- Các số liệu điều tra không tử vong sau khi thu thập sẽ được làm sạch và nhập liệu bằng công nghệ nhận dạng ký tự thông minh (công nghệ dùng máy quét) của Tổng cục Thống kê. Bộ số liệu cho nghiên cứu về bạo lực sẽ được trích ra từ bộ số liệu chung với tiêu chí: toàn bộ những người từ 10 – 24 tuổi nằm trong khung mẫu của nghiên cứu VNIS. Thêm vào đó, trong phần phân tích mối liên quan giữa các yếu tố gia đình với bạo lực ở nhóm 10-17 tuổi, để có thể kết nối được thông tin của cha mẹ và con, nghiên cứu đã chọn ra toàn bộ gia đình hạt nhân có trẻ từ 10-17 tuổi.
- Sử dụng phần mềm Stata 11 để lọc, làm sạch và phân tích số liệu.
- Bộ số liệu sẽ được gắn trọng số (weight). Trọng số này đã được các chuyên gia tính toán và sử dụng trong nghiên cứu VNIS 2010. (phụ lục 4)
- Tất cả các giá trị tỷ suất, tỷ lệ đều được tính toán dựa trên phương pháp ước tính tỷ suất suy rộng quần thể. Các giá trị sai số chuẩn được tính toán theo phương pháp ước lượng phương sai tuyến tính Taylor. Việc tính toán đều được thực hiện trên hệ lệnh SVY cho cách chọn mẫu phức tạp của phần mềm Stata11.
- Thông tin về điều kiện kinh tế hộ gia đình: Nghiên cứu căn cứ vào các loại vật dụng lâu bền có trong hộ gia đình để đánh giá điều kiện kinh tế. Danh mục các vật dụng lâu bền sử dụng danh mục của Nghiên cứu đánh giá mức sống dân cư năm 2010. Kết quả được phân tích dựa trên phương pháp Phân tích cấu phần chính
25
(Principle Component Analysis) để xây dựng chỉ số đo lường điều kiện kinh tế. Chỉ số này sau đó được phân tích thành các nhóm điều kiện kinh tế theo các mức độ (quintile): nghèo, trung bình, trung bình khá, khá và giàu.
- Lập các bảng tần số và tỷ lệ, tỷ suất để mô tả và phân tích thực trạng bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN Việt Nam năm 2010. Các kết quả của nghiên cứu được trình bày kết hợp giữa kết quả suy rộng và kết quả phân tích trên mẫu của nghiên cứu.
- Mô tả và phân tích một số yếu tố cá nhân và gia đình liên quan tới tình trạng bạo lực ở VTN&TN. Sử dụng test 2 để so sánh có sự khác biệt giữa các tỷ lệ và sử dụng OR và khoảng tin cậy để đo lường độ mạnh của sự kết hợp.
- Sử dụng phương pháp logistic để phân tích đa biến.