0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Có thể làm gì để ngăn chặn bạo lực thanh thiếu niên?

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤN THƯƠNG DO BẠO LỰC Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM NĂM 2010 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN (Trang 25 -25 )

3. Bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN: Đặc điểm, yếu tố nguy cơ, hậu quả và biện pháp

3.4. Có thể làm gì để ngăn chặn bạo lực thanh thiếu niên?

Bạo lực ở VTN&TN là một vấn đề phức tạp, đa chiều. Thanh thiếu niên thường có những suy nghĩ, việc làm bồng bột, manh động, không lường trước hậu quả. Bên cạnh đó, ngày nay, VTN&TN đang sống trong một môi trường với nhiều ảnh hưởng của các loại sách báo độc hại, phim ảnh ngoài luồng, thông tin, hình ảnh trên mạng internet, khiến nhiều thanh niên, thiếu niên, học sinh nhiễm thói hung bạo. Một chương trình để ngăn chặn bạo lực ở giới trẻ đòi hỏi phải có sự tham gia

16

của nhiều bên liên quan: sự nỗ lực của bản thân VTN&TN, hỗ trợ của gia đình, nhà trường, các chính sách pháp luật đúng đắn của mỗi quốc gia.

Mục tiêu phòng chống bạo lực thanh thiếu niên của WHO là [17]:

- Nâng cao nhận thức về hậu quả sức khỏe trước mắt và lâu dài của bạo lực thanh thiếu niên.

- Làm nổi bật khả năng có thể ngăn ngừa được của nó.

- Ưu tiên phòng chống bạo lực thanh thiếu niên trong các chương trình y tế quốc gia và quốc tế và các chương trình phát triển

- Giảm bạo lực thanh thiếu niên bằng cách hỗ trợ các nước để tăng khả năng và thiết lập các chính sách phòng chống bạo lực trẻ và các chương trình.

- Mở rộng cơ sở bằng chứng toàn cầu bao phủ các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.

Sheryl A. Hemphill và Rachel Smith đã tổng kết các biện pháp ngăn ngừa bạo lực đã được áp dụng và từ đó đưa ra các chiến lược phòng chống bạo lực theo các cấp độ cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội [12].

+ Phương pháp tiếp cận cá nhân:

- Phát triển các kỹ năng xã hội: Chương trình phát triển kỹ năng xã hội nhằm mục tiêu giảm bạo lực và các hành vi chống đối xã hội ở mức độ cá nhân bằng các cải thiện năng lực và kỹ năng xã hội của mỗi cá nhân và thúc đẩy các hành vi tích cực. Các chương trình này có thể hướng tới tất cả các học sinh hoặc chỉ tập trung vào nhóm thanh thiếu niên có nguy cơ cao. Các chương trình thường tập trung vào:

 Quản lý sự tức giận.

 Thay đổi hành vi có hại

 Nâng cao đạo đức

 Xây dựng các kỹ năng xã hội

 Giải quyết các vấn đề xã hội và giải quyết xung đột.

- Chương trình phòng chống bạo lực: Thường được triển khai tại các trường học với đối tượng là tất cả các học sinh chứ không chỉ dừng lại ở nhóm có nguy cơ cao. Chương trình cung cấp cho học sinh thông tin về các yếu tố nguy cơ của bạo lực và

17

các kỹ năng để phòng tránh nguy cơ đó. Các chương trình giảng dạy về phòng chống bạo lực thường tập trung vào:

 Củng cố quan điểm rằng bạo lực có thể ngăn ngừa được

 Giảng dạy cho học sinh rằng sự tức giận là là một điều bình thường trong cuộc sống, và sự tức giận có thể được thể hiện theo nhiều cách tích cực khác chứ không nhất thiết phải thể hiện bằng bạo lực.

 Giúp học sinh hiểu rằng việc kiểm soát sự giận dữ và bạo lực là chứng tỏ sự trưởng thành.

 Đưa ra các biện pháp tích cực để bày tỏ sự tức giận cho học sinh.

 Giúp học sinh suy nghĩ và vận dụng hành vi tích cực thay thế cho hành vi bạo lực trong các cuộc xung đột

- Tăng cường giám sát hành vi: Chương trình bao gồm việc tăng cường giám sát các hành vi của học sinh tại trường học và tăng cường thông tin liên lạc giữa giáo viên với phụ huynh về hành vi của học sinh ở trường và ở nhà.

+ Phương pháp tiếp cận ở cấp độ gia đình:

- Liệu pháp gia đình: Tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên có nguy cơ cao và nhằm mục đích giảm các hành vi nguy cơ ở đối tượng thanh thiếu niên thông qua việc cải thiện mối quan hệ trong gia đình. Thông thường, việc trị liệu thường do một bác sỹ tâm lý tiếp xúc với vị thành niên và một hoặc nhiều thành viên trong gia đình.

- Tập huấn cho cha mẹ: Chương trình nhằm mục tiêu giảm các hành vi nguy cơ ở thanh thiếu niên thông qua việc nâng cao kỹ năng nuôi dạy con cái của cha mẹ, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng, dạy bảo con cái đồng thời thiết lập các quy tắc, kỷ luật thích hợp trong gia đình.

+ Phương pháp tiếp cận ở cấp độ mối quan hệ (với những người ngoài gia đình): Phương pháp nhằm thúc đẩy những ảnh hưởng tích cực trong mối quan hệ giữa thanh thiếu niên và những người khác – những người có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của họ (không phải thành viên gia đình).

18

- Đào tạo giáo viên trong quản lý hành vi: Chương trình này thường tập trung vào đối tượng là giáo viên và chiến lược chính của chương trình là:

 Xây dựng mối quan hệ tích cực giữa giáo viên với học sinh.

 Giúp giáo viên sử dụng hiệu quả khả năng gây chú ý

 Tăng cường sự khuyến khích và khen ngợi của giáo viên với học sinh.

 Sử dụng phương pháp giảng dạy chủ động, bao gồm cả việc học hỏi về sự đồng cảm, kỹ năng giải quyết các vấn đề trong lớp học của giáo viên. - Cải cách trường học: Chương trình bao gồm một loạt các chiến lược mang tính hệ thống để đạt được các kết quả có hiệu quả trong học tập cũng như trong việc ngăn chặn các hành vi nguy cơ ở học sinh, tạo ra một môi trường học tập, sinh hoạt lành mạnh. + Phương pháp tiếp cận ở cấp độ cộng đồng:

Phương pháp này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết giữa các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết hiệu quả các vấn đề trong thanh thiếu niên, đồng thời cũng tạo mối quan hệ vững chắc giữa gia đình, trường học, cộng đồng để ngăn ngừa và giảm thiểu hành vi nguy cơ ở thanh thiếu niên.

Ngoài ra còn có các chương trình, hoạt động ngoại khóa bổ ích cho thanh thiếu niên tham gia (chương trình không chỉ đơn giản là cung cấp chỗ chơi). Các chương trình này cung cấp cơ hội để thanh thiếu niên có ”nguy cơ” cao được gặp gỡ, tiếp xúc và có được những ảnh hưởng tích cực từ bạn bè tốt.

Ở cấp độ này còn có một phương pháp được rất nhiều quốc gia áp dụng và cho thấy có hiệu quả đó là giảm sự sẵn có của rượu. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy ở những cá nhân: tuổi khi bắt đầu uống rượu càng nhỏ, mức độ uống thường xuyên, lượng rượu uống nhiều thì có nguy cơ tham gia vào bạo lực cao hơn hẳn các đối tượng khác. Do vậy những nỗ lực của cộng đồng, xã hội để làm giảm sự sẵn có của rượu là rất quan trọng trong chiến lược phòng ngừa bạo lực.

+ Phương pháp tiếp cận ở cấp độ xã hội (cấp vĩ mô): - Làm giảm môi trường (phương tiện) bạo lực.

- Chính sách giảm thiểu mức độ nghèo đói ở một số khu vực tại đô thị. - Thay đổi quy tắc (chuẩn mực) văn hóa về các hành vi bạo lực.

19

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤN THƯƠNG DO BẠO LỰC Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM NĂM 2010 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN (Trang 25 -25 )

×