấy năm 2010 tỷ suất VTN&TN phải nằm viện vì chấn thương do bạo lực là 74,3/100.000. Hầu hết các trường hợp nằm viện đều kết thúc điều trị và không để lại di chứng, hoặc di chứng có thể phục hồi được.

2. Mối liên quan giữa các yếu tố với chấn thƣơng do bạo lực.

Tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân và gia đình cho thấy: có mối liên quan giữa chấn thương do bạo lực và nhóm tuổi : nhóm tuổi cao hơn 18-24 có nguy cơ bị chấn thương do bạo lực cao gấp gần 3 lần so với nhóm tuổi thấp 10-17. Giữa giới và chấn thương do bạo lực cũng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê, nam có nguy cơ bị chấn thương do bạo lực cao gấp gần 153 lần nữ, trong nhóm 10- 17 tuổi, con số này là 23,9. Trong nghiên cứu này, tình trạng hôn nhân cũng được xem là một yếu tố nguy cơ của chấn thương do bạo lực, nhóm chưa kết hôn có nguy cơ bị chấn thương do bạo lực cao gấp 24,6 lần so với nhóm đã kết hôn. Mô hình hồi quy logistic cho kết quả tương tự.

Trong nhóm 10-17 tuổi: có mối liên quan giữa nghề nghiệp của cha và việc con bị chấn thương do bạo lực. Kết quả cho thấy nguy cơ bị chấn thương do bạo lực giảm đi 8,4 lần ở vị thành niên có cha làm trong cơ quan nhà nước, cơ quan tư nhân so với những vị thành niên có cha làm các công việc khác (tự do, nông lâm ngư nghiệp, nội trợ, nghỉ hưu…). Trẻ trong gia đình ít con có nguy cơ tham gia vào bạo lực cao gấp 8,9 lần so với trẻ trong gia đình nhiều con.

Còn một số các yếu tố cá nhân và gia đình khác cũng được tìm hiểu: khu vực sống (thành thị, nông thôn), trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu, số thành viên trong hộ gia đình, điều kiện kinh tế của hộ gia đình. Tuy nhiên, không tìm thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê của các yếu tố trên với tình trạng chấn thương do bạo lực VTN&TN.

57

Chƣơng 6 KHUYẾN NGHỊ

Qua thực trạng về chấn thương do bạo lực ở lứa tuổi vị thành niên và thanh nghiên, chúng tôi có một số các khuyến nghị như sau:

Đối với các cơ quan liên quan như Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục

Thực trạng chấn thương do bạo lực của vị thành niên và thanh niên, đặc biệt là bạo lực học đường đang là một vấn đề rất lớn. Các cơ quan hữu quan cần có những giải pháp về vấn đề truyền thông về thực trạng và cảnh báo gia đình và xã hội về vấn đề này.

Cần thực thi các giải pháp về tuyên truyền, quản lý và giảm thiểu bạo lực học đường cho học sinh thông qua hệ thống trường học.

Đối với các trường học

Cần có các can thiệp đẩy mạnh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân mang tính bảo vệ có liên quan đến thái độ, niềm tin và kỹ năng sống của các em

Rèn luyện từ khi còn nhỏ cho các em học sinh tinh thần hăng hái học tập và ý thức kỷ luật tốt, hạn chế các hành vi có hại và có nguy cơ cao.

Tổ chức các chương trình cung cấp các kỹ năng sống cho giới trẻ như: Kìm chế giận dữ, hành vi thích nghi, giao tiếp xã hội, giải quyết vấn đề xã hội, giải quyết xung đột cá nhân..

Tạo điều kiện để các em tham gia nhiều hoạt động lành mạnh trong nhà trường để xây dựng mối quan hệ giữa nhiều nhóm bạn bè ở nhiều lớp làm tăng cơ hội giao tiếp và xóa bỏ ngăn cách.

Cung cấp nhiều hơn các thông tin về kiến thức, nguy cơ và hậu quả của bạo lực ở học sinh qua các nguồn thông tin phù hợp như nhóm bạn đồng đẳng, các giờ học giáo dục công dân, sách báo tạp chí.

58

Đối với cha mẹ của các em:

Cần đẩy mạnh tư vấn truyền thông với các gia đình thiếu quan tâm đến con cái hoặc quan tâm chưa đúng cách, đặc biệt là các gia đình ở các khu vực thành phố lớn.

Xây dựng các chương trình tư vấn cho cha mẹ khi con cái họ gặp bạo lực ở trường học đồng thời phối hợp với gia đình theo dõi và hạn chế các hành vi nguy cơ cao như chơi các trò chơi bạo lực, tàng trữ vũ khí, chơi với nhóm bạn xấu, đi chơi khuya, đua xe, uống rượu say..

Cung cấp thêm các thông tin về tâm lý lứa tuổi và các yếu tố nguy cơ tới bạo lực ở giới trẻ qua sách báo, ti vi đến các bậc phụ huynh.

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lê Cự Linh (2005), Điều tra Sức khỏe Vị thành niên Quốc gia năm 2003: Báo cáo chuyên đề về bệnh tật, Chấn thương và Bạo lực ở Thanh thiếu niên Việt Nam, Hà Nội.

2. Tổng cục Dân số - KHHGĐ và Tổng cục thống kê (2005), "Chương 8:

Những hành vi có hại cho sức khỏe", Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam, Hà Nội, tr. 70 - 71.

3. Tổng cục Dân số - KHHGĐ và Tổng cục Thống kê (2010), "Chương 7: Tai nạn thương tích có chủ định và không chủ định", Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam - lần thứ 2 Hà Nội, tr. 86 - 92.

4. Tổng cục Thống kê (2011), "Phần II: Kết quả chủ yếu", Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2010: Các kết quả chủ yếu, Hà Nội, tr. 19. 5. Tổ chức Y tế thế giới Trƣờng Đại học Y tế công cộng (2005), Hướng dẫn

tiến hành điều tra cộng đồng về chấn thương và bạo lực, NXB Y học, Hà Nội, tr. 5-6.

Tiếng Anh

6. Krug. E., Reza. A., Mercy. J. A. (2001), "Epidemiology of violent deaths in

the world", Injury Prevention, p. 104-111.

7. Australian Bureau of Statistics (2008), "Australian Social Trends 2008: Rick taking by young people", available at

http://www.abs.gov.au/AUSSTATS/abs@.nsf/Lookup/4102.0Chapter5002008, accessed by December 12, 2010.

8. Australian Institute of Criminology (2008), "Chapter 4: Selected offender

profiles", Australian crime: facts & figures, p. 50-70.

9. Centers for Disease Control and Prevention (2005), Cost Estimates of Violent Deaths: Figures and Tables, available at

60

http://www.cdc.gov/violenceprevention/violentdeaths/table1.html, accessed by December 14, 2010.

10. Centers for Disease Control and Prevention (2010), Youth Violence:

Consequences, available at

http://www.cdc.gov/ViolencePrevention/youthviolence/consequences.html, accessed by Octorber 15, 2010.

11. World health organization (2002), "Chapter 2: Youth violence", World report on violence and health, Geneva, p. 25-56.

12. Sheryl. A, Smith. H. R (2010), "Section 5: The evidence on effective

prevention programs", Preventing youth violence: What does and doesn’t work and why? - An overview of the evidence on approaches and programs

p. 26-50.

13. Office of the Surgeon General (2001), "Chapter 4 - Risk Factors for Youth

Violence", Youth Violence: A Report of the Surgeon General, US.

14. Rollings. K (2008), "Counting the costs of crime in Australia: A 2005

update", Research and public policy series ( 91), p.18.

15. Santamour. B (2008), The Consequences of Violence, available at

http://www.hhnmag.com/hhnmag_app/jsp/articledisplay.jsp?dcrpath=HHNM AG/Article/data/05MAY2008/0805HHN_Scope_DataPage&domain=HHN MAG, accessed by Jun 6, 2011.

16. Kononova. S (2010), Still Young, Still Tough, available at

http://russiaprofile.org/culture_living/a1286210828.html, accessed by Jun 6, 2011.

17. World health organization (2010), Youth violence, available at

http://www.who.int/violence_injury_prevention/violence/youth/en/index.html, accessed by Jun 5, 2011.

18. Brook. D. W, and et al (2003), "Early risk factors for violence in

Colombian adolescents", American Journal Psychiatry, 160(8), p. 1470- 1478.

61

19. Caicedo. B, and et al, "Violent delinquency in a Brazilian birth cohort: the

roles of breast feeding, early poverty and demographic factors", Paediatr Perinat Epidemiol, 24(1), p. 12-23.

20. Eaton. D. K, and et al, "Youth risk behavior surveillance - United States,

2009", MMWR Surveill Summ, 59(5), p. 1-142.

21. Elgar. F. J, and et al (2003), "Behavioural and substance use problems in

rural and urban delinquent youths", The Canadian Journal of Psychiatry, 48(9), p. 633-636.

22. Ellickson. P. L, McGuigan. K. A (2000), "Early predictors of adolescent

violence", American Journal Public Health, 90(4), p. 566-572.

23. Farrington. D. P, Loeber. R (2000), "Epidemiology of juvenile violence",

Child Adolesc Psychiatr Clin N Am, 9(4), p. 733-748.

24. Herrenkohl. T. I, and et al (2000), "Developmental risk factors for youth

violence", Journal Adolescent Health, 26(3), p. 176-786.

25. Lee. L. K, and et al (2006), "Premarital sexual intercourse among

adolescents in Malaysia: a cross-sectional Malaysian school survey",

Singapore Medical Journal, 47(6), p. 476-481.

26. Lee. L. K, and et al (2007), "Violence-related behaviours among Malaysian adolescents: a cross sectional survey among secondary school students in Negeri Sembilan", ANNALS Academy of Medicine Singapore, 36(3), p. 169- 174.

27. McKeganey. N, Norrie. J (2000), "Association between illegal drugs and

weapon carrying in young people in Scotland: schools' survey", British Medical Journal, 320, p. 982-984.

28. Sharma. R, Grover. V. L, Chaturvedi. S (2008), "Risk Behaviors Related

to Inter-personal Violence Among School and College-going Adolescents in South Delhi", Indian Journal Community Medical, 33(2), p. 85-88.

62

29. Smith-Khuri. E, and et al (2004), "A cross-national study of violence-

related behaviors in adolescents", Archives of Pediatrics & Adolescent Medicine, 158(6), p. 539-544.

30. Smith. B. J, and et al (2008), "Intentional injury reported by young people in the Federated States of Micronesia, Kingdom of Tonga and Vanuatu",

BioMed Central Public Health, 8, p. 145.

31. Sousa. S, and et al, "Violence in adolescents: social and behavioural

factors", Gac Sanit, 24(1), p. 47-52.

32. Swahn. M. H, Bossarte. R. M, Sullivent. E. E (2008), "Age of alcohol use

initiation, suicidal behavior, and peer and dating violence victimization and perpetration among high-risk, seventh-grade adolescents", Pediatrics, 121(2), p. 297-305.

33. Xue. Y, Zimmerman. M. A, Cunningham. R (2009), "Relationship

between alcohol use and violent behavior among urban African American youths from adolescence to emerging adulthood: a longitudinal study",

American Journal Public Health, 99(11), p. 2041-2048.

34. Ybarra. M. L, and et al (2008), "Linkages between internet and other media

violence with seriously violent behavior by youth", Pediatrics, 122(5), p. 929-937.

63

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Giới thiệu nghiên cứu VNIS 2010. 1. Mục tiêu:

Mục tiêu chung:

Triển khai một cuộc điều tra đại diện quốc gia để xác định các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tai nạn thương tích ở Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

 Ước lượng các nguyên nhân tử vong hàng đầu trong quần thể dân cư Việt Nam

 Phân tích mức độ trầm trọng của tử vong do tai nạn thương tích so với các nguyên nhân tử vong khác.

 Ước lượng các nguyên nhân gây tai nạn thương tích không tử vong hàng đầu trong ở Việt Nam, đặc biệt là nhóm trẻ từ 0-17 tuổi

 Ước lượng các yếu tố nguy cơ hành vi và môi trường ở hộ gia đình về các

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤN THƯƠNG DO BẠO LỰC Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM NĂM 2010 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN (Trang 63 -63 )

×