Điều kiện tự nhiện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Mường Phăng huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên. (Trang 28)

4.1.1.1. Vị trí địa lí

Xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách trung tâm Thành phố Điện Biên khoảng 30 km về phía Đông Bắc, cách đường quốc lộ 279 Khoảng 10 Km về phía Đông. Đây là vùng căn cứ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đánh đuổi thực dân Pháp của quân đội ta. Điểm di tích lịch sử này đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và bảo vệ.

Có vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc – Tây Bắc giáp:Xã Nà Tấu và Nà Nhạn huyện Điện Biên.

- Phía Nam – Đông Nam giáp: Xã Pu Nhi huyện Điện Biên Đông.

- Phía Đông giáp: Xã Ẳng Cang và xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng.

- Phía Tây – Tây Nam giáp:

Xã Pá Khoang huyện Điện Biên Hình 4.1. Bản đồ địa giới hành chính

xã Mường Phăng huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên

4.1.1.2. Đặc điểm địa thế, địa hình.

Địa hình xã Mường Phăng có độ cao từ 880 m đến 1.635 m so với mặt nước biển có 2 kiểu địa hình chính sau:

+ Kiểu địa hình núi trung bình: Đây là kiểu địa hình đặc trưng của xã gồm tòan bộ hệ thống núi đất có độ cao từ 880 m đến 1.635 m.

+ Kiểu địa hình thung lũng: Nằm xen với các dãy núi thuộc khu vực hồ Pá Khoang. tuy nhiên kiểu địa hình này diện tích không lớn.

Địa thế: Gồm những dãy núi cao tiếp giáp với huyện Điện Biên Đông và huyện Mường Ẳng có độ dốc từ 300

- 350. Những dãy núi này đã làm cho Mường Phăng thành thung lũng hẹp, thấp dần về phía Đông Bắc.

4.1.1.3. Thời tiết, khí hậu.

Xã Mường Phăng nằm trong vùng ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm được chia làm hai mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. thời tiết mùa này nóng ẩm mưa nhiều. + Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa này thường lạnh và khô hanh lượng mưa ít, lạnh nhất vào tháng 12 và tháng 1 năm sau.

+ Nhiệt độ bình quân trong năm 21,80

c. + Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 36,30

c. + Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 30

c.

+ Lượng mưa trung bình/năm từ 1.600 mm - 2.000mm.

+ Lượng mưa thấp nhất khoảng 20 - 30 mm/tháng. phân bố vào tháng 1 và tháng 12.

+ Lượng mưa cao nhất khoảng 400 mm/tháng. tập trung vào tháng 7, tháng 8.

Hướng gió thịnh hành của xã là gió Đông Bắc vào mùa lạnh và gió Đông Nam vào mùa nóng. vào các tháng 3, 4 trên địa bàn xã, thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam (gió Lào) do đó thời tiết thường khô hanh. Nhiệt nhiệt độ trung bình thường thấp hơn các xã vùng lòng chảo Điện Biên làm ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển cây trồng, nhất là cây nông nghiệp, kéo dài thời vụ.

4.1.1.4. Thuỷ văn.

Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã gồm hệ thống suối sau:

Suối Nậm Phăng: Đây là suối chính chạy dọc xã bắt nguồn từ 2 khu vực: suối Lọng Luông và khu vực bản Nghịu rồi đổ vào hồ Pá Khoang tại bản Đông Mệt. Nguồn nước được cung cấp từ nhiều các khe nhỏ khác nhau chủ yếu phục vụ sản xuất.

Suối Nậm Điếng: bắt nguồn từ đỉnh núi cao tiếp giáp với huyện Điện Biên Đông, chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, qua địa phận bản Tân Bình, bản Khá rồi hợp với khe Phiêng Ma Lông đổ vào suối Nậm Phăng. Ngoài cung cấp nước cho sản xuất, còn cung cấp nước sinh hoạt cho các bản: Tân Bình, bản Khá.

Ngoài ra trên địa bàn xã còn nhiều khe suối khác như: Khe Tạc Điêng, khe Lọng Nghịu, khe Phiêng Ma Lông... cung cấp nguồn nước cho hồ Pá Khoang để điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất trên cánh đồng Mường Thanh và sinh hoạt sản xuất người dân trong xã đồng thời còn là nguồn cung cấp nước cho các công trình thủy điện, tạo cảnh quan để phát triển du lịch sinh thái.

(Nguồn:Báo cáo quy hoạch nông thôn mới xã Mường Phăng năm 2013)

4.1.1.5. Đất đai.

Đất đai khu vực xã Mường Phăng được hình thành và phát triển trên 2 nhóm đá mẹ chính:

+ Nhóm đá mẹ macma axit;

+ Nhóm đá mẹ biến chất; với các loại như Granit, phiến thạch sét và đá diệp thạch;

Qua kết quả khảo sát thực địa và kế thừa tài liệu kết quả điều tra xây dựng bản đồ lập địa của tỉnh Điện Biên xã Mường Phăng có những nhóm đất sau:

- Nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi trung bình: Phân bố ở độ cao từ 950 m đến 1.600 m so với mặt nước biển, độ dốc bình quân > 250. Đá mẹ chủ yếu là nhóm đá macma axit và đá biến chất, có thành phần cơ giới trung bình hàm lượng mùn tương đối dày.

- Nhóm đất thung lũng (do quá trình bồi tụ): Phân bố tập trung chủ yếu ở ven suối, vùng đồi, thung lũng, có độ cao dưới 950 m so với mặt nước biển, có độ dốc nhỏ. Dạng đất này có tầng đất từ trung bình đến dày, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến cát pha, đất tơi xốp.

- Ngoài ra còn một số loại đất như: Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs), đất mùn vàng nhạt phát triển trên đá cát (Hq), đất mùn đỏ vàng trên đá sét. Tuy nhiên những loại đất này chiếm tỷ lệ không lớn và phân bố chủ yếu ở những đỉnh núi cao thuộc khu vực giáp ranh với huyện Điện Biên Đông;

(Nguồn:Báo cáo quy hoạch nông thôn mới xã Mường Phăng năm 2013)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Mường Phăng huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)