Các nghiên cứu về bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN đã tiến hành

Một phần của tài liệu Thực trạng chấn thương do bạo lực ở lứa tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên Việt Nam năm 2010 và một số yếu tố liên quan (Trang 29)

4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới.

Bạo lực VTN&TN không phải là vấn đề mới, trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Các nghiên cứu hầu hết được tiến hành từ khá lâu (cách đây hàng chục năm), và Tổ chức Y tế Thế giới đã tổng hợp kết quả của các nghiên cứu đó cũng như sử dụng các số liệu báo cáo khác nhau trong cuốn sách

“World report on violence and health” xuất bản năm 2002.

Trong 10 năm trở lại đây, vẫn tiếp tục có nhiều các nghiên cứu về vấn đề bạo lực VTN&TN. Các nghiên cứu hầu như đều nhằm mục tiêu xác định tần số cũng như tìm hiểu các yếu tố liên quan đến vấn đề bạo lực VTN&TN, như nghiên cứu của Lai-Kah Lee và cộng sự được tiến hành từ tháng 6 – 8/2001 tại Negeri Sembilan (Malaysia) với mục tiêu xác định sự phổ biến của hành vi bạo lực trong thanh thiếu niên và các yếu tố liên quan [26], nghiên cứu của Rahul Sharma và cộng sự tìm hiểu hành vi nguy cơ của bạo lực giữa các cá nhân và các tương quan dịch tễ học của nó [28]. Các mối liên quan được tìm hiểu ở đây chủ yếu tập trung vào yếu tố cá nhân (tuổi, giới, chủng tộc…) và gia đình (tình trạng hôn nhân của cha mẹ, sống cùng cha mẹ, kinh tế hộ gia đình…), mà ít đề cập đến vấn đề xã hội, có lẽ bởi đây là yếu tố rộng, phức tạp, khó có thể tìm hiểu và đưa ra kết luận bằng phương pháp nghiên cứu cắt ngang như vậy.

Các nghiên cứu hầu hết đều áp dụng phương pháp cắt ngang và chỉ dừng lại ở khuôn khổ hạn chế (trong một vài trường học, một khu vực nhỏ…) với cỡ mẫu không lớn. Nhóm đối tượng thiên về vị thành niên, tầm 12-19 tuổi hoặc thấp hơn, vì có thể đây là nhóm có nhiều biến động về tâm tư, tình cảm, nhóm dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài, và chủ yếu nhất vẫn tập trung vào nhóm học sinh, sinh viên, đây là nhóm dễ quản lý, thuận lợi cho việc chọn mẫu cũng như thu thập thông tin bằng bộ câu hỏi tự điền [26] [28], một số nghiên cứu sử dụng các số liệu sẵn có của cuộc điều tra trước như nghiên cứu của Eleanor Smith-Khuri và cộng sự [29]. Phương pháp chọn mẫu thường được sử dụng là ngẫu nhiên hoặc kết hợp phân tầng và chọn ngẫu nhiên: chọn mẫu ngẫu nhiên trường, lớp học rồi chọn toàn bộ học sinh

20

trong lớp [28]; hoặc phân tầng trường học, chọn ngẫu nhiên lớp học và chọn toàn bộ học sinh trong lớp [26].

Các nghiên cứu đều trình bày kết quả gồm 2 phần: các con số mô tả độ lớn của vấn đề và các yếu tố liên quan. Nghiên cứu của Lai-Kah Lee và cộng sự cho thấy: 27,9% học sinh đã từng hơn một lần tham gia vào cuộc ẩu đả trong vòng 12 tháng trước cuộc điều tra, 6,6% bị chấn thương do hành hung, có đến 7,2% cảm thấy không an toàn khi đến trường. Các yếu tố làm tăng nguy cơ của bạo lực gồm: nam giới; thanh thiếu niên sử dụng ma túy, hút thuốc hoặc uống rượu thường xuyên; những học sinh thường xuyên trốn học; thiếu sự thiếu kiểm soát của cha mẹ [26]. Nghiên cứu của Rahul Sharma và cộng sự cũng cho thấy có mối liên quan giữa giới và bạo lực: nam có nguy cơ tham gia vào bạo lực cao hơn nữ, ngoài ra các yếu tố nguy cơ khác như: đối tượng có từ 4 người bạn thân trở lên, sống tại các khu tái định cư, khu ổ chuột; bạo lực giữa các cá nhân là phổ biến hơn ở những lứa tuổi thấp hơn [28].

Vì phương pháp nghiên cứu là tương đối giống nhau nên hầu như các nghiên cứu đều có chung hạn chế: chỉ nghiên cứu trong nhóm học sinh vẫn còn đi học, không quan tâm đến đối tượng đã bỏ học (nhóm có nguy cơ cao hơn tham gia vào bạo lực); là nghiên cứu cắt ngang nên chỉ tìm được yếu tố liên quan và không có cơ sở kết luận mối quan hệ nhân quả.

4.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, tuy vấn đề bạo lực VTN&TN gần đây được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông song không có nhiều những nghiên cứu tập trung về vấn đề này. Cho đến thời điểm hiện tại đã có hai cuộc nghiên cứu cắt ngang quy mô và toàn diện nhất về thanh thiếu niên Việt Nam là Điều tra Quốc gia về VTN&TN Việt Nam lần 1 (năm 2003) và lần 2 (năm 2008) hay còn gọi tắt là SAVY 1 và SAVY 2. Nghiên cứu tìm hiểu các thông tin chi tiết về các mặt trong đời sống, tâm tư tình cảm của VTN&TN như: gia đình, giáo dục, lao động việc làm, sức khỏe tình dục, HIV/AIDS, sử dụng các chất gây nghiện, các hành vi có hại cho sức khỏe, tai nạn thương tích và bệnh tật, ước muốn và hoài bão…Vấn đề bạo lực

21

chỉ là một cấu phần nhỏ trong nghiên cứu này. SAVY được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu đại diện cho toàn bộ VTN&TN từ 14-25 tuổi sống trong hộ gia đình trong toàn quốc. Đây là mẫu hệ thống được chọn từ dàn mẫu 45.000 hộ trong cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2002 của Tổng cục Thống kê. Mẫu SAVY là mẫu ngẫu nhiên phân tầng, được chọn nhiều bước và chọn theo cụm đủ để đại diện ở cấp độ quốc gia cũng như khu vực thành thị/nông thôn. SAVY 1 đã phỏng vấn thành công 7.584 VTN&TN trong độ tuổi 14-25 tuổi, SAVY 2 thu thập được thông tin của 10.044 VTN&TN. Với cỡ mẫu và cách chọn mẫu như vậy, đảm bảo có thể đưa ra được các kết quả sát với thực tế và khách quan.

Do chỉ là một cấu phần nhỏ của nghiên cứu, bên cạnh đó vì hạn chế của nghiên cứu lớn trên quy mô rộng không cho phép bộ câu hỏi quá dài, phức tạp nên các thông tin thu thập được về vấn đề bạo lực VTN&TN không nhiều, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến vấn đề này. Kết quả của cả hai cuộc điều tra chỉ cung cấp các con số mô tả cho độ lớn của vấn đề chứ không xác định các yếu tố liên quan. SAVY 1 cho thấy: có 8% thanh thiếu niên cho biết đã từng bị người ngoài đánh gây thương tích, tỷ lệ này là khá cao ở nhóm nam giới; chỉ có 2,5% số đối tượng được phỏng vấn nói rằng đã từng tụ tập gây rối trong đó nam thanh thiếu niên là chủ yếu, con số này tăng đến 8% với nam thành thị 18-21 tuổi [2]. Kết quả của SAVY 2 nói đến nhiều hơn về vấn đề bạo lực trong gia đình: trong 1678 trường hợp đã từng kết hôn có 4,1% trả lời đã từng bị vợ/ chồng đánh đập; có 1,4% thừa nhận đã từng đánh người khác đến mức người đó phải đi điều trị với lứa tuổi nhiều nhất là 18-21 và xảy ra nhiều hơn ở khu vực đô thị; có 7,6% thừa nhận đã từng bị chấn thương do người ngoài đánh, nhóm tuổi 18-21 và những thanh niên sống ở khu vực đô thị có tỷ lệ cao hơn từng bị người ngoài gia đình đánh chấn thương [3].

Với cỡ mẫu lớn và trải rộng khắp cả nước, tuy nhiên, hạn chế của điều tra này là chỉ phỏng vấn những VTN&TN sống trong hộ gia đình mà bỏ qua nhóm thanh niên sống trong các cơ sở tập trung: doanh trại quân đội, trại giam, các trung tâm bảo trợ xã hội, ký túc xá sinh viên, thanh niên di cư, nhóm sống trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương như các nhóm sống trong hoàn cảnh nghèo, nhóm chưa bao

22

giờ đến trường, nhóm trẻ em đường phố … Bên cạnh đó điều tra chỉ dừng lại ở mức độ mô tả chứ chưa đi tìm hiểu mối liên quan để kết luận các yếu tố nguy cơ.

Ngoài hai cuộc điều tra trên còn có báo cáo chuyên đề về bệnh tật, chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt Nam của TS. Lê Cự Linh thuộc khuôn khổ SAVY 2003, trong đó tác giả đã phân tích sâu hơn dữ liệu của SAVY nhằm tìm hiểu kỹ hơn thực trạng chấn thương có chủ định ở giới trẻ, đặc biệt là bạo lực giữa các cá nhân đồng thời phân tích các yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ có liên quan. Báo cáo sử dụng số liệu sẵn có của SAVY 1. Trong báo cáo này, vấn đề bạo lực VTN&TN không chỉ dừng lại ở mức độ mô tả bằng các con số mà tác giả đã phân tích được một số mối liên quan, cho thấy: đối tượng thanh thiếu niên dễ gây thương tích cho người khác là: nam giới, người đã từng bị say rượu, người đã từng bị người khác gây thương tích có chủ định, người tham gia băng nhóm và mang theo vũ khí [1].

5. Điều tra quốc gia tai nạn thƣơng tích năm 2010 (VNIS 2010) (phụ lục 1)

Mục tiêu của cuộc khảo sát này nhằm triển khai thu thập số liệu với cỡ mẫu đại diện quốc gia để ước lượng các nguyên nhân tử vong, TNTT hàng đầu và các yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi và môi trường dẫn đến các nguyên nhân hàng đầu gây TNTT ở Việt Nam.

VNIS 2010 được thiết kế với hai cấu phần: tử vong và TNTT dựa trên khung mẫu của Điều tra di biến động dân số Việt Nam năm 2010 (PC 2010). Đối tượng đích bao gồm người dân Việt Nam sống tại Việt nam trong thời điểm điều tra.

23

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng:

- Vị thành niên và thanh niên Việt Nam (10 – 24 tuổi) nằm trong khung mẫu của VNIS 2010.

2. Thời gian và địa điểm:

Tất cả 63 tỉnh, thành phố Việt Nam, từ tháng 10/2010 đến tháng 6/2011

3. Thiết kế nghiên cứu:

Cắt ngang mô tả, định lượng.

4. Phƣơng pháp chọn mẫu:

Nghiên cứu này là một cấu phần của Điều tra quốc gia về tai nạn thương tích năm 2010 (VNIS 2010).

Tiến hành chọn mẫu toàn bộ VTN&TN trong nhóm 10-24 tuổi thuộc cấu phần điều tra tai nạn thương tích không tử vong thuộc nghiên cứu VNIS 2010.

Chọn toàn bộ gia đình hạt nhân có vị thành niên trong nhóm 10-17 tuổi để tìm hiểu mối liên quan giữa yếu tố gia đình với chấn thương do bạo lực:

- Chỉ chọn gia đình hạt nhân để có thể liên kết được thông tin giữa cha mẹ và con cái (câu hỏi trong nghiên cứu chỉ xác định mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với chủ hộ, nếu chủ hộ là ông/bà thì sẽ không xác định được mối quan hệ bố mẹ - con cái trong số các thành viên còn lại).

- Chọn nhóm 10-17 tuổi vì theo quy định về độ tuổi đi học của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì nhóm 10-17 tuổi là nhóm đang học THCS hoặc PTTH; tìm hiểu các vấn đề về chấn thương do bạo lực trong nhóm này để có thể xác định mức độ của vấn đề bạo lực học đường.

5. Kỹ thuật thu thập thông tin:

-Phương pháp thu thập: Phỏng vấn.

24

Trường hợp chủ hộ đi vắng hoặc không có khả năng cung cấp thông tin của các thành viên trong hộ (quá già, ốm yếu.), thì có thể gặp một thành viên là người lớn của hộ để phỏng vấn (tốt nhất là phụ nữ).

Nếu người đại diện của hộ không nhớ chính xác về mục nào đó của một thành viên trong hộ, thì phải gặp để hỏi trực tiếp thành viên đó.

Trường hợp hộ không có một thành viên nào là người lớn ở nhà thì hẹn quay lại hộ vào thời gian khác.

- Công cụ: Bộ câu hỏi định lượng. Bộ câu hỏi này được trích lọc từ bộ câu hỏi của VNIS 2010 (phụ lục 5).

6. Xử lý và phân tích số liệu:

- Các số liệu điều tra không tử vong sau khi thu thập sẽ được làm sạch và nhập liệu bằng công nghệ nhận dạng ký tự thông minh (công nghệ dùng máy quét) của Tổng cục Thống kê. Bộ số liệu cho nghiên cứu về bạo lực sẽ được trích ra từ bộ số liệu chung với tiêu chí: toàn bộ những người từ 10 – 24 tuổi nằm trong khung mẫu của nghiên cứu VNIS. Thêm vào đó, trong phần phân tích mối liên quan giữa các yếu tố gia đình với bạo lực ở nhóm 10-17 tuổi, để có thể kết nối được thông tin của cha mẹ và con, nghiên cứu đã chọn ra toàn bộ gia đình hạt nhân có trẻ từ 10-17 tuổi.

- Sử dụng phần mềm Stata 11 để lọc, làm sạch và phân tích số liệu.

- Bộ số liệu sẽ được gắn trọng số (weight). Trọng số này đã được các chuyên gia tính toán và sử dụng trong nghiên cứu VNIS 2010. (phụ lục 4)

- Tất cả các giá trị tỷ suất, tỷ lệ đều được tính toán dựa trên phương pháp ước tính tỷ suất suy rộng quần thể. Các giá trị sai số chuẩn được tính toán theo phương pháp ước lượng phương sai tuyến tính Taylor. Việc tính toán đều được thực hiện trên hệ lệnh SVY cho cách chọn mẫu phức tạp của phần mềm Stata11.

- Thông tin về điều kiện kinh tế hộ gia đình: Nghiên cứu căn cứ vào các loại vật dụng lâu bền có trong hộ gia đình để đánh giá điều kiện kinh tế. Danh mục các vật dụng lâu bền sử dụng danh mục của Nghiên cứu đánh giá mức sống dân cư năm 2010. Kết quả được phân tích dựa trên phương pháp Phân tích cấu phần chính

25

(Principle Component Analysis) để xây dựng chỉ số đo lường điều kiện kinh tế. Chỉ số này sau đó được phân tích thành các nhóm điều kiện kinh tế theo các mức độ (quintile): nghèo, trung bình, trung bình khá, khá và giàu.

- Lập các bảng tần số và tỷ lệ, tỷ suất để mô tả và phân tích thực trạng bạo lực ở lứa tuổi VTN&TN Việt Nam năm 2010. Các kết quả của nghiên cứu được trình bày kết hợp giữa kết quả suy rộng và kết quả phân tích trên mẫu của nghiên cứu.

- Mô tả và phân tích một số yếu tố cá nhân và gia đình liên quan tới tình trạng bạo lực ở VTN&TN. Sử dụng test 2 để so sánh có sự khác biệt giữa các tỷ lệ và sử dụng OR và khoảng tin cậy để đo lường độ mạnh của sự kết hợp.

- Sử dụng phương pháp logistic để phân tích đa biến.

7. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu (Phụ lục 3):

Nghiên cứu bao gồm hai nhóm biến chính:

+ Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:

- Thông tin cá nhân: tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân... - Thông tin gia đình: trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha, mẹ, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, số nhân khẩu, điều kiện kinh tế hộ gia đình.

- Thông tin về môi trường xã hội: khu vực sống.

+ Thông tin về hoàn cảnh, nguyên nhân, hậu quả của bạo lực: nơi xảy ra, hoạt động khi xảy ra bạo lực, mối quan hệ giữa nạn nhân và đối tượng gây bạo lực, thông tin về nằm viện, kết quả điều trị...

*Các khái niệm, thƣớc đo, tiêu chuẩn đánh giá.

+ Một trường hợp chấn thương do bạo lực: phải đáp ứng được một trong các tiêu chí sau:

- Mất ít nhất một ngày làm việc - Mất ít nhất một ngày đi học

- Cần có sự chăm sóc y tế của bệnh viện/chuyên gia y tế

- Không có khả năng tham gia vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày ít nhất là 1 ngày. Hoạt động sinh hoạt thường ngày được định nghĩa là những hoạt động mà

26

người đó phải thực hiện để sống như bình thường, nó bao gồm các hoạt động vệ sinh cá nhân (tắm), tự mặc quần áo và làm những việc vặt hàng ngày trong nhà như là một phần của cuộc sống hàng ngày (quét nhà, giặt quần áo, lau dọn, đi chợ,.v.v..). Bên cạnh đó, người bị người khác đánh, hành hung hoặc người đánh, hành hung người khác đều được coi là một trường hợp chấn thương do bạo lực.

+ Gia đình hạt nhân: còn gọi là gia đình hai thế hệ. Loại gia đình này chỉ gồm cha/mẹ và con cái. Có gia đình hạt nhân đầy đủ: gồm cả cha mẹ, con cái và gia đình hạt nhân không đầy đủ: chỉ có cha (hoặc mẹ) và con cái.

Một phần của tài liệu Thực trạng chấn thương do bạo lực ở lứa tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên Việt Nam năm 2010 và một số yếu tố liên quan (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)