Xuất một số giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Mường Phăng huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên. (Trang 55)

Dựa vào kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu, với điều kiện thực tế của địa phương tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để bảo vệ môi trường:

a)Giải pháp luật và chính sách môi trường.

- Tuyên truyền luật pháp của nhà nước về bảo vệ môi trường, Bảo vệ rừng, các nghi định, thông tư về bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng cho nhân dân.

- Tăng cường công tác quản lý môi trường từ chính quyền địa phương đến từng thôn bản, quan tâm đời sống, sức khoẻ cho nhân dân, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp cho địa phương.

- Thành lập các tổ công tác, các đội tự quản về bảo vệ môi trường và tổ vệ sinh môi trường ở từng thôn.

- Giáo dục nâng cao ý thức của các hộ gia đình, thay đổi các thói quen lạc hậu trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân như: Phá rừng làm nương rẫy, nuôi nhốt vật nuôi gần với con người, … .

- Chú trọng phát triển mô hình kinh tế làm giàu cho nhân dân, từng bước tháo gỡ những kho khăn cho của nhân dân nhất là những nơi đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.

- Tăng cường công tác truyền thông thông tin tới nhân dân trên địa bàn nhất là các vấn đề môi trường đang nổi cộm hiên nay như: Biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường, gia tăng dân số, … .

b)Giải pháp ngăn chăn nạn phá rừng làm nương rẫy.

Nạn phá rừng làm nương rẫy thường xuất phát từ sự đói nghèo và gia tăng dân số. Để ngăn chặn nạn phá rừng thì phải xoá bỏ sự nghèo đói và gia tăng dân số. Do vậy, cần phải thực hiện tốt có chính sách kế hoạch hoá gia đình, phát triển kinh tế tăng thu nhập cho nhân dân, thay đổi phương thức làm nương rẫy bằng các mô hình phát triển kinh tế bền vững nhất là những vùng đất dốc dễ bị xoái mòn rửa trôi. Xây dựng các cam kết, quy ước, hương ước về bảo vệ rừng, tổ chức cam kết bảo vệ rừng giữa các thôn bản, các hộ gia đình.

Hình 4.18. Mô hình R-VAC trên đất dốc [15]

Mô hình trên là một mô hình sinh học toàn diện, vì năng lượng sinh học được các cây rừng ở trên cao tạo ra sẽ được cung cấp và bổ sung cho các cây sản xuất cần nhiều năng lượng ở phía dưới. Nguồn năng lượng này sẽ giảm được một phần kinh phí mà nhân dân bỏ ra để tăng gia sản xuất. đồng thời tận dụng được tất cả đất đai ở nông thôn để canh tác sản xuất. Thực trạng hiện nay của xã Mường Phăng là người dân chặt phá hết đồi để sản xuất nhưng khi đất bạc màu thì lại bỏ hoang. Do vậy, để tiếp tục canh tác được thì người dân phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sắp xếp bố trí cây trồng, vật nuôi cho hợp lý. Chẳn hạn như đất đồi đang trồng cây sắn thì chuyển sang trồng keo, các cây rừng, hoặc điều kiện thích hợp thì trồng cây cà phê, cây chè, trồng các cây ăn quả, … hoặc đất mà gần nhà thì bố trí cây trồng, vật nuôi như mô hình trên để đảm bảo đất lúc nào cũng được sản xuất và người dân luôn được hưởng lợi từ sản xuất đó. Như vậy thì sẽ hạn chế được nạn chặt phá rừng làm nương rẫy và người dân luôn được có đất để sản xuất và có cuộc sống ấn no.

Ngoài ứng dụng mô hình trên thì trong sản xuất người dân phải lưu ý những vẫn đề sau:

- Cây trồng phải đa dạng và phong phú, tận dụng hết đất để trồng trọt.

- Không nên tận dụng hết các chất dinh dưỡng có sẵn trong đất mà phải thường xuyên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng mới.

• Trong trồng rừng:

- Trồng cây phải theo hàng, đúng mật độ, tỉa cây đúng lúc nên tia cây và giảm mật độ khi cây đã phát triển đủ chiều cao.

- Trồng các cây bản địa có giá trị về kinh tế và phục hợp với nhu cầu của địa phương. Chặn hạn như hiện nay rừng đã bị tàn phá hết không có gỗ để làm nhà thì trồng các cây lấy gỗ để làm nhà.

- Thường xuyên làm tốt công tác bảo vệ rừng, PCCC, không để cháy rừng xảy ra.

c)Thay đổi tập quán chăn nuôi, nuôi nhốt vật nuôi.

- Không thả rong, nhốt vật nuôi gần với nhà ở, phải có hệ thống chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh.

- Thường xuyên vệ sinh chuông trại vật nuôi, phát hiện các con vật nuôi bị bệnh để kịp thời xử lý và loại bỏ không để bùng phát bệnh dịch

- Thu gom các chất thải vật nuôi để xử lý, tốt nhất nên ủ với các chất thải hữu cơ của gia đình để làm phân bón

- Ứng dụng các chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường vào chăn nuôi. Ví dụ: Làm đệm lót sinh học bằng chế phẩm Bio – TMT.

Các bước thực hiện với nền một chuồng khoảng 30 – 50m2

:

+ Bước 1: Rải đều trấu hoặc mùn cưa với độ dày 10 – 20cm lên toàn bộ diện tích sàn nhà.

+ Bước 2: Kiểm tra đệm lót nếu kho quá thì phun qua một lớp nước trắng.

+ Bước 3: Lấy khoảng 5 – 8kg cám ngô sau đó phun Bio – TMT vào trộn đều sao cho độ ẩm 30 – 50%. Rắc đều lên nền chuồng.

+ Bước 4: Hoà loãng chế phẩm Bio – TMT với nước trắng theo tỷ lệ 1/10 ( 1 lít Bio – TMT + 10 lít nước) sau đó phun lên bề mặt đệm lót vơi độ ẩm từ 30 – 35%.

+ Bước 5: Gom toàn bộ đệm lót, đậy bằng bạt và ủ trong thời gian 5 -7 ngày (mùa đông) hoặc 3 -4 ngày (mùa hè).

+ Bước 6: San đều đệm lót ra rồi thả gà vào nuôi.

- Xây dựng bể biogas để vừa xử lý chất thải chăn nuôi và lấy khí đốt để đun nấu sinh hoạt gia đình.

Hình 4.20. Cấu tạo mô hình bể biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi và tạo khi đốt dùng trong đun nấu gia đình. [14]

d)Về nước sinh hoạt:

Chính quyền địa phương phải thường xuyên kiểm tra, thành lập các tổ bảo vệ nguồn nước và sửa chữa đường nước, có các biện pháp xử lý các nguồn nước bị nhiễm vôi hoặc tìm kiến thay thế bằng các nguồn nước khác mà không bị nhiễm vôi, xây dựng các bể lắng, bể lọc nước để nâng cao chất lượng nguồn nước, các bể chức nước để sử dụng tiết kiện nguồn tài nguyên nước, tiết kiện nước ở các khe suối để đảm bảo phục vụ tưới tiêu trong sản xuất của bà con nhân dân.

Thực trạng nguồn nước sinh hoạt ở một số thôn đang bị nhiễm vôi và bị đục sau khi mưa cần phải xử lý để nâng cao chất lượng nước sinh hoạt cho nhân dân. Căn cứ vào tình hình thực tế nguồn nước sinh hoạt ở địa phương và mức sống của nhân dân, để nâng cao chất lượng nước ăn, nước uống của nhân dân nên xử lý nước nấu ăn uống theo mô hình sau:

- Đối với một số hộ gia đình mà dùng nước giếng hay bị đục sâu khi mưa là do: Các giếng nước của các hộ gia đình chưa đảm bảo vệ sinh, không có mái che mưa, hệ thống rãnh chắn nước mưa nên khi mưa nước sẽ tràn vào gây đục nước. Vì vậy, biện pháp khắc vụ: Làm mái che, đào rãnh chắn nước mưa quanh khu giếng nước, đào giếng ở những nơi cách xa chuồng trại, hố tiêu,…. Nước ăn của các hộ gia đình này phải có biện pháp xử lý, thực tế có nhiều phương pháp để xử lý nhưng với điều kiện của địa phương thì các hộ gia đình nên chọn phương pháp lọc sau để xử lý vừa hiệu quả và chí phí thấp.

Hình 4.21. Mô hình lộc nước nấu ăn uống cho hộ gia đình mà nước bị đục sau khi mưa.

Nguyên lí hoạt động: Nước được dẫn đi qua vòi sen phun mưa, giọt nước rơi xuống các chất hoà tan trong nước như Fe, As, Mg, … sẽ phản ứng hoá học với O2 tạo ra các chất kết tủa và lắng xuống ở ngăn chứa nước chưa lộc và sẽ được xả qua vòi xả phèn, sau đó nước sẽ được lọc qua các lớp vật liệu, các vi sinh vật, chất độc hại được các vật liệu lọc hấp phụ và giữ lại, chỉ cho dòng nước sạch đị qua và chảy qua vòi xả nước sạch đi vào bể chứa nước sạch.

- Đối với nguồn nước nhiễm đá vôi tại địa phương chủ yếu là mô hình nước tự chảy, hiện đang có 3 thôn bản nước bị nhiễm đá vôi (Lọng Luông I, Lọng Nghịu và Co Luống), 3 thôn này dùng 3 mô hình nước từ 3 khe suối khác nhau. Để xử lý nguồn nước nấu ăn của bà con nhân dân bị nhiễm vôi, có nhiều phương pháp để xử lý, nhưng các thiết bị xử lý hiện nay có tuổi thọ không cao và chi phí đắt, đời sống của nhân dân tại vùng này thì rất khó khăn.

Tuy nhiên có một biên pháp được xem là hiệu quả và tiết kiện nhất mà các thôn nay có thể áp dụng được là được chuyển vị trí của nơi lấy nước vào hệ thống mô hình nước tự chảy lên cao hơn so với vị trí đang dùng. Qua quá trình khảo sát đã chứng minh cho biện pháp trên.

+ Ở cùng với nguồn nước của bản Lọng Luông I có Trường tiểu học số 3 Mường Phăng cũng làm mô hình nước tự chảy, nhưng ở vị trí xa hơn về phía đầu nguồn so với nguồn nước bản Lọng Luông I khoảng 500m, thì nước không bị nhiễm đá vôi, nên bản Lọng Luông I cũng có thể mua thêm các ống dẫn, để nâng vị trí nơi lấy nước lên cao hơn nữa để được nguồn nước dùng trong sinh hoạt an toàn mà không tốn kém chi phí xử lý.

+ Cũng tương tụ tại bản Lọng Nghịu có hộ Ông Vàng A Chỉa do nhà ông ở cách biệt so với bản, không gần với nước mô hình nước tự chảy mà Nhà nước đâu tư nên nhà ông đã tự mua sắm ống dẫn để tự kéo nước về dùng với vị trí lấy nước cao hơn so với nước mà dân bản đang dùng, hơn một năm nay dùng nước Ông Chỉa cho thấy nguồn nước của nhà minh bình thường, không có vấn đề gì và cũng không bị nhiễm vôi. Do vậy, để đảm bảo an toàn và tiết kiện chi phí cho dân bảo, thì dân bản có thể đầu tư hoặc xin kinh phí nhà nước, các tổ chức khác đểmua sắm ông dây dẫn nước về cho bản ở vị trí cao hơn để đảm bảo an toàn về nước sinh hoạt.

+ Tương tự nguồn nước sinh hoạt được cấp cho bản Co Luống cũng cách bản nhà Ông Vàng A Phỏng trưởng bản Lọng Nghịu khoảng 500m, mà trước đây nhà ông phỏng cũng dùng nguồn nước đó nhưng ở vị trí cao hơn khoảng 200m thì nước cũng không nhiễm vôi nên nhân dân bản Co Luống cũng áp dụng biện pháp khắc phục tương tự như bản Lọng Luông I và Lọng Nghịu.

+ Do mô hình nước tự chảy ở địa phương hiện nay không có có các thiết bị lộc nước, chỉ có các bể lắng bùn với kích thước nhỏ và nước thì chảy liên tục 24/24h nên nước trong bể chưa kịp lắng xong thì đã bị chảy ra. Vì vậy, sau những cơm mưa to nước thường bị đục. Mặt khác, do ở đầu nguồn rừng bị chặt phá nên quá trình xói mòn cũng diễn ra mạnh mẽ sau những cơm khuyến cho nguồn nước bị đục. Để xử lý được nguồn nước bị đục thì phải

khắc phục các hậu quả trên bằng các biện pháp như: Bảo vệ rừng đầu nguồn, thường xuyên vệ sinh rửa bùn ở các bể lắng nước, sử dụng nước tiết kiện và các hộ gia đình tự trang bi cho nhà một bể lộc nước.

e)Về nước thải sinh hoạt:

- Cầm phải có hệ thống thoát nước đảm bảo hợp vệ sinh, đặc biệt là các thôn bản có mật độ dân cư cao, hệ thống nước thải của các khu dân cư cần phải được thu gom và có biện pháp xử lý hợp lý, không để cho các dòng thải của các hộ gia đình chảy tràn trên đường xóm.

- Nguồn nước thải của các hộ gia đình ở nông không không chứa nhiều thành phần chất độc hại như ở thành thị, để xử lý thì có nhiều biện pháp để xử lý nhưng không phải biện pháp nào cũng áp dụng được, có những biện pháp xử lý rất hiệu quả nhưng chi phí lại tốn kém, nhân dân không đủ tiền để chi phí xử lý. Do vậy, biện pháp bãi lọc ngầm trồng cây xử lý nước thải là biện pháp phục hợp với điều kiện của người dân.

Hình 4.22.Sơ đồ xử lý nước thải bằng bãi lộc ngầm và thực vật thuỷ sinh cho hộ gia đình.

Nước thải sinh hoạt gia

đình Song chắn rác Bể tự hoại Các bãi lọc ngầm trồng cây

Hình 4.23. Mô hình xử lý nước thải bằng bãi lọc ngầm và thực vật thuỷ sinh khoa MT – ĐH Nông lâm Thái Nguyên

- Nguyên lí hoạt động: Nước thải đi qua song chắn rác các phân tử rác có kích thức lớn được giữ lại, nước thải đi xuống bể tự hoại, tại đay các quá trình phân giải kị khí diễn ra, nước tiếp tục đi đến các bãi lọc ngầm, tại đây các chất bẩn được các vật liệu lộc giữ lại một phần, còn một phần được các thực vật thuỷ sinh sử dụng làm dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển, nước sạch đạt tiêu chuẩn đi ra.

f) Về rác thải:

Có nhiều phương pháp để xử lý rác thải. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng được sử dụng, có những phương pháp sử dụng rất hiệu quả những lại vô cùng tốn kém về chi phí xử lý do vây không thể áp dụng được, hoặc không phù hợp với điều kiện địa phương. Căn cứ vào hiện trạng, thực tế địa phương và rác thải của các hộ gia đình nên áp dụng quy trình sau để xử lý rác thải.

Hình 4.24. Sơ đồ quy trình xử lý rác thải, phân gia súc vật nuôi làm phân bón compost.

Trong quá trình ủ phân bón theo quy trình trên bà con cần phải lưu ý những công đoạn sau:

+ Đối với phân loại rác thải: Rác thải sinh hoạt có rất nhiều loại trong đó chia thành 2 nhóm chính: Rác thải hữu cơ (gồm: Những phần bỏ đi rau, thịt, cơm thừa, cỏ, lá, cành, cây, … mà dễ phân huỷ); Rác thải vô cơ (gồm: Những đồ dùng cũ hỏng bỏ đi như: tivi, đầu đĩa, tủ lạnh, song nầu hỏng, … Chai lọ, bắt đũa, túi nilong, … mà khó phân huỷ). Do vậy muốn xử lý triệt để và ủ làm phân bón tốt thì phải tiến hành phân loại chúng ra.

+ Rác thải hữu cơ sau khi phân loại xong, những rác có kích thước lớn thì phải băm nhỏ ra, để quá trình đảo trộn với các chất độn như phân gia súc, vật nuôi, chế phẩm sinh học được thuận lợi hơn và đồng thời quá trình phân huỷ cũng diễn ra nhanh chóng.

+ Phân gia súc, vật nuôi là những chất thải nếu chúng không được thugom thì sẽ gây ô nhiễm môi trường, biết xử lý chúng thì cũng là nguồn dinh dưỡng tốt cho cây trồng, vì vậy nên tận dụng chúng để sản xuất phân bón và đây là một giải pháp để xử lý phân gia súc vật nuôi.

Rác thải sinh hoạt

Phân loại rác thải

Trộn với nhau Phân gia súc, vật nuôi Rác hữu cơ Ủ chín Tinh chế mùn compost Bón cho cây trồng Rác thải vô cơ: Tái chế sử dụng, bán sắt vụ, đốt, nhiền làm vật liệu trộn bể tông Kết hợp với chế phẩm sinh học Bio – TMT nếu có Chặt, nhiền, băm nhỏ rác

Phối trộn bổ sung dinh dưỡng (N, P, K, ….) Nguồn

+ Quá trình trộn với nhau: Nên trộn với nhau theo một lớp rác thải một

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Mường Phăng huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên. (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)